NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT GIÚP GIÁO VIÊN SOẠN TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 35 - 46)

Chương 2. QUY HOẠCH BÀI TRẮC NGHIỆM LỚP HỌC

V. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT GIÚP GIÁO VIÊN SOẠN TRẮC NGHIỆM

1. Cần trau dồi để có kiến thức thật vững chắc về môn mình đang giảng dạy. Nói gọn là: “Giỏi chuyên môn”.

Người giáo viên có giỏi về chuyên môn mới biết phần nào trong nội dung chương trình là quan trọng, phù hợp với trình độ học sinh nào. Từ đó mới dễ dàng định ra các trọng tầm và mức độ cho các mục tiêu khảo sát, viết được những câu hỏi phù hợp.

2. Cần những hiểu biết và khả năng khéo léo trong kỹ thuật ra đề trắc nghiệm. Nói gọn là: “Am hiểu kỹ thuật soạn trắc nghiệm”.

Khả năng này không tự nhiên mà có. Phải được học và rèn luyện dần dần qua nhiều lần soạn thảo câu trắc nghiệm.

Mỗi giáo viên cần tích cực nghiên cứu trắc nghiệm, có ý thức tìm và tham khảo kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm do các nhà chuyên môn và các giáo viên có kinh nghiệm soạn thảo.

3. Cần rèn luyện khả năng diễn đạt ý tưởng một cách chính xác bằng những cõu văn ngắn gọn, rừ ràng. Núi gọn là: ô Khả năng viết ngắn, rừ, chớnh xác các ý tưởng”.

Phần câu hỏi của các loại câu trắc nghiệm đều phải làm rõ ý muốn hỏi, bảo đảm tính đơn nhất, chỉ tập trung vào một khía cạnh, một dấu hiệu, một chủ điểm.

Các câu lựa chọn (của loại trắc nghiệm nhiều lựa chọn) phải được diễn đạt sao cho tách bạch rõ ý câu chọn đúng, câu chọn sai. Trong các câu sai phải có chứa những điều hợp logic, có phần đúng nhưng là cái đúng không thuộc bản chất.

Về mặt kỹ năng soạn, muốn có một bài trắc nghiệm tốt thường đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Khi soạn câu trắc nghiệm, giáo viên phải tuân thủ các yêu cầu về nội dung trọng tâm, các mục tiêu về nhận thức. Các chủ điểm quan trọng phải có nhiều câu hơn. Độ khó, độ phức tạp về sự đan chen mức độ biết, hiểu, áp dụng v.v...đều phải được quyết định trên cơ sở tính chất quan trọng, yêu cầu phải đạt về các tri thức và kỹ năng hơn là tuỳ hứng thú của giáo viên đối với các phần đã giảng dạy.

TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương này đã đề cập đến các nội dung:

* Trình bày các loại mục tiêu và cách soạn thảo chúng.

* Lập bảng phân tích nội dung môn học, chương làm cơ sở cho việc soạn bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của môn học hoặc chương.

* Phương pháp thiết kế một dàn bài trắc nghiệm.

* Số câu hỏi cần cho một bài trắc nghiệm.

*Những điều kiện người giáo viên cần có khi soạn trắc nghiệm.

Qua nội dung của chương này, bạn cần nhận thức được 3 bước trong giai đoạn quy hoạch bài trắc nghiệm:

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập của môn học, một chương hay một vài tiết học. Thực hiện bằng cách bám sát nội dung SGK (và cả sách giáo viên), lập bảng phân tích nội dung của một (hay nhiều) chương, một hay nhiều bài học cần kiểm tra.

Bước 2: Liên kết các nội dung vừa ghi ra với các mục tiêu nhận thức mà học sinh cần phải đạt đến (dựa theo cách phân loại của B.S. Bloom).

Bước 3: Thiết kế dàn bài trắc nghiệm (bảng quy định hai chiều) làm cơ sở cho việc soạn thảo các câu trắc nghiệm.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ KIỂM TRA

1. Nêu tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu môn học, mục tiêu bài giảng, bài kiểm tra.

2. Hãy phân biệt các khái niệm: mục đích giáo dục, mục tiêu giảng dạy tổng quát, kết quả học tập chuyên biệt.

3. “Hình thành một nhân cách toàn diện ở học sinh” là mục tiêu giáo dục của mức độ nào?

4. Những mẫu tự viết tắt này của tiếng Anh (S.M.A.R.T) có ý nghĩa gì trong việc soạn thảo mục tiêu?

5. Hãy nêu mục tiêu của một bài giảng cụ thể thể hiện được toàn bộ các đặc điểm của mục tiêu (S.M.A.R.T).

6. Phân tích nội dung môn học, nội dung bài giảng gồm các bước nào?

BÀI TẬP BẮT BUỘC PHẢI LÀM VÀ NỘP (THỰC HIỆN THEO NHÓM NHỎ)

Giảng viên sẽ chia lớp thành nhiều nhóm (4, 5 hay 7, 8 người tùy sĩ số lớp). Mỗi nhóm phải hoàn tất 4 mục hướng dẫn ngay bên dưới đây. Kết quả phải đạt được là một bài báo cáo của nhóm với đầy đủ 4 tiểu mục về quy hoạch bài trắc nghiệm. Khuyến khích bài nộp được đánh máy bằng vi tính.

Nếu viết tay, cần trình bày bài viết sạch sẽ trên giấy A4.

(1) Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung môn hoc (ngành mà bạn đang học). Lựa chọn trong sách giáo khoa bậc THPT (có thể chỉ là một số tiết dạy đủ tạo thành một khối kiến thức hoàn chỉnh thuộc một hay nhiều chương trong sách lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12). Nhớ phải ghi rõ ra trên tiêu đề: BÀI THỰC HÀNH CHƯƠNG 2, sau đó là tên bài thuộc SGK lớp nào, năm xuất bản, từ trang... đến trang..., ghi tên các sinh viên trong nhóm thực hiện, người đầu tiên là nhóm trưởng.

(2) Thực hiện việc phân tích nội dung bài học: cả nhóm cùng làm và thảo luận, sau đó viết ra các ý tưởng dự định khảo sát học sinh (theo cách gạch đầu dòng).

(3) Viết mục tiêu nhận thức cho từng nội dung (lưu ý một nội dung có thể liên quan đến nhiều mục tiêu nhận thức). Kết quả viết thành một cấu trúc cây, ví dụ như sau.

Chủ đề 1: Ký hiệu là A. Giả sử có 2 ý, sẽ đánh số là A1, A2. Trong nội dung A1 có A11 và A12; A2 không có nội dung con, gọi đây là nút (Ta sẽ soạn câu hỏi cho các ý tại nút).

Chủ đề 2: Ký hiệu là B. Giả sử có 2 ý, sẽ đánh số là B1, B2. Trong B2 lại có B21 và B22. Lập tương tự như vậy cho chủ đề khác.

(4) Lập bảng quy định hai chiều, ghi rõ tỉ lệ % cho từng mục dựa trên tầm quan trọng của nội dung. Tại những ô có dự định ra câu hỏi, căn cứ vào tỉ lệ để tính và ghi rõ số câu hỏi cần phải có để hợp thành bài trắc nghiệm 40 câu.

Lưu ý: Bài thực hành này các nhóm sinh viên phải nộp cho giảng viên để chấm điểm. Tùy theo chất lượng bài làm, giảng viên có thể chọn ra và hướng dẫn một số nhóm thực hiện tiếp bài tiểu luận (sẽ nộp vào gần cuối khóa). Nếu bài tiểu luận hoàn tất đầy đủ yêu cầu của giảng viên thì được miễn thi.

PHỤ ĐÍNH CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI MỤC TIÊU (LĨNH VỰC NHẬN THỨC) theo BENJAMIN S. BLOOM

Dưới đây là phần tóm tắt những mục tiêu nhận thức trích từ sách của Bloom cùng một số giải thích hầu giúp sinh viên bước đầu làm quen với công việc phân loại. Sinh viên cần tham khảo kỹ lưỡng để có thể soạn được các phát biểu thật rõ và cụ thể, kết hợp được phần nội dung môn học cần khảo sát học sinh với những mức độ khác nhau về yêu cầu nhận thức mà học sinh phải đạt tới, từ đó xây dựng được bảng quy định hai chiều dùng khi soạn một bài trắc nghiệm.

1.00 KNOWLEDGE (Tri thức, mức Biết, ký hiệu 1.00)

Biết theo định nghĩa, bao gồm việc có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, nhớ lai các phương pháp và quá trình, hoặc nhớ lại một dạng thức, một cấu trúc, một mô hình mà học viên đã có lần găp trong quá khứ ở lớp học, trong sách vở hoặc ngoài thực tế. Khi đo mức này, ta chỉ cần yêu cầu học sinh nhớ lại đúng điều được hỏi đến. Ví dụ: Học sinh có thể lặp lại đúng một định luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấy. Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật,… cần phải nhớ lại có thể xảy ra trọn vẹn hoặc một phần, nguyên dạng đã học hoặc dưới một dạng đã thay đổi ít nhiều. Đây là mức thấp nhất, chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng trí nhớ.

Bloom chi tiết thành các mục 1.10, 1.20, 1.30., Trong 1.10 có 2 mức nhỏ là 1.11 và 1.12.

1.10 Biết các tri thức bộ phận:

Nhớ lại các thông tin bộ phận hay riêng biệt (biết, nhớ lại các sự việc hiện tượng như tên, niên hiệu, thuật ngữ và định nghĩa)

1.11 Biết các từ, thuật ngữ:

Biết, nhớ các sự vật qua các biểu hiện riêng biệt (bằng lời và không bằng lời). Ví dụ: nhớ các ký hiệu đặc biệt, các biểu tượng đặc biệt của một vật. Có thể là yêu cầu học sinh:

* Định nghĩa các thuật ngữ kỹ thuật bằng cách đưa ra các thuộc tính, đặc tính, các mối quan hệ giữa chúng (như công thức, hệ thức).

* Làm quen với một số lớn các từ dưới mức độ ngữ nghĩa thông thường.

1.12 Biết các sự kiện riêng lẻ:

Biết các ngày tháng, biến cố, sự kiện, con người, địa danh,.. Sự kiện nhớ lại có thể chính xác hay gần đúng.

* Nhớ lại các sự kiện chính về các nền văn hóa riêng biệt. Hoặc các bộ phận chính của rễ cây.

* Có một hiểu biết tối thiểu về các thông tin bộ phận đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiêm, qua các tài liệu đã học.

1.20 Biết cách thức và phương tiện tiếp cận với các tri thức riêng lẻ:

Biết cách tổ chức, nghiên cứu, đánh giá và phê bình. Bao gồm biết các phương pháp điều tra, phương pháp liên tục theo niên đại, biết các tiêu chuẩn đánh giá trong một lĩnh vực, biết cách thức (cơ cấu) tổ chức qua đó phạm vi của các lĩnh vực được xác định.

Đây là mức trung gian giữa mức biết những vấn đề đặc biệt và biết những vấn đề tổng quát. Tuy nhiên, chưa bắt buộc học sinh phải sử dụng được các điều đã học mà chỉ cần biết đến những điều ấy. Chia ra từ 1.21 đến 1.25:

1.21 Tri thức về các quy ước:

Tri thức về cách thức cơ bản để xử lý và trình bày các ý tưởng và các hiện tượng.

* Học sinh làm quen với các hình thức và các quy ước của các loại tác phẩm chính, thí dụ: các dạng của thơ, kịch, tài liệu khoa học,..

* Học sinh biết các hình thức (dạng) và cách dùng câu đúng trong lời nói và viết.

* Các cực của một thanh nam châm thường được gọi là:

a. Cộng và Trừ b. Đỏ và Xanh c. Bắc và Nam d. Anôt và Catôt

1.22 Tri thức về các khuynh hướng và tính nhất quán:

Tri thức về các quá trình, các chiều hướng diễn biến và các chuyển di của các hiện tượng so với thời gian. Ví dụ: học sinh biết chu trình hoạt động của máy móc, chu trình biến hoá bướm nhộng.

1.23 Tri thức về cách phân loại và các phạm trù:

Tri thức về các loại, họ, ngành, các tập hợp, các phân bố và sự sắp đặt được xem là cơ sở cho một lãnh vực môn học, một mục đích,… Thí dụ học sinh quen thuộc với các loại văn chương khác nhau, các loại máy bay khác nhau.

* Nhận ra được lĩnh vực được chứa trong các loại vấn đề và các tài liệu khác nhau.

* Quen thuộc với mức độ của các loại tài liệu.

