HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Một phần của tài liệu TUAN I GIAO AN 9 (Trang 97 - 102)

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

B- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

-Tiết sau học “ Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”

TUẦN 8 Tiết 36 : Kiều ở lầu Ngưng Bích

37:Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sư 38 : Trau dồi vốn từ

39-40 : Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tuaàn:7 -NS :4/10/09 Tieát:36 -ND :6/10/09 VĂN BẢN : KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

(Trích TRUYEÄN KIEÀU ) – Nguyeãn Du.

A-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :

-Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.

-Thấy được NT miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

B-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

-HS : sgk, bài soạn, bài học C-Lên lớp :

1-OÅn ủũnh 2-KT bài cũ :

a-Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh ngày xuân”

b-Phân tích cảnh du xuân của chị em Kiều.

3-Bài mới :

A-Vào bài : Đoạn trích mở đầu cho quãng đời trầm luân lưu lạc 15 năm của Kiều B-Tiến trình hoạt động

Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy và trò

I-Vị trí đoạn trích : nằm ở phần hai (Gia biến và lưu lại).

Hoạt động 1 :

*HS đọc chú thích

H: Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích trong tác phẩm

“Truyeọn Kieàu”.

*Hướng dẫn đọc : Giọng chậm, buồn. Nhấn mạnh các từ bẽ bàng, điệp ngữ buồn trông.

-GV đọc 1 lần -HS đọc

*Lửu yự chuự thớch : 1,8,9,10…

H: Theo em đoạn trích chia mấy phần ? Nêu ý chính từng phaàn .

ẹ: Boỏ cuùc : 3 phaàn

+6 câu đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.

+8 câu giữa : Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ.

+8 câu cuối : Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.

H: Em biết vì sao Kiều phải ra ở lầu Ngưng Bích ?

Đ:Vì Kiều bị lừa, bị làm nhục, nên rút dao định tự tử. Tú Bà sợ Kiều chết thì bà sẽ mất cả chì lẫn chài nên tìm cách xoa dịu, rồi lập kế đưa Kiều ra ở tạm nơi lầu Ngưng Bích bên bờ biển Lâm Tri.Bà nói để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho, nhưng thực chất là bày mưu gian hiểm buộc

Kiều phải tiếp khách.

II-Đọc hiểu văn bản.

1-Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều (6 câu đầu).

-Non xa, trăng gần, bốn bề, bát ngát, cát vàng, bụi hồng.

*HS đọc 6 câu đầu.

H: Em hiểu “khoá xuân” là ntn ?

Đ: Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

H: Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được phác hoạ bằng những hình ảnh nào ?

H: Tại sao nhà thơ lại viết “non xa, trăng gần” điều đó có vô lí khg ? Thử tìm cách giải thích ?

Đ: Thật vô lí, vì trăng phải ở vị trí xa hơn núi. Thế nhưng có thể tả được như vậylà vì cảnh ban đêm, đêm trăng sáng. Trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần. Núi gần hơn nhưng mờ mờ nên có cảm giác xa hơn trăng.

H: Kiều nhìn xuống đất thấy những gì ?

Đ: Một bên là cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn; một bên là bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.

Ngoảnh nhìn khắp nơi “bốn bề” cho đến tận xa “xa trông”

cũng chỉ thấy bát ngát cồn cát, bụi hồng.

=>Thiên nhiên mênh mông, bát

ngát, vắng lặng. H: Với những hình ảnh trên, cảm nhận của em về cảnh trí thieõn nhieõn nụi ủaõy ntn ?

H: Cảnh ở lầu Ngưng Bích được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của ai ?

Đ: Qua cái nhìn của Kiều – trg cảnh bị giam lỏng.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.

=>Tâm trạng buồn tủi, chán nản, thương cho thân phận mình bơ vô.

H: Kiều sớm hôm làm bạn cùng ai ?

Đ: Sớm làm bạn cùng mây, khuya làm bạn với đèn, thức nguû thui thuûi 1 mình.

H: Lúc này tâm trạng của Kiều ra sao ? Từ ngữ nào thể hiện rõ nhất tâm trạng của Kiều ?

Đ: “Bẽ bàng” : tâm trạng buồn tủi, chán nản cuộc đời, chán nản bản thân.

H: Em hiểu ntn về câu thơ “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” ?

Đ: Một nửa gửi vào cảnh vật, một nửa gửi về quê hương.

