134
+ Về tài sản chung và riêng của vợ chồng AB: Người tư vấn có thể đặt ra những câu hỏi cho bà C như bà C có biết anh A và chị B có tài sản chung hay riêng gì khơng? Bà C có tài liệu, giấy tờ gì về những tài sản này khơng?...
Việc đặt ra những câu hỏi này để người tư vấn làm rõ cho bà C hiểu rằng: khi Toà án giải quyết ly hôn, những tài sản riêng của anh A sẽ vẫn thuộc về anh nhưng những tài sản chung của vợ chồng thì Tồ án sẽ chia theo nguyên tắc được quy định tại Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Bà C cũng có thể thoả thuận với chị B về việc để lại những tài sản này để chia sau khi ly hôn nếu điều này là cần thiết.
+ Về vấn đề chăm sóc, ni dưỡng cháu D: Người tư vấn có thể đặt ra những câu hỏi cho bà C như bà C có từng đề cập đến vấn đề chăm sóc, ni dưỡng cháu C khi A và B ly hôn với chị B khơng? Theo bà C, chị B có muốn ni D khơng? Bà có thể thoả thuận với chị B về vấn đề này không?...
Việc đặt ra những câu hỏi này để người tư vấn làm rõ cho bà C hiểu rằng khi ly hôn, việc xác định con chung do ai trực tiếp chăm, sóc ni dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào thoả thuận của bà C và chị B. Lưu ý rằng trong trường hợp này, do anh A bị mắc bệnh tâm thần nên khả năng rất cao là chị B sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu C, trừ khi chị không đủ khả năng chăm sóc, ni dưỡng cho cháu. Việc bà C đấu tranh để được nuôi dưỡng D cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì cơ hội thành cơng là không nhiều.
- Thứ ba, người tư vấn cần xác định rõ các văn bản pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc này: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn…
- Thứ tư, người tư vấn cần đưa ra giải pháp cho vụ việc: bà C có thể yêu cầu để Tồ án giải quyết ly hơn cho anh A khi bà C chứng minh được mình có quyền u cầu. Bên cạnh đó, để Tồ án chấp nhận u cầu ly hơn của bà C thì bà phải có những tài liệu, chứng cứ về việc anh A là nạn nhân của bạo lực gia đình do chị B gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của anh. Ngồi ra, Toà án sẽ giải quyết vấn đề về tài sản chung và người nuôi dưỡng con chung trên cơ sở tài liệu, chứng cứ mà đương sự cung cấp cũng như theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Người tư vấn cũng phải trình bày cẩn thận về hồ sơ, giấy tờ mà bà cần phải chuẩn bị để thực hiện được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp này.
* Tình huống thứ hai
Tháng 12/2021, anh A đến văn phòng tư vấn trong một trạng thái rất thất vọng về người vợ của mình. Anh A kể rằng anh và chị B kết hôn từ năm 2010. Hai vợ chồng anh chị có một con gái chung là cháu C (9 tuổi), chị B đang mang thai cháu thứ hai được 6 tháng. Cách đây khoảng một tháng, anh A vơ tình biết chị B có hành vi ngoại tình với một anh đồng nghiệp cùng cơng ty. Anh A càng đau khổ hơn khi anh bí mật yêu cầu giám định ADN của mình và cháu C thì nhận được kết quả là cháu C không cùng huyết thống với anh. Anh A rất băn khoăn không biết đứa trẻ do chị B
135
đang mang thai có phải là con của mình hay khơng. Anh cũng đã nói những chuyện xảy ra cho chị B biết, chị xin lỗi anh rất nhiều và thề rằng đứa con do chị đang mang thai là của anh. Mặc dù anh A đã suy nghĩ rất nhiều nhưng anh A cảm thấy bản thân không thể tha thứ cho chị B, việc tiếp tục cuộc hôn nhân này sẽ chỉ đem lại đau khổ. Anh A đến tư vấn để yêu cầu ly hôn với chị B và xác định cháu C không phải là con của mình.
Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, người tư vấn cần khéo léo chia sẻ với anh A để anh vơi bớt nỗi buồn và sự thất vọng. Người tư vấn cũng có thể đặt những câu hỏi thêm về tình cảm của anh đối với cháu C, về dự định của A đối với đứa con sắp ra đời, về tình cảm với chị B… Qua những câu hỏi này, người tư vấn nắm được tâm tư, tình cảm của anh A để có thể đưa ra sự tư vấn phù hợp.
- Thứ hai, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến việc mang thai của chị B, ý kiến của chị B về việc anh A muốn ly hơn, về việc anh A đã nói với chị B rằng anh A muốn u cầu Tồ án xác định anh khơng phải là cha của cháu C…. Thông qua những câu hỏi này, người tư vấn đánh giá sơ bộ về những vấn đề mà pháp lý mà anh A gặp phải nếu muốn thực hiện mong muốn của mình. - Thứ ba, người tư vấn cần khẳng định cho anh A rằng anh thuộc trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn do chị B đang mang thai. Bên cạnh đó, việc anh A yêu cầu Toà án xác định anh A không phải là cha của cháu C hồn tồn có thể thực hiện được mà khơng cần ly hơn với chị B.
