TRẢ BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 2
C- HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Dặn dò : đọc lại bài, sửa lỗi phần gạch chân.
Chuẩn bị : Bài “ Nghị luận trong văn bản tự sự” Xem lại về khái niệm văn tự sự
TUAÀN 10
Tiết 46 : Đồng chí
47 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính 48 : Kiểm tra truyện trung đại
49 : Tổng kết về từ vựng (TT) 50 : Nghị luận trong văn bản tự sự
Tuần:10 -NS :17/10/09 Tiết :46 -ND : 19/10/09
VĂN BẢN : ĐỒNG CHÍ-CHÍNH HỮU- A-Mục tiêu cần đạt : giúp hs :
-Cảm nhận được vẻ đẹp chân thành, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trg bài thơ.
-Nắm được đặc sắc NT của bài thơ : chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
-Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết NT, các hình ảnh trg 1 tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà khg thiếu sưc1 bay bỏng.
B-Chuẩn bị : -GV : sgk, giáo án.
-HS : sgk, bài soạn, bài học C-Lên lớp :
1-Ổn ủũnh 2-KT bài cũ :
a-Đọc thuộc lòng đoạn “Vân Tiên mình luỵ … Hàn Giang.”
b-Phân tích việc làm nhân đức của gia đình ông Ngư. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu nuốn gửi gắm ước mô gì ?
3-Bài mới
A-Vào bài : Từ sau CM8/45, trg văn học hiện đại VN xuất hiện 1 đề tài mới : Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ. Chính Hữu là 1 trg những nhà thơ đi đầu đóng góp thành công vào đề tài ấy bằng bài thơ đặc sắc : Đồng chí.
B- Tiến trình hoạt động
Nội dung hoạt động Hoạt động của thầy và trò I-Giới thiệu
1-Tác giả : Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc, sinh 1926. Oâng là nhà thơ quân đội tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
2-Tác phẩm :
-Bài thơ được sáng tác 1948, sau chiến dũch Vieọt Baộc thu ủoõng 1947.
II-
Đọc- tìm hiểu chung văn bản.
1- Đọc – Chú thích 2- Bố cục: 3 đoạn
+[1]: 7 câu đầu =>hoàn cảnh xuất thân của những người lính.
+[2]: 10 câu giữa =>những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+[3]: còn lại =>hình ảnh 2 người lính trg phiên gác.
Hoạt động 1 :
*Hs đọc chú thích (*)
H: Cho biết đôi nét về tác giả .
*Đọc phần tác phẩm.
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
*
Hướng dẫn đọc :
-Đọc chậm rãi, tình cảm. Câu “đồng chí” đọc với giọng sâu lắng, ngẫm nghĩ.
-Câu thơ cuối cùng đọc với giọng ngân nga.
*Gv đọc 1 lần HS đọc.
*Lửu yự chuự thớch: theo 4 chuự thớch sgk.
3-Thể thơ tự do. H: Cho biết bài thơ sáng tác theo thể thơ gì?
H: Theo em bài thơ chia mấy đoạn ? III-: Đọc hiểu văn bản:
1-Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu đầu)
-“Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
=>Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
*HS đọc 7 câu đầu
H: Tác giả giới thiệu hình ảnh quê hương của 2 người lính ntn ?
H: Những hình ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của người lính ?
ẹ: Nguoàn goỏc xuaỏt thaõn ngheứo khoồ:
-“Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.”
=>Cuứng chung nhieọm vuù, cuứng chia seỷ nhau nieàm vui, noãi buoàn trg gian lao.
H: Sức mạnh nào đã biến họ thành tri kỉ ?
-“Đồng chí!”=>Câu đặc biệt cùng dấu chấm than thể hiện tình keo sơn gắn bó, sống chết có nhau.
*Thảo luận : Câu thơ thứ 7 có gì đặc biệt ? Phân tích vẻ đẹp của câu thơ đặc biệt đó.
Đ:-Câu đặc biệt cùng dấu chấm than tạo 1 nốt nhấn, vang lên như 1 sự phát hiện, 1 lời khẳng định.
-Nó được lấy làm nhan đề của bài, nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ.
-Câu bản lề khép lại ý đoạn 1 và mở ý cho đoạn 2.
2-Những biểu hiện của tình đồng chí (10 caâu tieáp).
-Chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
*Đọc 10 câu tiếp theo.
H: Đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Vì vậy, ở tiền tuyến người chiến sĩ đã nhớ về hậu phương qua những hình ảnh nào?