Cho nên, dù cảnh đẹp nhưng con người chẳng còn lòng dạ nào mà thưởng ngoạn, cảnh và tình chẳng hoà hợp được với nhau nên “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”

H: Kiều rơi vào hoàn cảnh ntn ? Đ: Nàng cô đơn tuyệt đối.

*GV: Nguyễn Du thường nói :

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”

2-Tâm trạng thương nhớ của Kiều (8 câu giữa).

a-Nhớ Kim Trọng (câu 7-10)

*GV : Trong cảnh ngộ hiện tại, Kiều đưa nỗi nhớ của mình về với người thân .

H: Đầu tiên Thuý Kiều nhớ về ai ?

H: Vì sao trg hoàn cảnh này Kiều lại nhớ về Kim Trọng ? Đ: Vì Kiều cảm thấy mình có lỗi, có tội, mắc nợ chàng.

Kiều đã phụ lời thề đêm hẹn ước. Mối tình đầu vẫn đang cháy bỏng trg tim nàng.

-“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”

=>Nhớ lời hẹn ước dưới trăng.

H: Nhớ người tình là Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa, đó là lời thề nào ?

H: Em hiểu lời thề này ntn ?

Đ: Nhìn trăng Kiều nhớ đến cảnh 2 người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng.

-“Tin sương luống những rày trông mai chờ”

=>Kiều thương cho Kim Trọng mong chờ trong tuyệt vọng.

H: Kiều hình dung điều gì về Kim Trọng ?

Đ: Kiều hình dung chàng Kim chưa hay biết gì về bi kịch đời nàng, vẫn ngày đêm trông chờ tin tức của nàng 1 cách uổng công vô ích – trông chờ trg tuyệt vọng.

H: Kiều nhớ về Kim Trọng với tâm trạng ntn ? Đ: Tâm trạng đau đớn, xót xa.

“Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

=>Sự nuối tiếc mối tình trong sáng, đẹp đẽ và ý thức về tấm lòng thủy chung son sắt của mình.

H: Đến đây Kiều lại chạnh lòng nghĩ đến ai ?

Đ: Kiều thương cho thân phận mình sống bơ vơ, côi cút nơi đất khách quê người. Nhưng Kiều thấy tình cảnh của mình khg đáng thương bằng tình cảnh của Kim Trọng =>Đấy chính là lòng vị tha trg tình yêu.

H: Em hiểu “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” là ntn ? Đ: Có 2 cách hiểu :

+Tấm lòng son là tấm lòng nhớ thương Kim Trọng khg bao giờ nguôi.

+Tấm lòng son của nàng đã bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được.

b-Nhớ cha mẹ :(câu 11-14) *HS đọc 4 câu tiếp .

H: Ngoài nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều nhớ đến ai?

H: Đặt nỗi nhớ cha mẹ sau nỗi nhớ người yêu, có hợp với đạo lí thông thường của người phương Đông không ? Đ: Hoàn toàn phù hợp với qui luật tâm lí. Vì Kiều bị Mã Giám sinh làm nhục và đang bị ép phải tiếp khách làng chơi nên nỗi đau lớn nhất là nỗi đau bị thất tiết, khg còn giữ được sự trong trắng, thủy chung với người mà nàng nguyện trao thân gửi phận.Vì vậy, người nàng nhớ đầu tiên là Kim Trọng. Còn đối với cha mẹ, Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã phần nào đền đáp; còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là kẻ lỗi hẹn, bạc tình.

*GV:-Đó là minh chứng cho sự cảm thông của Nguyễn Du với nhân vật của mình.

-Đặt tình trước hiếu, Nguyễn Du muốn đảo ngược trật tự XHPK.

“Xót người tựa cửa hôm mai”

=>Hình bóng tội nghiệp của song thân, sáng chiều tựa cửa chờ mong khắc khoải tin tức con gái.

-Xem chuù thích 8,9,10,11

H: Nỗi nhớ cha mẹ được thể hiện bằng hình ảnh nào ? H: “Tựa cửa” gợi lên hình ảnh người chờ đợi ntn ?

-Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”

và điển tích “sân lai”, “gốc tử”

H: Tác giả sử dụng thành ngữ và điển tích nào để nói lên tâm trạng hiếu thảo của Kiều ?

=>Tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều.

H: Nàng cảm thấy thời gian mình xa nhà ntn ?

Đ: Rất lâu “cách mấy nắng mưa” đã bao mùa mưa nắng (thực ra nàng mới xa nhà hơn 1 tháng).

H: Vì sao Kiều lại ngộ nhận như thế ?

