Kỹ năng xác định các quan hệ trong từng vụ việc về ly hôn

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 133 - 135)

Tư vấn pháp luật các vụ việc về ly hôn thường được thực hiện khi quan hệ vợ chồng đã đứng trước nguy tan vỡ nên họ muốn được tư vấn để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, tư vấn pháp luật về ly hôn lại được thực hiện khi vợ chồng đã ly hôn với nhau nhưng xảy ra tranh chấp về vấn đề chăm sóc, ni dưỡng con chung hoặc chia tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng.

Trong rất nhiều trường hợp, đối tượng tư vấn đang ở trong tình trạng mất kiểm sốt về tình cảm và lý trí nên khi đến tư vấn, họ thường trình bày lại sự việc một cách khơng rõ tràng, trùng lặp hoặc theo diễn biến tâm lý của họ. Thậm chí, nhiều đối tượng tư vấn khơng biết rõ về mục đích đến tư vấn của mình là gì mà có thể điều họ hướng tới chỉ là được tâm sự, giãi bày với người tư vấn. Do đó, ngồi việc nắm chắc các quy định của pháp luật, người tư vấn các vụ việc ly hơn cần có sự am hiểu sâu sắc về tâm lý, biết khéo léo chia sẻ cũng như đặt câu hỏi hợp lý để khách hàng cảm thấy ổn định về mặt cảm xúc nhưng cũng cung cấp được mong muốn, mục đích thực sự của khác hàng và các thông tin liên quan đến vụ việc. Việc đặt câu hỏi cần được thực hiện rõ ràng, rành mạch và theo trình tự (về thời gian, khơng gian, yêu cầu cầu của vụ việc) để khách hàng được thoải mái và vụ việc được sáng tỏ.

Để tư vấn pháp luật về các vụ việc ly hôn thành công, sau khi tiếp xúc khách hàng và thu thập thông tin, người tư vấn cần xác định được các quan hệ trong từng vụ việc. Cụ thể là:

* Đối với trường hợp vợ chồng thuận tình ly hơn hoặc ly hơn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng

Để vợ chồng có thể thuận tình ly hơn hoặc một bên vợ/chồng u cầu ly hơn thì quan hệ của họ phải là vợ chồng hợp pháp, được pháp luật thừa nhận. Được coi là quan hệ vợ chồng hợp pháp thuộc trường hợp này nếu quan hệ của họ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nam và nữ đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật mà chưa chấm dứt hôn nhân do một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

- Nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 03/01/1987 do họ chung sống với nhau như vợ chồng, đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn và chưa chấm dứt hôn nhân do một bên chết trước hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

120

- Nam và nữ kết hôn trái pháp luật nhưng không bị Tồ án huỷ việc kết hơn trái pháp luật đó mà được Tồ án cơng nhận quan hệ hôn nhân và chưa chấm dứt hơn nhân do một bên chết trước hoặc bị Tồ án tuyên bố là đã chết.

Sau khi xác định được quan hệ vợ chồng hợp pháp cần giải quyết ly hôn, người tư vấn phải xác định được quan hệ vợ chồng nào đang đứng trước nguy cơ tan vỡ và cần được tư vấn để giải quyết ly hôn. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng người tư vấn phải thành thục sử dụng kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi thì mới có thể tìm hiểu được về mối quan hệ vợ chồng mà đối tượng tư vấn đang cần giải quyết đã thực sự tan vỡ hay chưa. Để làm tốt phần việc này, người tư vấn cần đi sâu vào tìm hiểu về nguyên nhân, lý do dẫn đến việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn, thực trạng quan hệ vợ chồng cũng như là tình trạng của vợ, chồng khi u cầu. Ngồi ra, trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của người chồng, người tư vấn cần đặt câu hỏi về việc người vợ của họ có đang mang thai, mới sinh con hay ni con nhỏ khơng để xác định họ có thuộc trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

Trên thực tế, việc xác định quan hệ trong vụ việc ly hơn có thể gặp khó khăn khi nhiều đối tượng tư vấn chưa xác định rõ được mong muốn, mục đích của mình. Họ tường thuật lại sự việt khơng có đầu – cuối, có người đến tư vấn nhưng chỉ khóc lóc và nói rất ít. Thậm chí người tư vấn có thể gặp những câu hỏi như: Tơi có nên u cầu giải quyết ly hơn khơng? Tơi phải làm gì?... Do đó, trong nhiều trường hợp, người tư vấn cần phải thể hiện sự khéo léo trong việc tiếp xúc, tìm cách để cân bằng cảm xúc cho khách hàng để đạt được mục đích khai thác thơng tin của mình.

