36
việc Toà án sẽ ra quyết định không công nhận quan hệ vợ chồng nếu giải quyết yêu cầu của họ. Người tư vấn cũng có thể mở rộng yêu cầu tư vấn để nắm được lý do đối tượng tư vấn muốn được công nhận quan hệ vợ chồng. Trên cơ sở đó, người tư vấn có thể tìm được ra những giải pháp khác giúp cho đối tượng tư vấn vẫn đạt được mục đích mà khơng cần thiết phải u cầu Toa Tồ án cơng nhận quan hệ vợ chồng. Ví dụ, trường hợp họ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chuẩn bị góp tiền mua nhà ở chung, thành lập công ty để kinh doanh một mặt hàng,…
Thứ ba, vụ việc nam, nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Đối tượng tư
vấn trong những vụ việc này thường là một trong hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người thân thích của họ. Người tư vấn cần đặt những câu hỏi để khẳng định việc chung sống đó là trái pháp luật trước khi tư vấn giải quyết những vấn đề cụ thể của đối tượng tư vấn. Theo đó, những trường hợp được coi là chung sống như vợ chồng trái pháp luật là:
- Nam, nữ chung sống như vợ chồng trước khi đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình;
- Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chung sống như vợ chịng với người đang có chồng, có vợ;
- Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật, người tư vấn cần giải thích để đối tượng tư vấn hiểu về hành vi này đã vi phạm vào điều cấm của pháp luật nên các bên phải chấm dứt hành vi chung sống, hành vi đó hồn tồn có thể bị xử lý về hành chính hoặc thậm chí là hình sự. Ngồi ra, trong trường hơp đối tượng tư vấn đưa ra yêu cầu tư vấn về giải quyết hậu quả của việc chung sống liên quan đến con chung hay tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng thì người tư vấn cũng cần vận dụng các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn để cung cấp các thông tin về từng vấn đề cụ thể cho họ.
Thứ tư, vụ việc tranh chấp quyền nuôi con chung khi nam, nữ chung sống như
vợ chồng chấm dứt cuộc sống chung. Đối tượng tư vấn trong những vụ việc này thường là một trong hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc cha, mẹ, người thân của họ. Trong trường hợp này, người tư vấn cần vận dụng Luật Hơn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn để cung cấp các thông tin cho đối tượng được tư vấn. Vì hai bên nam, nữ chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nên tài sản chung của họ không phải là tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất mà là tài sản chung theo phần. Nên việc giải quyết tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng phải căn cứ vào thoả thuận của hai bên hoặc việc xác định được phần quyền mỗi
37
bên đối với tài sản chung45
. Do đó, người tư vấn cũng cần nhấn mạnh cho đối tượng tư vấn về điểm cốt lõi để có lợi thế về việc chia tài sản là phải có tài liệu, giấy tờ chứng minh việc đóng góp của bản thân đối với tài sản chung. Những thông tin liên quan đến việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; cơng việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập46 cũng phải được người tư vấn truyền đạt đến đối tượng tư vấn.
Thứ năm, vụ việc tranh chấp tài sản chung, nghĩa vụ và hợp đồng khi nam, nữ
chung sống như vợ chồng chấm dứt cuộc sống chung. Đối tượng tư vấn trong những vụ việc này thường là một trong hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng hoặc cha, mẹ, con, người thân của họ. Với những vụ việc này, người tư vấn cần vận dụng các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình cần vận dụng các quy định của Luật Hơn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo rằng đối tượng tư vấn hiểu được việc giải quyết vấn đề về con chung phải được dựa trên thoả thuận của cha mẹ hoặc do Tồ án quyết định khi tìm ra được người sẽ có điều kiện tốt hơn để con phát triển về mọi mặt. Từ đó, người tư vấn cần hướng dẫn đối tượng tư vấn để chuẩn bị (nếu Tồ án chưa giải quyết) hoặc tìm ra (nếu Tồ án đã giải quyết) những điều kiện của bản thân trong việc quyết định người trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng con khi chấm dứt cuộc sống chung. Những điều kiện này thông thường là về việc ăn ở, học hành, giáo dục…để con phát triển tồn diện. Người tư vấn cũng cần đưa thêm thơng tin cho đối tượng tư vấn về việc xem xét ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên.