Điều 50 – Luật Nuôi con nuôi năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 119)

Thứ sáu, vụ việc về nuôi con nuôi khi một người vợ muốn nhận con nuôi nhưng người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; hoặc một người vợ muốn cho con mình đi làm con nuôi người khác khi người chồng đang bị mất năng lực hành vi dân sự. Người tư vấn cần vận dụng pháp luật để xác định khi nhận con ni thì cả hai vợ chồng phải đảm bảo điều kiện của người nhận nuôi con nuôi. Khi cho con đi làm con ni thì nếu một bên bị mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người còn lại103. Từ đó, xác định được giải pháp tư vấn chính xác.

Thứ bảy, vụ việc một người phụ nữ độc thân cho con mình đi làm con nuôi người khác nhưng một người đàn ông cho rằng mình là cha của đứa trẻ nên không đồng ý. Người tư vấn sẽ vận dụng quy định khi người cha chưa được xác định là cha của đứa trẻ về mặt pháp lý thì thuộc trường hợp chưa được xác định và khơng có quyền thể hiện ý chí trong việc ni con nuôi.

Thứ tám, vụ việc nuôi con nuôi trên thực tế nhưng chưa đăng ký việc ni. Có thể xảy ra các vấn đề như không thực hiện việc nuôi, hay tranh chấp về thừa kế di sản thừa kế. Người tư vấn cần vận dụng quy định về nuôi con nuôi trên thực tế để giải quyết vụ việc. Đặc biệt lưu ý về mặt thời gian104 để xác định có hay khơng được thừa nhận việc nuôi và đây là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên105.

Thứ chín, vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ ni. Người tư vấn có thể vận dụng quy định về hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi con nuôi để giải quyết vấn đề106.

Thứ mười, vụ việc về cha mẹ nuôi vi phạm quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con và có thể đặt ra vấn đề tư vấn là nên chấm dứt việc nuôi hay áp dụng việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Người tư vấn cần lưu ý về mức độ vi phạm của hành vi để cân nhắc việc áp dụng pháp luật cho hợp lý, vì lợi ích của đứa trẻ. Giữa cha mẹ ni và con ni sẽ phát sinh tồn bộ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con như trong quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản. Trong đó cịn bao gồm cả việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên107. Khi cha mẹ ni có hành vi vi phạm đối với người con ni thì nên áp dụng biện pháp hạn chế quyền trước, đặc biệt là khi người con ni chưa thành niên đó hiện khơng có ai ni dưỡng, chăm sóc. Như vậy, người cha ni, mẹ ni đó vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng con nuôi chưa thành niên. Khi áp dụng việc hạn chế quyền, cha mẹ ni có thể điều chỉnh hành vi của mình và quan hệ nuôi con nuôi vẫn tồn tại.

ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

103

Điều 21 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010

104 Xem Nghị định số 19/2011/NĐ-CP

105 Điều 50 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010

106

Xem Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)