Khoản 1 ,2 Điều 81 Luật Hơn nhân và gia đình năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 144 - 146)

131

+ Thoả thuận của vợ chồng về việc giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng và người cịn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh đủ điều kiện cho sự đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con: Giấy xác nhận thu nhập trong năm, bảng lương, hợp đồng lao động; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất; Giấy khen, Bằng khen có giá trị xác định tư cách đạo đức; bệnh án, xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền về việc người cịn lại khơng đủ khả năng chăm sóc, ni dưỡng con như bị mắc bệnh tâm thần hoặc quá khứ từng tự tử,…

+ Tài liệu, chứng cứ xác định độ tuổi của con: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, trường học của con, nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con,…

- Vụ việc về cấp dưỡng: Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi vợ chồng ly hôn bao gồm nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha/mẹ với con và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Việc xác định nghĩa vụ cấp dưỡng dựa trên thoả thuận của các bên hoặc Toà án quyết định căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng129. Nên trong trường hợp không có chứng cứ về thoả thuận của các bên, người tư vấn cần xác định chứng cứ tương ứng với từng trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp cha, mẹ cấp dưỡng cho con: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu để xác định độ tuổi của con; Giấy xác nhận thu nhập trong năm, bảng lương, hợp đồng lao động để xác định khả năng thực tế của cha, mẹ; giấy tờ chứng minh nhu cầu thiết yếu của con giống như những đứa trẻ khác trong cùng khu vực sinh sống.

+ Trường hợp vợ chồng cấp dưỡng cho nhau sau khi ly hôn: giấy tờ, tài liệu để chứng minh rằng một bên có khó khăn, túng thiếu như xác nhận của tổ chức y tế của thẩm quyền về sức khoẻ, tâm thần hoặc hồ sơ, bệnh án; giấy tờ, tài liệu để chứng minh khả năng thực tế của vợ, chồng như giấy xác nhận thu nhập, bảng lương, hợp đồng lao động…

- Vụ việc về chia tài sản khi ly hôn: Chứng cứ để phục vụ cho việc chia tài sản khi ly hôn thường khá phức tạp. Các vụ việc về chia tài sản khi ly hôn cũng rất phong phú, liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; nghĩa vụ của vợ, chồng đối với người thứ ba tham gia giao dịch với vợ, chồng;… Vì vậy, việc xác định chứng cứ về tài sản của vợ chồng thường khá khó khăn.

+ Chứng cứ về tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng: Văn bản thoả thuận về chế độ tài sản; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đối với tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất; đăng ký xe máy, ô tô; giấy tờ chứng minh sở hữu sổ tiết kiệm, cổ phiếu, cổ phần trong công ty, doanh nghiệp… Việc thu thập các chứng cứ này phải gắn liền với việc chỉ ra thời điểm hình thành là trong hay ngồi thời kỳ hơn nhân và

132

nguồn gốc của tài sản đó. Để phục vụ cho việc chia tài sản, người tư vấn cũng cần định hướng thêm cho đối tượng tư vấn về việc xác định giá trị; tình hình thực tế của tài sản; lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; hoạt động sản xuất – kinh doanh mà hiện nay vợ, chồng đang thực hiện…

+ Chứng cứ về nghĩa vụ của vợ, chồng đối với người thứ ba tham gia giao dịch với vợ, chồng: Hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê đất…

* Trong vụ việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Chứng cứ để

chứng minh có thể là thoả thuận về việc thay đổi người thực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, thoả thuận này phải phù hợp với lợi ích của con; hoặc chứng cứ khác về việc người trực tiếp ni con khơng cịn đủ điều kiện trực tiếp trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con như bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, không trực tiếp nuôi con mà giao cho ông bà nuôi…

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)