Trường hợp có tranh chấp

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 169 - 173)

156

- Thứ nhất, kỹ năng nhận diện, phân biệt các trường xác định cha, mẹ, con có

yếu tố nước ngồi mà có tranh chấp.

Cần lưu ý rằng tranh chấp trong vấn đề này là tranh chấp về quyền làm cha, quyền làm mẹ, quyền làm con, tức là có ít nhất từ hai người trở lên cùng nhận là cha, là mẹ hoặc là con của một người. Tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi có thể có các trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất, khi một người phụ nữ đồng thời có quan hệ với ít nhất từ hai người đàn ông trở lên trong khoảng thời gian có thể thụ thai đứa trẻ, khi đứa trẻ được sinh ra thì những người đàn ơng này đều yêu cầu xác định đứa trẻ là con mình. Ví dụ: chị M có người u là anh T, người Pháp, hai anh chị đã có quan hệ với nhau trong thời gian tìm hiểu. Cũng trong thời gian này, chị M có quan hệ với anh P là người Ý sang Việt Nam làm việc. Khi chị M sinh con, phát sinh tranh chấp về quyền làm cha đối với đứa trẻ vì cả hai người đàn ơng đều nhận mình là cha của đứa trẻ.

+ Trường hợp thứ hai, người vợ có quan hệ ngồi hơn nhân với người đàn ơng khác và có con, sau đó người đàn ơng này có u cầu xác định đứa trẻ là con mình;

+ Trường hợp thứ ba, người mẹ của đứa trẻ đã có quan hệ sinh lý với một người đàn ông là người nước ngồi. Khi biết người phụ nữ có thai, người đàn ơng đó đã bỏ đi và khơng thừa nhận đứa trẻ là con mình, do đó người phụ nữ đã có đơn khởi kiện yêu cầu xác định người đàn ơng đó là cha của con mình.

+ Trường hợp thứ tư, người mẹ sau khi sinh con đã bỏ con, đứa trẻ đã được nhận làm con ni của gia đình khác thì người mẹ quay trở lại địi con. Ví dụ: chị T sau khi sinh con ngoài ý muốn đã bỏ đứa trẻ tại nhà hộ sinh với giấy chứng sinh khai không đúng về họ tên, quê quán của người mẹ đứa trẻ. Do đó khi thực hiện thủ tục tìm người thân thích của đứa trẻ đã khơng tìm được. Đứa trẻ được người nước ngồi thường trú tại Việt Nam nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi đã được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật và có hiệu lực pháp lý. Sau đó nếu người mẹ đẻ của đứa trẻ tìm lại được con và muốn yêu cầu xác định trẻ là con mình thì phải thực hiện việc yêu cầu xác định đứa trẻ đó là con mình tại Tịa án theo qui định tại khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2014. Vì đứa trẻ đã được nhận làm con nuôi, đã xác lập quan hệ cha mẹ và con với người nhận ni con ni nên việc địi quyền làm mẹ đối với đứa trẻ làm phát sinh tranh chấp về quyền làm mẹ nên thuộc loại vụ án hơn nhân và gia đình.

- Thứ hai, kỹ năng tư vấn về pháp luật áp dụng để xác định cha, mẹ, con theo

yêu cầu của khách hàng

Căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi khi có tranh chấp cần phân biệt các trường hợp sau:

+ Trong trường hợp người mẹ của đứa trẻ đang tồn tại hôn nhân hợp pháp nhưng sinh con trong thời kỳ hôn nhân với người đàn ông khác và người đàn ơng

157

này có u cầu xác định đứa trẻ là con mình. Trong trường hợp này, căn cứ vào qui định tại Điều 88 Luật HN&GĐ thì người chồng của mẹ đứa trẻ được xác định là cha của đứa trẻ đó, nhưng thực tế người mẹ lại có con với người đàn ơng khác nên đứa con sinh ra là con ngoài giá thú nên không thể áp dụng Điều 88 để xác định cha – con. Do đó, căn cứ để xác định quan hệ cha – con trong trường hợp này là quyền yêu cầu xác định cha cho con, hoặc con cho cha theo qui định tại Điều 89 Luật HN&GĐ và các kết quả giám định gen giữa người nghi ngờ là cha với đứa trẻ.

+ Trường hợp người mẹ của đứa trẻ không tồn tại quan hệ hơn nhân khi có thai và sinh ra đứa trẻ. Đây là trường hợp sinh con ngoài giá thú do việc chung sống với nhau như vợ chồng, nên việc xác định quan hệ cha – con dựa trên bằng chứng về việc quan hệ sinh lý giữa người mẹ với người đàn ông nghi ngờ là cha và kết quả giám định gen giữa người đàn ơng đó với đứa trẻ. Trong trường hợp này không thể áp dụng điều 88 Luật HN&GĐ vì người mẹ khơng có quan hệ hơn nhân hợp pháp.

+ Trường hợp người phụ nữ đã kết hôn trái pháp luật với người đàn ông là người nước ngồi, sau đó sinh con và có yêu cầu xác định cha cho con. Trường hợp này cần phân biệt hai khả năng sau: i) nếu người phụ nữ sinh con trong thời gian việc kết hơn trái pháp luật chưa bị xử hủy thì vẫn áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý tại Điều 88 Luật HN&GĐ để xác định người đàn ơng đó là cha của đưa trẻ. ii) nếu đứa trẻ sinh ra sau khi việc kết hôn trái pháp luật đã bị xử hủy thì vì giữa người đàn ơng và mẹ đứa trẻ không cịn tồn tại quan hệ hơn nhân nên khơng thể áp dụng Điều 88 Luật HN&GĐ để suy đoán tư cách làm cha của người đàn ơng đó. Do đó, nếu người đàn ơng tự giác tự nguyện nhận con thì việc xác định quan hệ cha – con được thực hiện theo thủ tục hành chính tại UBND nơi cư trú của người con; nếu người đàn ông từ chối khơng thừa nhận đứa con thì người mẹ có quyền khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con theo thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án. Căn cứ để xác định quan hệ cha – con là kết quả giám định gen giữa người đàn ông với đứa trẻ.

