Thực hành tƣ vấn các vụ việc bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 104 - 107)

* Tình huống thứ nhất:

Anh A và chị B là vợ chồng hợp pháp, sau khi kết hôn chị B ở nhà chăm sóc gia đình, chăm sóc bố mẹ chồng và các con của em chồng. Gia đình anh A cho rằng chị B ăn bám, khơng làm ra tiền nên rất coi thường chị B. Thu nhập của anh A do anh A và mẹ anh A quản lý. Hàng tháng, mẹ anh A chỉ đưa cho chị B tiền chi tiêu trong gia đình. Mỗi khi có chuyện khơng vừa ý, mẹ chồng chị thường mắng nhiếc và doạ sẽ bảo anh A ly hơn. Khi đó, chị B sẽ phải ra khỏi nhà trắng tay, nhưng vì tình nghĩa nên bà sẽ cho chị mỗi tháng 1 triệu đồng nhân với 10 năm làm dâu. Chị B ấm ức mà phản

91

ứng lại thì anh A sẽ đánh chị B. Do đó, mâu thuẫn gia đình ngày càng trầm trọng. chị B muốn tư vấn để bảo vệ quyền lợi của mình

+ Người tư vấn cần phân tích vụ việc để xác đinh các vấn đề:

- Các mối quan hệ: quan hệ giữa vợ chồng: anh A và chị B; quan hệ mẹ chồng nàng dâu: Mẹ anh A và chị B

- Xác định tính chất của các quan hệ: không coi trọng công việc trong gia đình của chị B bao gồm cơng việc ni dưỡng, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, thực hiện nhu cầu thiết yếu của gia đình, cơm nước, bếp núc, giặt giũ. (phân cơng lao động trong gia đình này là phân cơng lao động theo giới truyền thống). Chỉ coi trọng người thực hiện vai trò sản xuất (anh A). Từ đó có định kiến giới và phân biệt đối xử về giới: coi thường, mắng nhiếc, đe doạ…

- Xác định các hành vi được coi là bạo lực gia đình của ai đối với ai.

+ Khi giải quyết vấn đề, người tư vấn có thể đặt thêm những câu hỏi cần thiết về vấn đề gì đẻ thu thập thơng tin đầy đủ

+ Người tư vấn cần có nhạy cảm giới khi giải quyết vấn đề như hiểu về vấn đề giới, bình đẳng giới, khơng có định kiến giới, thiên vị giới, có trách nhiệm giới.

+ Sử dụng kỹ năng tư vấn: lắng nghe các đương sự trình bày vấn đề. Có thể hỏi riêng từng người ở những địa điểm và thời gian thích hợp. (lưu ý về cách đặt câu hỏi khơng có định kiến giới, có thể đặt câu hỏi đóng hoặc mở tuỳ theo diễn biến sự việc)

+ Lưu ý những người có liên quan đến vụ việc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. + Sử dụng phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật có liên quan như Luật Bình đẳng giới (phần bình đẳng trong tiếp cận và kiểm sốt nguồn lực; phân cơng lao động theo giới, vai trị giới) Luật Hơn nhân và gia đình (phần quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ chồng) Luật Phịng, chống bạo lực gia đình (các dạng bạo lực, chủ thể gây ra hành vi bạo lực, nạn nhân bạo lực gia đình)… Kết hợp sử dụng các nguồn trên để tiến hành tư vấn.

+ Đưa ra các giải pháp cụ thể và nêu ưu nhược điểm của từng giải pháp để khác hàng cân nhắc lựa chọn.

* Tình huống thứ hai:

Anh A và chị X kết hôn với nhau từ năm 2015. Sau một thời gian kết hôn, anh A đã hành vi ngoại tình với chị M, thường xuyên đến nhà chị M ở, thi thoảng về nhà thì uống rượu và đánh vợ. Thấy chồng như vậy, chị X đã hết lòng khuyên nhủ anh bỏ rượu, quay về với gia đình, nhưng anh khơng nghe và cịn có hành vi bạo lực đối với chị. Mỗi lần đánh vợ xong, anh A thường đe nẹt, nếu vợ nói ra với người ngồi sẽ bị ăn địn nặng hơn. Bởi vậy, chị X cứ cam chịu và im lặng chấp nhận cuộc sống như vậy. Thậm chí chị cịn muốn thoả thuận với anh A là nên chia đơi thời gian trong tuần, ba ngày đầu tuần thì ở với chị M, ba ngày cuối tuần thì ở với chị và các con nhưng anh A không đồng ý, anh cho rằng, anh là đàn ông, năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Anh A cịn doạ chị X, nếu lúc anh đi vắng mà léng phéng với ai thì về cắt gân

92

chân và sẽ đuổi chị, con và mẹ chị (sống chung với con gái) ra khỏi nhà vì đây là nhà đứng tên của anh, anh sẽ đón cơ M về ở cùng. Tháng 10/2020, trong một lần anh A uống rượu say, chị Xoan có mắng anh mấy câu thì bị anh A dùng gạch đá, ấm tích, bát chén ném,chị X bị chảy máu ở đầu và phải đi bệnh viện khâu mấy mũi). Sau đó, chị X đã yêu cầu tư vấn xử lý chị M vì chị M đã phá hoại hạnh phúc gia đình chị. nhưng khơng nhắc gì đến vấn đề bạo lực gia đình và lỗi của anh A. Hãy tư vấn cho chị X.

+ Người tư vấn cần xác định các mối quan hệ: quan hệ giữa vợ chồng: anh A và chị X; anh A và chị M;

+ Người tư vấn quan sát khách hàng và vận dụng các kỹ năng tư vấn để gợi mở vấn đề khi thấy có dấu hiệu bạo lực gia đình. Xác định các hành vi được coi là bạo lực gia đình của ai đối với ai.

+ Người tư vấn cần vận dụng phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật có liên quan như Luật Bình đẳng giới, Luật Hơn nhân và gia đình (ngun tắc hơn nhân một vợ, một chồng, quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản của vợ chồng) Luật Phịng, chống bạo lực gia đình (các dạng bạo lực, chủ thể gây ra hành vi bạo lực, nạn nhân bạo lực gia đình) để tiến hành tư vấn, đặc biệt là để chị X nhận thức đầy đủ về hành vi vi phạm pháp luật của anh A chứ không chỉ của chị M.

+ Khi giải quyết vấn đề, người tư vấn có thể đặt thêm những câu hỏi cần thiết về vấn đề gì đẻ thu thập thơng tin đầy đủ

+ Người tư vấn cần có nhạy cảm giới khi giải quyết vấn đề như hiểu về vấn đề giới, bình đẳng giới, khơng có định kiến giới, thiên vị giới, có trách nhiệm giới.

+ Lưu ý những người có liên quan đến vụ việc, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. + Đưa ra các giải pháp cụ thể và nêu ưu nhược điểm của từng giải pháp để khác hàng cân nhắc lựa chọn.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG

1. Xác định phạm vi của hành vi bạo lực gia đình? 2. Các vụ việc về bạo lực lực gia đình có gì đặc biệt?

3. Việc áp dụng kỹ năng tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình cần lưu ý những vấn đề gì?

4. Người tư vấn các vụ việc bạo lực gia đình cần phải nhạy cảm giới. Vi sao? 5. Đưa ra giải pháp cho các tình huống trên?

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Dân sự năm 2015

2. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 3. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 4. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP

93

CHƢƠNG 5

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)