Xem điều 23,25,27 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 102 - 104)

90

Xem mục 4 vi phạm hành chính về phịng, chống bạo lực gia đình của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Nghị định số 55/2006/NĐ-CP; Xem chương 4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

89

+ Vận dụng cách thức giải quyết vụ việc bạo lực gia đình theo pháp luật Hơn nhân và gia đình và pháp luật Dân sự

Người tư vấn khi tư vấn các vụ việc hôn nhân và gia đình mà phát hiện có dấu hiệu bạo lực gia đình thì ngồi việc vận dụng pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, pháp luật về bình đẳng giới cần lưu ý những cách thức xử lý theo luật Hơn nhân và gia đình và Dân sự tuỳ thuộc vào các mối quan hệ hơn nhân và gia đình mà nạn nhân bạo lực gia đình là một trong hai bên của mối quan hệ đó. Cụ thể là:

- Có hành vi bạo lực gia đình trong các vụ việc kết hôn trái pháp luật, chung sống như vợ chồng như cưỡng ép kết hôn, tảo hôn, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng, Do đó, người tư vấn sẽ tư vấn cho khách hàng về việc huỷ kết hôn trái pháp luật, về xử lý việc chung sống như vợ chồng trái pháp luật và các vấn đề con cái, tài sản nếu có phát sinh.

- Có hành vi bạo lực gia đình trong các vụ việc ly hơn, chia tai sản chung trong thời kỳ hơn nhân, thì người tư vấn sẽ căn cứ vào tính chất của vụ việc, vào mục đích của khách hàng để tư vấn mối liên hệ giữa hành vi bạo lực với quyền yêu cầu ly hôn, với căn cứ ly hôn, với việc giải quyết hậu quả của ly hơn trong đó có vấn đề tài sản, con cái.

- Có hành vi bạo lực gia đình trong các vụ việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, ni con ni thì người tư vấn cần lưu ý các chứng chứ về bạo lực gia đình để tư vấn cho khách hàng, đưa ra các giải pháp thich hợp nhất.

- Có hành vi bạo lực gia đình trong các vụ việc dân sự như bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của thành viên gia đình thì người tư vấn cần lưu ý vận dụng các quy phạm pháp luật dân sự có liên quan để đưa ra các giải pháp theo yêu cầu của khách hàng.

+ Vận dụng cách thức giải quyết vụ việc bạo lực gia đình theo pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.

- Thứ nhất, xác định chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình đã đủ yêu tố cấu thành tội phạm hay chưa. Nêu đã đủ yêu tố cấu thành tội phạm thì xác định tội danh đó là gì91: chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình có thể thu thập từ các nguồn sau đây: Lời khai của hàng xóm, người thân thích; báo cáo của cơ quan công an; báo cáo của các cơ quan tổ chức có liên quan, giấy tờ xác nhận về tình trạng sức khoẻ, thương tật của cơ quan y tế; hình ảnh vểt thương và hiện trường vụ án, thiệt hại về tài sản, các quyết định xử phạt hành chính về hạnh vi bạo lực gia đình, thơng tin cá nhân của người gây ra hanh vi bạo lực gia đình, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa nạn nhân bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình.

91

Xem phần các tội phạm: các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người – Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

90

- Thứ hai, hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình tham gia tố tụng tích cực, hiệu quả: người tư vấn hỗ trợ khi khách hàng gặp gỡ cơ quan điều tra, phối kết hợp với cơ quan điều tra trong việc lấy lời khai và cung cấp chứng cứ cần thiết để chứng minh về hành vi phạm tội. Một vấn đề đặc biệt trong các vụ việc bạo lực gia đình là nạn nhân khơng sẵn sàng tham gia tố tụng hình sự, khơng sẵn sàng cung cấp thơng tin cho cơ quan điều tra về hành vi bạo lực gia đình. Người tư vấn cần nắm bắt tâm lý của nạn nhân ở các thời điểm khác nhau trong quá trình tố tụng, cũng như tìm hiểu được nguyên nhân tại sao họ lại có thái độ đó hay cách ứng xử đó trong suốt q trình tố tụng diễn ra để thao gỡ và động viên kịp thời đối với khách hàng của mình. Ngườ tư vấn cũng có thể hướng dẫn cụ thể cho khách hàng về các giai đoạn của q trình tố tụng, về tính chất quyết định vụ việc phụ thuộc vào lời khai của chính nạn nhân, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình về mọi vấn đề để bảo đảm an toàn cho họ.

Cụ thể:

Trong quá trình điều tra, người tư vấn cần động viên khách hàng là nạn nhân của bạo lực gia đình khai báo với cơ quan cơng an về hành vi bạo lực gia đình; hướng dẫn khách hàng viết đơn tó cáo, khuyến khich họ tham gia tích cực, phối hợp tốt với cơ quan điều tra, hỗ trợ họ khi giám định thương tật và các hoạt độn khác để thu thập chứng cứ toàn diện, nhằm cung cấp cho cơ quan điều tra, bảo đảm các biện pháp bảo vệ nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình được áp dụng kịp thời, hiệu quả.

Trong giai đoạn truy tố, người tư vấn tiếp tục hỗ trợ và cung cấp thông tin cho co quan tiến hành tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nạn nhân bạo lực gia đình, động viên nạn nhân không rút đơn khởi kiện.

Trong giai đoạn xét xử, có thể xem xét tình hình thực tế để yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ nan nhân kịp thời khi tham gia phiên toà, chuẩn bị các câu hỏi cần thiết để hỏi người gây ra hạnh vi bạo lực, hướng dẫn và trợ giúp nạn nhân khi gặp phải các câu hỏi thiếu nhạy cảm về giới, để họ không bị mất tự tin , không xấu hổ trc đám đơng, có thể bổ sung thông tin cho hội đông xét xử khi thu thâp được, cần động viên người làm chứng tham gia phiên tồ để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình dựa trên các chứng cứ khách quan.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)