Giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 162 - 163)

Trong trường hợp công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngồi kết hơn với người nước ngồi tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi thì việc kết hơn đó có thể được cơng nhận tại Việt Nam theo yêu cầu của các bên kết hôn. Khi tư vấn đối với yêu cầu của các bên kết hôn về việc công nhận việc kết hôn của họ đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết cần chú ý một số nội dung sau:

- Kỹ năng xác định các điều kiện để cơng nhận (cịn gọi là ghi chú việc kết hôn): Việc kết hôn đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết được ghi vào Sổ hộ tịch với điều kiện: các bên kết hôn đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm kết hôn theo qui định của Luật HN&GĐ Việt Nam tại thời điểm kết hôn. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều

145

Xem khoản 3 Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 qui định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

149

cấm theo qui định của Luật HN&GĐ, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch, việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hơn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.146

- Tư vấn về hình thức, thủ tục công nhận: công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi do cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết được thực hiện bằng hình thức ghi chú vào Sổ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện. Khi thấy có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật, công chức tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu.

- Tư vấn về hệ quả pháp lý của việc công nhận: việc kết hơn đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết được ghi vào Sổ hộ tịch sẽ phát sinh hiệu lực của việc kết hơn đó tại Việt Nam.

1.5. Tư vấn về giải quyết các trường hợp kết hơn trái pháp luật có yếu tố

nước ngồi

Việc kết hơn có yếu tố nước ngồi đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

nhưng một hoặc hai bên kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngồi là kết hơn trái pháp luật. Khi tư vấn về những trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi trái pháp luật cần lưu ý những kỹ năng sau:

- Kỹ năng xác định căn cứ kết hôn trái pháp luật: Căn cứ để xác định việc kết hơn đó là trái pháp luật cần xem xét các yếu tố sau tại thời điểm đăng ký kết hôn: i) điều kiện kết hơn của người nước ngồi có phù hợp với pháp luật của nước mà người đó là cơng dân khơng; ii) các bên kết hơn có vi phạm điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam khơng; iii) việc kết hơn có trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam không.

- Kỹ năng xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết việc kết hơn trái pháp luật có yếu tố nước ngồi: Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xử hủy việc kết hơn trái pháp luật có yếu tố nước ngồi khi các bên đương sự đang cư trú tại Việt Nam, hoặc bị đơn cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam; hoặc việc xác lập sự kiện kết hơn trái pháp luật đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam147.

- Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu của khách hàng về xử lý việc kết hơn trái pháp luật có yếu tố nước ngồi: như pháp luật của nước có liên quan về điều kiện kết hôn, thẩm quyền đăng ký kết hôn, nghi thức kết hơn, văn bản kết hơn, việc trình bày của các bên đương sự về thực tế cuộc sống chung từ khi đăng ký kết hôn, nguyện vọng, mong muốn của các bên đương sự…

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 162 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)