- Thứ tư, người tư vấn cần xác định rõ các văn bản pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc này: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
- Thứ năm, người tư vấn cần đưa ra giải pháp cho vụ việc: anh A không thể yêu cầu Tồ án giải quyết ly hơn nên có thể tìm cách thuyết phục chị B để chị yêu cầu ly hôn. Trong trường hợp, chị B khơng đồng ý thì anh A phải đợi cho đến khi không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền. Ngoài ra, với mong muốn được Tồ án xác định mình khơng phải là cha của cháu C, anh A yêu cầu Toà án và cung cấp chứng cứ để chứng minh. Cuối cùng, người tư vấn hướng dẫn anh A chuẩn bị đủ hồ sơ, giấy tờ để giải quyết yêu cầu của mình.
Cần lưu ý rằng: Trong các tranh chấp về ly hơn, việc có nhiều u cầu tố tụng vẫn thường xảy ra và mỗi yêu cầu có thể được giải quyết bằng một vụ án riêng. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu hai yêu cầu có quan hệ chặt chẽ với nhau, yêu cầu này là tiền đề cho u cầu kia thì có thể cân nhắc việc nhập vào để giải quyết trong một vụ án. Trong trường hợp này, yêu cầu của người chồng xin ly hôn và yêu cầu xác định khơng phải là cha của cháu C có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Khi giải quyết yêu cầu ly hơn thì đồng thời Tồ án phải phán quyết về việc ni dưỡng con chung. Do đó,
136
nếu anh A muốn giải quyết hai yêu cầu thành những vụ việc độc lập thì anh sẽ yêu cầu Toa án xác định mình khơng phải là cha của cháu C trước, sau đó khởi kiện yêu cầu giải quyết ly hôn. Nhưng việc này sẽ không cần thiết mà để thuận tiện hơn, người tư vấn nên đưa ra giải pháp cho anh A để yêu cầu xác định không phải là cha của con trong cùng vụ án xin ly hôn.
5.2. Thực hành tư vấn các vụ việc về giải quyết các trường hợp ly hơn * Tình huống thứ nhất * Tình huống thứ nhất
Năm 2017, anh A và chị B kết hơn với nhau. Do trong cuộc sống có nhiều mâu thuẫn, tính cách của anh A và chị B lại khơng hồ hợp nên anh chị đã tính đến việc ly hơn để giải thốt cho nhau. Tháng 10/2021, anh A và chị B đã nộp đơn xin Công nhận thuận tình ly hơn, đã thoả thuận xong về việc nuôi con chung và chia tài sản chung. Toà án đã tiến hành thụ lý nhưng trong quá trình giải quyết, chị B thay đổi ý kiến, không đồng ý ly hơn mà xin được đồn tụ. Anh A rất lo lắng về sự thay đổi của chị B nên anh đã đến tư vấn với mong muốn được ly hôn với chị B.
Để giải quyết vụ việc này, người tư vấn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, người tư vấn cần đặt thêm các câu hỏi liên quan đến việc chị B đột ngột ko đồng ý ly hôn mà xin được đồn tụ. Để từ đó, người tư vấn có thể nắm bắt qua về tâm lý, tình cảm và lý do cho sự thay đổi này.
- Thứ hai, người tư vấn cần giải thích rõ cho anh A biết rằng việc chị B thay đổi ý kiến, không đồng ý ly hôn mà xin được đồn tụ là trường hợp một bên có sự thay đổi yêu cầu. Do đó, để được giải quyết ly hơn, anh A cũng phải thay đổi từ thuận tình ly hơn sang ly hơn theo u cầu của một bên. Đối với trường hợp này, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết việc cơng nhận thuận tình ly hơn và ra quyết định thụ lý vụ án ly hôn. Khi chuyển từ thủ tục giải quyết việc dân sự sang vụ án dân sự như thế này, Tồ án khơng phải thơng báo việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án132. Điều này đồng nghĩa với việc thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và chia tài sản chung của vợ chồng có thể sẽ chịu ảnh hưởng là khơng được thực hiện mà Tồ án sẽ phải giải quyết.
- Thứ ba, người tư vấn cần xác định rõ các văn bản pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc này: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.
- Thứ tư, người tư vấn cần đưa ra giải pháp cho vụ việc: Do Toà án sẽ phải chuyển từ thủ tục giải quyết cơng nhận thuận tình ly hơn sang giải quyết án ly hôn nên anh A cần phải chuẩn bị tài liệu, giấy tờ để chứng minh về căn cứ ly hôn, lợi thế trong