tƣ vấn trong các vụ việc đó
3.1. Kỹ năng xác định các vụ việc có bạo lực gia đình
+ Dựa vào yêu cầu của khách hàng có thể chia ra hai loại vụ việc: Vụ việc tư vấn có nội dung trực tiếp là về bạo lực gia đình ở các mức độ xử lý hành chính, hình sự, dân sự; Vụ việc tư vấn các vấn đề về hơn nhân và gia đình nhưng có liên quan đến bạo lực gia đình.
+ Dựa vào chủ thể của vụ việc có thể chia thành các loại vụ việc: Vụ việc tư vấn về bạo lực gia đình giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau; giữa nam và nữ chung sống như vợ chồng, giữa những người đã từng là thành viên trong gia đình.
81
Việc xác định chính xác tính chất của vụ việc, các mối quan hệ gia đình giữa người gây ra hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân sẽ giúp cho người tư vấn vận dụng các quy định pháp luật phù hợp để giải quyết vụ việc tư vấn.
3.2. Kỹ năng vận dụng pháp luật tư vấn các vụ việc bạo lực gia đình
* Kỹ năng nhận diện các vụ việc có bạo lực gia đình
+ Tìm hiểu ngun nhân khách hàng khơng đề cập đến vấn đề bạo lực gia đình: Nạn nhân bạo lực gia đình khơng trình bày tình trạng bị bạo lực của họ vì nhiều lý do liên quan đến danh dự gia đình, giữ thể diện cho các thành viên trong gia đình khi họ đang giữ những vị trí nhất định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoặc có thể họ e ngại, xấu hổ, hoặc không tin tưởng vào người tư vấn và cơ quan chức năng có thể giúp được họ thoát khỏi hành vi bạo lực gia đình. Một nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người sống trong cảnh bạo lực đều khơng tìm đến cơ quan cơng an hoặc tồ án, trừ khi tình trạng bạo lực đã trở nên nghiêm trọng79; hoặc họ cho rằng đây là vấn đề cá nhân, việc riêng của từng gia đình, khơng nghiêm trọng nên chỉ có thể tự mình nỗ lực và hy vọng sẽ giảm thiểu được tình trạng bị bạo lực gia đình; hoặc họ sợ nếu trình bày về tình trạng bị bạo lực gia đình thì nguy cơ bị bạo lực sẽ cao hơn, thậm chí người thân của họ cũng bị ảnh hưởng; hoặc vì tình cảm nên khơng muốn người gây ra bạo lực gia đình bị xử lý theo pháp luật hay bị ảnh hưởng đến địa vị cơng tác, hình ảnh ngồi xã hội; hoặc tự đổ lỗi cho mình, vì sự thấp kém hay cách hành xử của mình nên mới bị bạo lực gia đình; hoặc do họ bị lệ thuộc về tài chính hoặc về một vấn đề gì đó vào người gây ra hành vi bạo lực gia đình; hoặc do nhận thức chưa đầy đủ, họ bị hạn chế trong giao tiếp, ngôn ngữ, văn hố, bị cơ lập…
Bên cạnh đó, khách hàng là nạn nhân bạo lực gia đình có thể sẽ có phản ứng tự vệ để xoa dịu nỗi đau bị bạo lực gia đình như dùng các chất khích thich, dùng thuốc ngủ triền miên, hoặc có hành vi bạo lực trở lại với người gây ra hành vi bao lực do đó càng là tăng tình trầm trọng của vấn đề.
Thêm vào đó, khách hàng có thể đã từng nhờ sự trợ giúp từ bên ngồi như hàng xóm, hay thơng báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng mình bị bạo lực gia đình nhưng họ khơng nhận được sự giúp đỡ như kỳ vọng của họ, thậm chí cịn bị định kiến, cho rằng lỗi là do họ nên mới bị bạo lực, hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết qua loa, đại khái, không triệt để, khơng nhiệt tình. Chính quyền địa phương không quan tâm và xem xét kỹ tính chất, nguyên nhân, động cơ của hành vi bạo lực gia đình, việc giải quyết vấn đề khơng có tính nhạy cảm giới.
+ Kỹ năng phát hiện dấu hiệu bạo lực gia đình:
Nạn nhân bạo lực gia đình có thể là bât cứ ai trong gia đình. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tài liệu cho thấy phụ nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao là nạn nhân của hành vi bạo
79 Minh 2007, Mai và CS 2004, Số chuyên đề ”Bạo lực trên co sở giới” chuẩn bị cho Nhóm hợp tác về chu o ng trình giới của Liên hợp quốc, Dự thảo cuối, 17/5/2010. trình giới của Liên hợp quốc, Dự thảo cuối, 17/5/2010.