* Đối với trường hợp cha, mẹ hoặc người thân thích khác u cầu giải quyết ly hơn:

Bên cạnh việc xác định quan hệ vợ chồng hợp pháp theo những kiến giải ở trên, người tư vấn cần xác định được mối quan hệ giữa người yêu cầu và vợ/chồng là người bị mắc bệnh tâm thần, hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không nhận thức và làm chủ hành vi cha, mẹ hay là người thân thích khác. Việc xác định quan hệ này rất quan trọng, là tiền đề để yêu cầu ly hôn và cũng là cơ sở để người tư vấn đưa ra những thông tin về tài liệu, chứng cứ mà đối tượng tư vấn cần chuẩn bị để chứng minh về mối quan hệ đó. Người tư vấn cũng cần giải thích rõ các điều kiện để cha, mẹ hoặc người thân thích khác thực hiện quyền yêu cầu ly hôn.

* Đối với trường hợp có tranh chấp về quyền ni con, cấp dưỡng và chia tài sản khi ly hôn

Trong những trường hợp này, ngoài việc xác định quan hệ vợ chồng hợp pháp giống như nội dung ở phần đầu, người tư vấn còn phải xác định những quan hệ khác nhau phù hợp với từng vụ việc. Cụ thể là:

- Trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con: Người tư vấn cần đặt những câu hỏi để xác định quan hệ vợ chồng với con chung. Nội dung những câu hỏi sẽ liên quan đến tuổi, tình cảm…của nguời con.

121

- Trường hợp có tranh chấp về tài sản: Người tư vấn cần đặt câu hỏi để xác định rõ quan hệ tài sản của vợ chồng. Nội dung những câu hỏi sẽ liên quan đến quan hệ vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất; quan hệ giữa vợ chồng với người thứ ba khi họ tham gia và các quan hệ tài sản của vợ chồng; vợ chồng lựa chọn loại chế độ tài sản nào;…

- Trường hợp có tranh chấp về việc cấp dưỡng: Người tư vấn cần đặt câu hỏi để xác định rõ quan hệ cấp dưỡng đang có tranh chấp. Nội dung câu hỏi liên quan đến chủ thể trong quan hệ cấp dưỡng như xác định nghĩa cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con sau khi ly hôn hoặc việc vi phạm thực hiện nghĩa vụ đó; xác định nghĩa cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con sau khi cha, mẹ chấm dứt việc chung sống như vợ chồng hoặc việc vi phạm thực hiện nghĩa vụ đó; cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hơn.

Có thể thấy, việc xác định rõ các quan hệ trong từng vụ việc tư vấn sẽ giúp người tư vấn vận dụng được các quy định của pháp luật để từ đó đưa thêm các thơng tin và giải pháp ở giai đoạn sau nhằm làm cho đối tượng tư vấn đạt được mong muốn của họ. Sau khi xác định được quan hệ trong từng vụ việc về quyền yêu cầu ly hơn, người tư vấn có thể bước đầu đánh giá sơ bộ về những vấn đề pháp lý mà họ phải đối mặt cũng như cần chuẩn bị khi thực hiện quyền yêu cầu. Trong rất nhiều trường hợp, sau khi tư vấn pháp luật về quyền yêu cầu ly hôn, nhiều đối tượng tư vấn vẫn cương quyết muốn u cầu để để giải quyết ly hơn, nhưng có người sẽ suy nghĩ thêm về việc yêu cầu ly hơn hoặc thậm chí là khơng tiếp tục u cầu ly hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)