Trái pháp luật và chung sống như vợ chồng

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 41 - 42)

và khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Về nguyên tắc, nếu người yêu cầu có quyền lựa chọn Tồ án thì thẩm quyền của Tồ án được xác định theo sự lựa chọn của người yêu cầu (khoản 2 Điều 40). Nếu người u cầu khơng có quyền lựa chọn Tồ án hoặc có quyền lựa chọn Tồ án nhưng họ khơng sử dụng quyền này thì thẩm quyền của Toà án được xác định theo khoản 2 Điều 40. Ví dụ, đối với yêu cầu huỷ việc kết hơn trái pháp luật thì người u cầu có thể u cầu Tồ án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết (điểm b khoản 2 Điều 40); nếu người yêu cầu không lựa chọn Tồ án thì Tồ án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật (điểm g khoản 2 Điều 39).

2. Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về kết hôn, kết hôn

trái pháp luật và chung sống như vợ chồng

* Trong từng vụ việc về kết hôn

Kết hôn là một sự kiện hộ tịch quan trọng trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Việc đăng ký kết hôn sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về hơn nhân và gia đình giữa các chủ thể. Trước khi đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ giữa các chủ thể. Đăng ký kết hôn, cấp giấy chứng nhận kết hôn tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước ghi nhận việc xác lập quan hệ vợ chồng và xác định thời điểm có hiệu lực của quan hệ hơn nhân. Trên cơ sở quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cũng được phát sinh. Ngoài ra, người tư vấn cần lưu ý trong trường hợp hai người muốn kết hơn được xác định có quan hệ thuộc trường hợp cấm của pháp luật thì họ sẽ khơng đủ điều kiện để kết hôn với nhau như người kết hơn có quan hệ cùng dịng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời với nhau; người kết hôn từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ và mẹ kế với con riêng của chồng.

28

Huỷ việc kết hôn trái pháp luật được coi là việc dân sự nằm trong nhóm các yêu cầu về hơn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 201537. Khi giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật, các bên kết hơn có thể thoả thuận hoặc không thoả thuận được với nhau các vấn đề về con chung, tài sản chung. Trong nhiều trường hợp, khi giải quyết các vụ việc này, người thứ ba có liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng có thể xuất hiện. Việc xác định rõ từng quan hệ này sẽ tạo điều kiện cho người tư vấn đưa ra được những giải pháp hợp lý để giải quyết vụ việc cho đối tượng tư vấn.

Trước tiên, đối với vụ việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ luôn luôn xuất hiện mà người tư vấn cần chỉ rõ cho đối tượng tư vấn là quan hệ trái pháp luật giữa hai bên kết hơn. Việc kết hơn trái pháp luật này có thể do các bên vi phạm vào một trong các điều kiện kết hôn như: tuổi kết hôn, sự tự nguyện kết hôn, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không thuộc các trường hợp cấm kết hơn và khác giới tính. Tuy nhiên, giải quyết việc kết hơn trái pháp luật không chỉ dừng lại ở việc đánh giá quan hệ đó mà khi có yêu cầu của những người có quyền u cầu, Tồ án có thể giải quyết theo một trong ba đường lối: huỷ việc kết hôn trái pháp luật, công nhận quan hệ hôn nhân hoặc giải quyết ly hơn. Sau khi Tồ án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật, yêu cầu xác định các quan hệ trong từng vụ việc tiếp tục được đặt ra đối với việc giải quyết hậu quả pháp lý của những đường lối này. Cụ thể là:

- Khi giải quyết hậu quả của huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà họ khơng có con chung, khơng có tài sản chung thì việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật chỉ đơn thuần là giải quyết quan hệ nhân thân giữa hai bên kết hôn trái pháp luật. Ngược lại, khi giải quyết hậu quả của huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà có tranh chấp về việc chăm sóc, ni dưỡng con chung hoặc tranh chấp về việc chia tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng thì phải xác định cụ thể các quan hệ bao gồm: quan hệ nhân thân giữa hai bên kết hôn trái pháp luật; quan hệ tài sản giữa hai bên kết hôn trái pháp luật; quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa người thứ ba với hai bên kết hôn trái pháp luật; quan hệ của hai bên kết hôn trái pháp luật với con chung.

- Trong trường hợp giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhưng do cả hai bên kết hơn trái pháp luật cùng có đơn xin cơng nhận quan hệ hơn nhân thì Tồ án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân cho họ kể từ thời điểm các bên có đủ điều kiện kết hơn. Vì thế, trong trường hợp này, các quan hệ được xác định có thể bao gồm: quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng; quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; quan hệ nghĩa vụ về tài sản giữa người thứ ba với vợ chồng; quan hệ giữa vợ chồng với con chung.

- Trong trường hợp giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhưng do cả hai bên kết hôn trái pháp luật cùng có đơn xin cơng nhận thuận tình ly hơn; hoặc một bên xin công nhận quan hệ hôn nhân và một bên xin ly hơn thì Tồ án sẽ giải

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)