82
lực gia đình, chủ yếu là do chồng, bạn tình gây ra. Nhưng khi họ đến tư vấn thì thơng thường họ yêu cầu tư vấn về ly hôn hoặc chia tài sản của vợ chồng mà không tư vấn trực tiếp về bạo lực gia đình. Do đó, người tư vấn cần lưu ý để phát hiện ra dấu hiệu bạo lực gia đình trong các vụ việc này. Khi đặt câu hỏi hay trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, người tư vấn cần quan sát những phản ứng của khách hàng khi trả lời các câu hỏi có lien quan đến việc họ đã từng bị bạo lực gia đình hay chưa như họ có thể phủ nhận một cách gay gắt về việc mình bị bạo lực gia đình hoặc thừa nhận mình bị bạo lực một cách yếu ớt lo lắng, hoặc có thái độ phản bác người tư vấn khi đang cho rằng họ đang bị bạo hành trong gia đình, thậm chí là thanh mình cho hành vi bạo lực của người thân của họ gây ra.
Một số dấu hiệu nhận biết khách hàng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình: - Những vết thương trên cơ thể, ở những vùng dễ nhận biết như mặt, cổ, chân tay.
- Quỹ thời gian cho các công việc khác nhau của họ có sự thay đổi đột ngột như khơng đi làm, hay đi làm trễ, khơng ra ngồi trong thời gian khá lâu.
- Không được tiếp cận và kiểm sốt nguồn lực trong gia đình: thu nhập, phương tiện giao thơng…
- Có biểu hiện của sự trầm cảm, hốt hoảng, lo lắng.
- Mục đích tư vấn không rõ ràng, không thống nhất, dễ thay đổi trong quá trình tư vấn.
* Kỹ năng đặt câu hỏi, thu thập thông tin từ khách hàng là nạn nhân bạo lực gia đình
Người tư vấn cần phải nhận thức sâu sắc rằng các vụ việc bạo lực gia đình là khá phức tạp và khó giải quyết nhất. Người tư vấn cần vận dụng các kỹ năng để nhận diện vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn có dấu hiệu của bạo lực gia đình hay khơng. Do u tố tình cảm, huyết thống, ni dưỡng giữa nạn nhân bạo lực gia đình với người gây ra hành vi bạo lực gia đình khiến họ khơng cương quyết, không quyết tâm xử lý vấn đề mà mình đang gặp phải. Nên họ khơng cung cấp đủ thơng tin. Người tư vấn gặp khó khăn khi đánh giá tình trạng bạo lực gia đình mà khách hàng đang gặp phải (đặc biệt là bạo lực tình dục). Do đó, người tư vấn cần tạo ra khơng khí thân thiện, cảm thông ngay khi tiếp xúc với khách hàng để họ tin tưởng và cởi mở, nhằm mục đích khai thác được thơng tin chính xác, trung thực, đảm bảo sự nhạy cảm, tôn trọng và bảo mật thông tin cho khách hàng. Nếu có dấu hiệu bạo lực gia đình cần vận dụng các kỹ năng để thu thập được thơng tin có tính chất tồn diện về tình trạng bạo lực, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả mà hành vi bạo lực gia đình gây ra. Trong quá trình tư vấn phải ln đảm bảo sự an tồn cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Thái độ của người tư vấn khi tư vấn các vụ việc bạo lực gia đình: Hành vi ứng xử và thái độ của người tư vấn cần đảm bảo có tính nhạy cảm giới khi tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình. Điều này sẽ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình cảm nhận được
83
và họ hợp tác tốt hơn khi trình bày vấn đề mình đang gặp phải. Thái độ và cách ứng xử của người tư vấn thể hiện ở chỗ: phải ln bình tĩnh, kiên nhẫn, cân nhắc; không lên án hay kết tội họ mà luôn cảm thông chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ họ; không định kiến và phân biệt đối xử về giới. Việc sử dụng ngôn ngữ phải linh hoạt nhưng vẫn thận trọng, chính xác tránh gây tổn thương đến họ. Từ đó, khách hàng là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình sẽ cung cấp đầy đủ nhất về diễn biến chi tiết của vụ việc, hiện trạng quan hệ giữa nạn nhân và người gây ra hành vi bạo lực gia đình, thơng tin cá nhân, hoàn cảnh thực tế và tính cách của người có hành vi bạo lực gia đình
* Kỹ năng đưa ra các giải pháp cho các vụ việc bạo lực gia đình
+ Vận dụng cách thức phòng, chống bạo lực gia đình theo pháp luật phịng, chống bạo lực gia đình
Nguời tư vấn cần đưa ra các cách thức để nạn nhân thoát khỏi nguy cơ hoặc thoát khỏi hành vi bao lực gia đình tuỳ theo tính chất mức độ nguy hiểm trong hoàn cảnh mà nạn nhân đang đối diện.
