Điểm c Mục 10 Nghị quyết số 02/2000/NQ – HĐTP

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 138 - 139)

125

của người vợ, chồng của họ. Cũng giống như phần trên, người tư vấn cũng cần cung cấp các thơng tin về cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hồ sơ, giấy tờ cần nộp và thủ tục, trình tự mà Tồ án sẽ thực hiện.

3.3. Áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con và chia tài khi ly hôn con và chia tài khi ly hôn

Vụ việc về quyền nuôi con, cấp dưỡng cho con và chia tài sản khi ly hôn sẽ áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Người tư vấn cần lưu ý vận dụng pháp luật một cách linh hoạt, chính xác trong một số vụ việc cần tư vấn sau:

Thứ nhất, vụ việc tranh chấp quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Đối tượng tư

vấn trong trường hợp này thường là một bên vợ, chồng muốn giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trước khi bước vào tư vấn việc giải quyết vấn đề về con chung, người tư vấn có thể đặt câu hỏi liên quan đến độ tuổi, tâm tư – tình cảm, nhu cầu…của người con. Trên cơ sở đó, người tư vấn áp dụng các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm đưa ra những thơng tin có giá trị để đối tượng tư vấn tham khảo. Trong trường hợp, các bên đã thoả thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hơn thì người tư vấn sẽ hướng dẫn họ để thoả thuận này được Tồ án cơng nhận. Trong trường hợp chưa có được sự thoả thuận, người tư vấn cũng cần hướng dẫn họ chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh việc con chung do một bên vợ, chồng trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng sẽ đảm bảo sự phát triển tốt hơn về mọi mặt cho người con. Đương nhiên, người tư vấn cũng cần cung cấp những quy định mang tính ngun tắc khi Tồ án quyết định giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng123

như: con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Thứ hai, vụ việc về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con;

giữa vợ và chồng khi vợ chồng ly hôn. Đối tượng tư vấn trong trường hợp này thường là một bên vợ, chồng u cầu Tồ án giải quyết ly hơn. Để tư vấn thành công, người tư vấn chủ động cung cấp các quy định về vấn đề này trong pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành. Cụ thể, trong trường hợp vợ chồng có thể thoả thuận được với nhau, việc xác định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con hoặc cho một bên vợ/chồng có khó khăn, túng thiếu hoàn toàn theo mong muốn, nguyện vọng của họ. Trường hợp vợ chồng khơng thoả thuận được, Tồ án sẽ xác định mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Thứ ba, vụ việc về chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng ly hôn. Đối

tượng tư vấn trong trường hợp này thường là một trong hai bên vợ, chồng đang gặp

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)