Xem khoả n2 Điều 45 Luật HN&GĐ năm

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 76 - 78)

63

* Kỹ năng xác định nghĩa vụ của vợ chồng trong trường hợp nhập tài sản riêng

vào tài sản chung

Trong thời kỳ hơn nhân, vợ, chồng có quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng nếu người kia đồng ý70. Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong một số trường hợp có thể làm phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng. Người tư vấn cần giúp cho khách hàng xác định được các trường hợp này. Có thể phân biệt các trường hợp sau:

- Trường hợp thứ nhất, nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung và trở thành nghĩa vụ chung. Ví dụ: anh A đã thực hiện hợp đồng mua nhà trả góp trước khi kết hơn. Sau khi kết hôn A đã nhập giá trị tài sản là ngôi nhà mua trả góp vào tài sản chung và vợ A đồng ý, nên việc nộp tiếp các khoản tiền trả góp để mua nhà sau đó là nghĩa vụ chung của vợ chồng và được thực hiện bằng tài sản chung.

- Trường hợp thứ hai, tài sản riêng được nhập vào tài sản chung, những nghĩa vụ liên quan đến tài sản đó phát sinh trước khi nhập vào tài sản chung vẫn là nghĩa vụ riêng của mỗi bên vợ, chồng nhưng vợ chồng có thể thỏa thuận thực hiện bằng tài sản chung. Ví dụ: anh T có nhà là tài sản riêng, đã thế chấp để vay một số tiền là 200 triệu tại ngân hàng. Sau đó anh T khơng có khả năng trả nợ số tiền vay, nên đã nhập ngôi nhà vào tài sản chung để lấy tài sản chung trả nợ khoản vay. Trong trường hợp này, nghĩa vụ phát sinh từ tài sản riêng là ngôi nhà đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, nhưng nghĩa vụ đó vẫn là nghĩa vụ riêng của anh T mà không trở thành nghĩa vụ chung của vợ chồng.

2.3. Tư vấn các vụ việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng với người thứ ba với người thứ ba

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng phát sinh rất nhiều loại giao dịch với người thứ ba nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của gia đình. Việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của vợ, chồng về tài sản đối với người thứ ba còn phụ thuộc vào nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc chăm sóc, ni dưỡng, cấp dưỡng các thành viên của gia đình theo qui định của Luật HN&GĐ. Về nguyên tắc, việc xác định các quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng với người thứ ba cũng tuân theo các qui định chung về xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng và dựa trên các căn cứ xác định các loại nghĩa vụ này.

Bên cạnh đó, khi tư vấn để xác định các quyền, nghĩa vụ về tài sản đối với các giao dịch giữa vợ, chồng với người thứ ba cần chú ý một số trường hợp sau:

- Thứ nhất, các giao dịch dân sự do vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện với người thứ ba trên cơ sở đại diện. Các giao dịch được vợ hoặc chồng xác lập thực hiện trên cơ sở đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ chung

70 Xem Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2014

64

của vợ chồng về tài sản. Những giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện hoặc gây thiệt hại cho người được đại diện theo pháp luật thì người thực hiện giao dịch phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng. Ví dụ trong trường hợp người vợ đại diện theo pháp luật cho người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ có quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng như bán nhà là tài sản chung. Tuy nhiên nếu người vợ định đoạt tài sản chung để nhằm chuyển dịch tài sản sang cho người khác, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ phải bồi thường.

- Thứ hai, các giao dịch do một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng xác lập, thực hiện. Đối với các trường hợp này, cần xác định rõ một số khía cạnh cơ bản sau để tư vấn cho đúng và chính xác:

+ Người vợ hoặc chồng đứng tên trên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản không đương nhiên là tài sản đó chỉ thuộc quyền sở hữu của riêng vợ, chồng. Bởi vì trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận cho một bên đứng tên các tài sản như bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu... thì tài sản đó vẫn là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng71.

+ Người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không đương nhiên là người có quyền đại diện cho vợ hoặc chồng mình trong giao dịch với người thứ ba liên quan đến tài sản đó. Ví dụ: người vợ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì khơng có nghĩa là người vợ có đương nhiên quyền đại diện cho người chồng trong giao dịch bán nhà đó cho người khác.

+ Người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản khi xác lập, thực hiện các giao dịch với người thứ ba liên quan đến những tài sản đó phải tuân thủ các qui định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó mới có hiệu lực; trong trường hợp các giao dịch đó trái với các qui định về đại diện giữa vợ và chồng thì sẽ bị vơ hiệu; người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.72

- Thứ ba, các giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoản hoặc động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Người tư vấn cần xác định rõ rằng: Đối với các tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán là tài sản chung của vợ chồng thì người đứng tên được coi có quyền xác lập, thực hiện giao dịch với người thứ ba, nhưng vẫn phải đảm bảo các qui định về đại diện giữa vợ và chồng, tức là các giao dịch đó vẫn phải có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của vợ chồng. Nếu bên đứng tên tự ý xác lập giao dịch làm thiệt hại đến tài sản chung thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ: Anh X và chị T thỏa thuận dùng một số tiền 100 triệu để anh X đầu tư cổ phiếu, và anh X được

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)