Đ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”=>NT nhân hoá.
*GV: “giếng nứơc gốc đa” là biểu tượng của hình ảnh làng quê, là nơi dân làng gặp gỡ hỏi thăm tin tức của những trai làng ra trận. Là nơi hẹn hò của những đôi trai gái.
-Từng cơn ớn lạnh.
-Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
-Aùo anh rách vai.
-Quần tôi có vài mảnh vá.
-Chân không giày.
-Miệng cười buốt giá
-Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
=>Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan.
H: Người lính nơi chiến trường gặp phải căn bệnh gì?
H: Mặc dù thiếu thốn nhưng người lính vẫn lạc quan thể hiện qua chi tiết nào?
H: Hình ảnh nụ cười buốt giá có ý nghĩa gì?
Đ: -Nụ cười bừng sáng trg gió rét, trg sương muối, trg đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chân khg giày, áo rách, quần vá.
-Nụ cười của tình đồng chí,tình yêu thương vô bờ trg im lặng trg hơi ấm của đôi bàn tay nắm lấy bàn tay.
*Thảo luận : Phân tích hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Đ:-Bàn giao cảm thay cho lời nói. Bàn tay nói lời im lặng của sự đoàn kết, gắn bó, cảm thông và cả sự hứa hẹn lập công. Bàn tay nói được những gì khó nói thành lời.
-Cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay” của những người lính như được tiếp thêmsức mạnh vượt qua mọi khó khăn gian khoồ.
3-Hình ảnh người lính trong phiên canh gác (3 câu cuối).
-“Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.”
=>Tình đồng chí, đồng đội đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét.
Hoạt động 3 :
*HS đọc 3 câu cuối.
H: Người lính đang làm nhiệm vụ (phục kích chờ giặc) trong hoàn cảnh nào ?
*GV: rừng hoang sương muối là 1 khung cảnh thật.
Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh, nhất là vào những đêm có sương muối, làm tê buốt da như những kim châm=> bàn chân tê cứng.
H: Trong cảnh rừng đêm giá rét ấy nổi bật lên 3 hình ảnh gắn kết nhau. Đó là 3 hình ảnh nào?
Đ: Người lính, khẩu súng và vầng trăng.
H: Sức mạnh nào đã giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết?
H: Thời gian, không gian và công việc được miêu tả ntn?
Đ:-Thời gian :đêm khuya.
-Không gian : rừng hoang đầy sương muối.
-“Đầu súng trăng treo.”
=> Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính. Là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.
-Công việc : canh gác .
*GV : Sương muối là 1 thứ sương kết lại giống như những hạt muối mà khi rơi trên những chiếc lá, lá sẽ bị phá huỷ. Do đó những hạt sương muối rơi vào người chiếc sĩ, họ sẽ bị tê dại, buốt nhức.
H: Một hình ảnh hết sức bất ngờ hiện lên đó là hình ảnh nào?
H:Hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi cho em cảm nghó gì?
Đ:-Đây là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Súng và trăng mang ý nghĩa biểu tượng : gần và xa, thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ, súng là chiến tranh, trăng là hoà bình…
-Nói lên 1 cái gì đó lơ lửng, chông chênh ở rất xa chứ khg phải buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thắp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.
H: Súng và trăng có liên hệ gì với nhau không?
Đ:2 vật cách xa nhau và chẳng liên hệ gì với nhau trong khoâng gian.
H: Trăng và súng biểu trưng cho điều gì?
Đ:-trăng biểu tượng cho sự trong sáng và mơ mộng.
-Súng biểu tượng cho sức chiến đấu của người đồng chí.
*Gv: 2 hình ảnh có sự tương phản nhau. Nhưng ở câu thơ này, súng và trăng lại gắn bó nhau. Súng bảo vệ cuộc sống hoà bình, bảo vệ vẻ đẹp của trăng, còn trăng là biểu hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên của người lính.=>Ý nghĩa sâu sắc là: mặc dù chiến đấu gian khổ nhưng người lính vẫn yêu đời, tình đồng chí thêm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước 1 ngày đất nước thanh bình.
H: Qua bài thơ. Em cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
IV-Tổng kết (ghi nhớ sgk /T131).
H: Vì sao, tác giả đặt tên cho bài thơ của mình là đồng chí ?
H: Cảm nhận của em về giá trị ND và NT đặc sắc của bài thơ .
Hoạt động 4 : Luyện tập
Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Đồng chí”.