Đ: Đó chính là qui luật tâm lí của con người. Khi chúng ta chờ đợi, mong mỏi điều gì cảm thấy thời gian trôi rất chậm, rất dài.

H: Kiều tưởng tượng quê nhà thay đổi ntn ?

Đ: Quê nhà thay đổi nhiều lắm rồi “gốc tử đã vừa người ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu.

H: Trg đoạn văn Kiều có nhắc tới 2 em của mình khg ? Đ: Không, mặc dù thế Kiều vẫn thương nhớ 2 em.

=>Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng thương.

H: Em có nhận xét gì về tấm lòng Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng ?

*GV: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ.

*Thảo luận : Cùng là nỗi nhớ, nhưng nhớ Kim Trọng và nhớ cha mẹ giống hay khác nhau ?

Đ: hoàn toàn khác nhau :

+Nhớ Kim Trọng là nhớ những phút giây hạnh phúc, nhớ về kỉ niệm tình yêu sâu sắc của 2 người, nỗi đau tiếc vì tình yêu tan vỡ.

+Nhớ cha mẹ là nhớ thương, là suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm làm con trước phải đền ơn sinh thành.

3-Tâm trạng buồn lo của Kiều (8caâu cuoái).

“Buồn trông cửa bể chiều hôm Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”

=>Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm hưởng lê thê diễn tả nỗi buồn triền miên dằng dặc của Kiều.

*HS đọc 8 câu cuối.

H: Trg đoạn thơ, Nguyễn Du tả cảnh bằng những hình ảnh nào ?

Đ:-Cửa biển chiều tà, 1 cánh buồm thấp thoáng ẩn hiện.

-Hoa trôi theo dòng nước.

-Cánh đồng cỏ úa tàn hoà với màu trời, màu mây tạo 1 saéc xanh buoàn teû.

-Gió cuốn, ầm ầm tiếng sóng.

H: Em có nhận xét gì về NT của khổ thơ ?

H: Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng ntn H: Tâm trạng của kiều ở mỗi cảnh giống hay khác nhau ? H: Ở cảnh 1 : “Buồn trông cửa bể … xa xa.” Kiều thương nhớ về ai ?

Đ: Cảnh hoàng hôn, cánh buồm xa xa, con thuyền cũng xa xa, lúc ẩn lúc hiện vì sóng duềnh, gợi cho Kiều nhớ đến cha mẹ, nhớ quê hương.

H:Cảnh 2 : “Buồn trông ngọn nước … về đâu?” Kiều thửụng cho ai ?

Đ: “Hoa trôi man mác” Kiều nghĩ về thân phận của mình như cánh hoa tàn trôi trên sóng dữ, mong manh, nhỏ nhoi, đáng thương. Nàng khg làm chủ được số phận của mình, mặc cho sóng biển đưa đẩy, dập vùi.

H: Cảnh 3 : “Buồn trông nội cỏ … xanh xanh.” Kiều lo nghĩ veà ủieàu gỡ ?

Đ: Kiều buồn cho cảnh ngộ hiện tại của mình. Tuổi thanh xuân tươi đẹp cùng tài năng sắc sảo của nàng sẽ bị chôn vùi nơi hoang vắng, cô quạnh này.

*GV:-“Nội cỏ rầu rầu” :đồng cỏ úa tàn.

-“chân mây mặt đất” :sự hòa hợp thành 1 màu xanh mờ nhạt, khg có chân trời.

H: Cảnh 4 : “Buồn trông gió cuốn … ghế ngồi.” Kiều lo sợ ủieàu gỡ ?

Đ: sóng, gió đang êm ả bổng đùng đùng nổi giận kêu vang, ầm ầm như dự báo 1 tương lai khủng khiếp đang rình rập nàng.Kiều lo sợ những tai họa sắp giáng xuống đầu mình.

*GV: Quả thực, ngay sau đó, Kiều đã mắc lừa Sở Khanh để rồi lâm vào cảnh “Thanh lâu 2 lượt, thanh y 2 lần.”

=>Tả cảnh ngụ tình.

III-Tổng kết : (ghi nhớ sgk/T96).

*GV: Mỗi cảnh ẩn chứa 1 tâm trạng, đó chính là mượn cảnh tả tình.

Hoạt động 4: Luyện tập

Thế nào là tả cảnh ngụ tình ? Phân tích NT tả cảnh ngụ tình trg 8 câu cuối.

Một phần của tài liệu TUAN I GIAO AN 9 (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(241 trang)
w