Thứ nhất, sử dụng phương pháp hồ giải:
Hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để tránh nguy cơ hoặc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình:
Luật phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 qui định nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình80. Hồ giải là hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt Nam nhằm phịng ngừa bạo lực gia đình có thể xảy ra, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình bao gồm những mâu thuẫn về quan điểm sống, về phong cách sống, về nhận thức giữa các thế hệ trong gia đình; những tranh chấp về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự và hơn nhân gia đình. (giữa vợ và chồng, giữa mẹ chồng nàng dâu, giữa chị dâu em chồng….). Những mâu thuẫn và tranh chấp này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất là rất phức tạp, vì vậy, một trong các nguyên tắc hòa giải là phải kịp thời, chủ động, kiên trì. Mặt khác, trên cơ sở sự hiểu biết về mặt pháp luật, việc hòa giải cần vận dụng linh hoạt những cơ sở pháp lý kết hợp với phong tục tập quán và đạo đức truyền thống để đảm bảo hiệu quả của việc hòa giải. Nếu chỉ dựa trên cơ sở pháp lý và áp dụng triệt để vào việc xác định ai đúng ai sai thì việc hịa giải có thể sẽ khơng đạt được mục đích cơ bản là giúp các bên tìm được tiếng nói chung, tháo gỡ mâu thuẫn và tranh
80 Điều 12 – Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định: 1. Kịp thời, chủ động, kiên trì; 2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; 3. Tơn trọng sự tự nguyện tiến hành hịa giải của các bên; 4. Khách quan, công minh, có lý, có tình; 5. Giữ bí mật thơng tin đời tư của các bên; 6. tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; khơng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng; 7. khơng hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong các trường hợp sau: a, Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự; b, Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
84
chấp đang tồn tại. Thêm vào đó, một nguyên tắc rất cơ bản phải tuyệt đối tuân thủ là phải đảm bảo giữa bí mật thơng tin đời tư của các bên. Đây là yếu tố rất nhạy cảm. Nếu đảm bảo được nguyên tắc này thì mỗi thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, tranh chấp họ sẽ cởi mở hơn, hợp tác hơn và thiện chí hơn trong việc hịa giải. Những ngun tắc hịa giải có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất của việc hòa giải nhằm ngăn ngừa bạo lực gia đình có thể xảy ra. Người tư vấn có thể vận dụng nguyên tắc này, thuyết phục khách hàng sử dụng phương pháp hoà giải bằng cách các thành viên gia đình gặp gỡ nhau để giải quyết mâu thuẫn giữa họ.
Việc hoà giải giải mâu thuẫn, tranh chấp có thể do gia đình, dịng họ tiến hành81. Việc hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dịng họ tiến hành được ưu tiên hàng đầu. Bởi vì, theo phong tục, tập quán truyền thống của gia đình Việt Nam, khi trong gia đình có những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình thì bản thân mỗi thành viên trong gia đình đều biết tường tận, gốc rễ của vấn đề, do đó, việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ gia đình là phù hợp nhất. Nếu trong gia đình khơng thể giải quyết được mâu thuẫn thì thường việc mâu thuẫn đó được giải quyết tại gia đình mở rộng (trong họ tộc) và người đứng đầu dịng họ hoặc người có uy tín trong dịng họ sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp đó. Thường thường, người có uy tín trong dịng họ là người mà tiếng nói của họ rất có trọng lượng, thậm chí cịn hơn cả những áp chế của nhà nước (nước có quốc pháp, nhà có gia quy). Trong những trường hợp mà trong dịng họ khơng thể giải quyết được thì việc hịa giải có thể phải nhờ đến người có uy tín trong cộng đồng dân cư như tổ trưởng tổ dân phố, Hội trưởng hội phụ nữ…
Việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp có thể do cơ quan, tổ chức tiến hành82. Khi sử dụng phương án hoà giải này người tư vấn cần lưu ý cho khách hàng để khách hàng cân nhắc việc có nên áp dụng hay khơng vì có thể có những vấn đề sẽ phát sinh từ việc hồ giải đó gây bất lợi cho khách hàng hoặc gia đình họ. Cơ quan, tổ chức tiến hành hoạt động hòa giải chỉ được đặt ra khi đương sự có yêu cầu mà những mâu thuẫn, tranh chấp đó có liên quan đến người đang thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức đó. Chẳng hạn, người chồng thường xuyên đánh vợ do nghi ngờ vợ ngoại tình, người vợ đã yêu cầu cơ quan người chồng hoặc cơ quan nơi mình cơng tác giúp đỡ để tháo gỡ hiều lầm của chồng đối với mình. Việc hịa giải do cơ quan, tổ chức tiến hành có thể được phối kết hợp của các cơ quan tổ chức ở địa phương. Trong trường hợp này thể