Chương 2. QUY HOẠCH BÀI TRẮC NGHIỆM LỚP HỌC
II. PHÂN TÍCH NỘI DUNG, LẬP BẢNG PHÂN TÍCH NỘI DUNG MÔN HỌC CHƯƠNG
1. Các bước phân tích nội dung:
Phân tích nội dung môn học bao gồm chủ yếu công việc xem xét và phân biệt bốn loại nội dung học tập:
(1) Những thông tin mang tính chất sự kiện mà học sinh phải nhớ hay nhận ra;
(2) Những khái niệm và ý tưởng mà chúng phải giải thích hay minh họa;
(3) Những ý tưởng phức tạp cần được giải thích hay giải nghĩa;
(4) Những thông tin, ý tưởng và kỹ năng cần được ứng dụng hay chuyển dịch vào một tình huống hay hoàn cảnh mới.
Nhưng trong việc phân tích nội dung một phần nào đó của môn học (chẳng hạn như một vài chương trong sách giáo khoa) ta có thể đảo ngược lại thứ tự các loại học tập nói trên đây, nghĩa là bắt đầu bằng những ý tưởng phức tạp: tìm ra những điều khái quát hóa, các mối liên hệ, các nguyên lý.
Những câu phát biểu thuộc loại này thường là ý tưởng cốt lõi của môn học và bao gồm trong cấu trúc của môn học ấy, còn phần lớn nội dung còn lại chỉ là minh họa hay giải thích cho các ý tưởng này. Như vậy, bước thứ nhất của việc phân tích nội dung môn học là tìm ra những ý tưởng chính yếu của môn học ấy.
Bước thứ hai của việc phân tích nội dung môn học là lựa chọn những từ, nhóm chữ, và cả những ký hiệu (nếu có), mà học sinh sẽ phải giải nghĩa được. Để có thể hiểu rõ, giải thích, giải nghĩa những ý tưởng lớn, học sinh cần phải hiểu rõ các khái niệm ấy và các mối liên hệ giữa các khái niệm. Vậy công việc của người soạn thảo trắc nghiệm là tìm ra những khái niệm quan trọng trong nội dung môn học để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm.
Bước thứ ba là phân loại hai hạng thông tin được trình bày trong môn học (hay chương sách): (1) những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và (2) những khái luận quan trọng của môn học. Người soạn thảo trắc nghiệm cần phải biết phân biệt hai loại thông tin ấy để lựa chọn những điều gì quan trọng mà học sinh cần phải nhớ.
Bước thứ tư là lựa chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. Những thông tin loại này có thể được khảo sát bằng nhiều cách, chẳng hạn như đối chiếu, nêu ra những sự tương đồng và dị biệt, hay đặt ra những bài toán, những tình huống đòi hỏi học sinh phải ứng dụng các thông tin đã biết để tìm ra cách giải quyết. [Dương Thiệu Tống, (1995) Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ GD và ĐT, Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.37-38].
2. Thực hành phân tích nội dung và lập bảng phân tích nội dung môn học, chương:
Hoạt động 2:
Đọc kỹ thí dụ minh họa dưới đây. Sau đó bạn cũng chọn một chương hay một vài tiết học và vận dụng lý thuyết ở phần I để thực hiện việc phân tích nội dung, cần sử dụng cả SGK và sách GV.
Trong ví dụ minh họa này, nội dung được chọn là chương I: Các dạng sống, phân đoạn §1. Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào trong sách giáo khoa (SGK) Sinh học 10, [Lê Quang Long - Nguyễn Quang Vinh (1996), Sinh học 10, Nxb Giáo dục, tr.3]. Sau khi đọc kỹ, ta nhặt ra được các ý và lập thành một bảng phân tích nội dung như sau:
Bảng phân tích nội dung
§1 Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào và cơ thể đơn bào Nội dung/
Đề mục Sự kiện Khái niệm Ý tưởng quan trọng (quy luật)
I. Những cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào
- D.I. Ivanôpxki phát hiện virut lần đầu tiên vào năm 1892
- Cơ thể sống chưa có cấu tạo tế bào (virut, thể ăn khuẩn).
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo, hoạt động, tác hại của vi rút, thể ăn khuẩn.
II. Các cơ thể đơn bào
- Dạng sống có cấu tạo tế bào:
- Hình dạng, kích thước, cấu tạo, hoạt động của vi
+ Các cơ thể đơn bào: Vi sinh vật (Vi khuẩn, vi khuẩn lam, tảo
đơn bào,
nguyên sinh vật) + Các cơ thể đa bào.
khuẩn, vi khuẩn lam, tảo đơn bào, nguyên sinh vật - So sánh các hình thức tổ chức cơ thể của virut, vi khuẩn, vi khuẩn lam, tảo đơn bào và nguyên sinh vật.
- So sánh các hình thức sống khác nhau giữa các nhóm vi sinh vật.
- So sánh đặc điểm cấu tạo và hoạt dộng sống của các sinh vật thuộc các nhóm trên.
Nếu bạn bỏ qua không thực hiện phân tích nội dung thì bài trắc nghiệm được soạn sẽ gặp những hạn chế nào?
Kết luận: Cần coi trọng ý nghĩa của việc phân tích nội dung và việc lập bảng phân tích nội dung.