- Thứ ba, kỹ năng tư vấn về thu thập, xử lý tài liệu, chứng cứ để chứng minh

cho yêu cầu của khách hàng: Khi đưa đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại tòa án, người khởi kiện phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình. Trong trường hợp liên quan đến người nước ngoài cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như hộ chiếu, giấy tờ cho phép cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Đối vơi những trường hợp liên quan đến người Việt Nam cư trú ở nước ngoài cũng cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh thời gian làm việc cư trú tại nước ngoài, các bằng chứng về quan hệ giữa các bên nam nữ trong thời gian chung sống. Tùy tính chất của từng vụ việc mà người tư vấn cần tư vấn cho khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết có liên quan.

- Thứ tư, kỹ năng tư vấn về xác định Tịa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi. Tùy từng vụ việc cụ thể, Tịa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án về xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi có thể là:

158

+ Tịa án cấp huyện giải quyết khi các bên đương sự, kể cả người nước ngoài, đang sinh sống, cư trú tại Việt Nam vào thời điểm có đơn khởi kiện xác định cha, mẹ, con.

+ Tịa án cấp tỉnh: nếu có một trong các bên đương sự đang ở nước ngoài. - Thứ năm, kỹ năng tư vấn về thủ tục giải quyết tại Tòa án: Trong trường hợp

giải quyết các vụ án về xác định cha, mẹ, con tức là có tranh chấp nên sẽ được giải quyết theo trình tự giải quyết vụ án hơn nhân và gia đình. Theo đó, thực hiện hịa giải giữa các bên đương sự là một thủ tục bắt buộc. Việc hòa giải giữa các bên đương sự trong việc giải quyết tranh chấp về xác định cha, mẹ, con chủ yếu liên quan đến việc các bên thỏa thuận thống nhất về việc công nhận kết quả giám định gen, trên cơ sở đó Tịa án ra phán quyết về việc xác định quan hệ cha – con, mẹ - con trong phiên tòa xét xử.

* Tình huống áp dụng

Năm 2015, chị M đăng ký kết hôn với ông Choe Han B người Hàn Quốc tại Hàn Quốc và có ghi chú việc kết hơn tại Sở Tư pháp Hải Phịng ngày 6/11/2015. Sau khi kết hôn chị M về Việt Nam sinh sống tại Hải phịng cịn ơng Choe Han B vẫn sống tại Hàn Quốc. Đến ngày 26/11/2020 chị M và ông Choe Han B ly hôn tại TAND thành phố Hải Phịng. Trong thời gian chưa ly hơn với ơng Choe, chị M có quan hệ tình cảm với anh Vũ Anh T và có thai với anh T. Chị M sinh bé trai ngày 2/8/2016, dự định đặt tên con là Vũ Hoàng T. Để đảm bảo quyền lợi cho con trai, chị M muốn được tư vấn về yêu cầu xác định anh T là cha của con mình.

Đối với vụ việc này, để tư vấn cho chị M về yêu cầu xác định cha cho con cần tư vấn làm rõ một số nội dung sau:

- Trước hết, cần xác định đây là vụ tranh chấp về xác định cha cho con vì cháu bé sinh ra trong thời ký hôn nhân của chị M với ông Choe Han B, cháu bé sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân giữa chị M và ông Choe Han B, nhưng anh T lại yêu cầu xác định đứa trẻ đó là con mình, nên mâu thuẫn với quyền làm cha của ông Choe Han B. Đây là vụ án tranh chấp về xác định cha cho con có yếu tố nước ngồi vì có một bên đương sự là người nước ngồi.

- Tư vấn về thời gian chị M có thai và sinh con là trong thời kỳ hơn nhân với ông Choe. Chị M sinh con vào ngày 2/8/2016, sau khi chị M và ông Choe ly hơn trong vịng 300 ngày nên về nguyên tắc đứa trẻ được xác định là con ông Choe theo Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014.

- Tư vấn về quyền yêu cầu xác định lại quan hệ cha – con: Ơng Choe khơng có yêu cầu xác định lại về con chung. Chị M muốn xác định đứa trẻ mà chị sinh ra trong thời kỳ hôn nhân với ông Choe là con của chị với người đàn ông khác thì chị có quyền u cầu Tòa án xác định theo qui định tại điểm a khoản 3 Điều 102 Luật HN&GĐ năm 2014.

159

- Tư vấn về các tài liệu mà chị M cần có để chứng minh cho u cầu của mình: Chị M cần có giấy tờ chứng minh về việc khơng cùng sống chung với ông Choe sau khi kết hôn, ông Choe sống ở Đài Loan, còn chị M về Việt Nam sinh sống, qua visa xuất nhập cảnh. Các tài liệu chứng minh về quan hệ của chị với anh T, thái độ thừa nhận con của anh T đối với cháu bé và có thể yêu cầu giám định gen giữa anh T với cháu bé.

- Tư vấn về thẩm quyền: đây là điều rất cần thiết khi tư vấn cho khách hàng, bởi vì chị M cần biết chị sẽ thực hiện quyền yêu cầu của mình bằng cách nào, gửi đơn đến tịa án nào. Trong trường hợp này vì có một bên đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài nên vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh, tức TAND thành phố Hải Phòng giải quyết.

2.2.3. Kỹ năng tư vấn xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngồi trong

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Trang 169 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)