- Người vẽ kiểu nhà cửa được gọi là…

a. thợ mộc

b. kỹ sư công chánh c. kiến trúc sư

d. nhà trang trí

- Câu nào sau đây diễn tả một phản ứng hoá học?

a. Rượu bay hơi b. Nước đông đặc c. Dầu cháy

d. Sáp chảy

1.24 Tri thức về các tiêu chuẩn: (Criteria)

Tri thức về các tiêu chuẩn qua đó các sự kiện, các nguyên tắc, nguyên lý, các ý kiến được kiểm nghiệm hoặc đánh giá.Ví dụ:

* Biết các tiêu chuẩn đánh giá một tác phẩm mỹ thuật, một bản nhạc, một vở kịch mà học sinh đọc.

* Tri thức về các tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động giải trí.

1.25 Tri thức về phương pháp luận, về thủ thuật dùng khảo sát các vấn đề:

Tri thức về các phương pháp điều tra, các kỹ thuật và cách thức được sử dụng trong lĩnh vực môn học riêng biệt, (chủ yếu là tri thức và phương pháp của cá nhân, hơn là khả năng của người đó sử dụng phương pháp).

* Tri thức về các phương pháp khoa học để đánh giá khái niệm sức khỏe.

* Học sinh biết các phương pháp giải quyết tương ứng với các loại vấn đề có liên quan đến các khoa học xã hội. Thí dụ học sinh biết phương pháp mổ một con tôm để quan sát trên kính hiển vi, phương pháp xác định chu kỳ bán rã của tia vũ trụ.

* Câu hỏi: Để khảo sát việc ăn uống quá độ có ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào, cách nào sau đây là phù hợp nhất?

a. Thực hiện thí nghiệm với hai nhóm chuột bạch trong phòng thí nghiệm, một nhóm luôn luôn được cho ăn thật nhiều và nhóm kia ăn uống bình thường.

b. Phỏng vấn năm mươi người chọn ngẫu nhiên và tổng hợp ý kiến chung của họ.

c. Khảo sát các bài quảng cáo về thức ăn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

d. Phỏng vấn mười cụ già và xem họ thử ăn uống như thế nào.

1.30 Tri thức về cái tổng quát và trừu tượng trong một lĩnh vực:

Liên quan đến các dạng thức tổng quát làm căn bản cho những hiện tượng và những ý tưởng, bao gồm cấu trúc, lý thuyết, các điều tổng quát hoá trong một lĩnh vực, một địa hạt, mang tính chất trừu tượng, phức tạp. Tri thức về các sơ đồ và các kiểu loại chính mà các hiện tượng và ý tưởng được sắp xếp. Có nhiều cấu trúc, lý thuyết và sự khái quát rộng hơn bao trùm một lĩnh vực môn học.

1.31 Tri thức về các nguyên tắc và các điều khái quát hóa:

Tri thức về các khái niệm trừu tượng có giá trị trong việc giải thích, mô tả tiên đoán hoặc xác định các hành động, các phương hướng phù hợp nhất.

* Nhớ lại các điểm khái quát chính về một nền văn hóa.

1.32 Tri thức về các lý thuyết và cấu trúc:

Tri thức về khối lượng lớn các quy tắc và các khái quát hóa cùng các mối liên hệ bên trong của chúng tiêu biểu một quan niệm hệ thống, đầy đủ, rõ ràng về một hiện tượng, một vấn đề hoặc một lĩnh vực phức tạp (ghi nhớ các nguyên lý, các điều tổng quát hoá, các hệ thức liên hệ giữa các phần đã học với nhau để có một cái nhìn có hệ thống về một hiện tượng, một vấn đề).Ví dụ:

* Tri thức về cách trình bày có hệ thống tương đối đầy đủ về lý thuyết tiến hóa.

* Nhớ lại các lý thuyết chính về các nền văn minh đặc biệt.

2.00 THÔNG HIỂU (Comprehension, mức Hiểu, ký hiệu 2.00)

Thông hiểu bao gồm cả kiến thức, nhưng ở mức cao hơn là trí nhớ. Nó có liên quan đến ý nghĩa và các mối liên hệ của những gì học sinh đã biết đã học. Mức hiểu dùng mô tả việc học sinh thể hiện được khả năng như: (1) biết rõ những điều giáo viên nói khi giảng bài; (2) Rút ra một ý nghĩa khi đọc một trang sách, một bài viết; (3) Giải thích vì sao một thí nghiệm có thể xảy ra.

Ở mức nhận thức này không những học sinh có thể nhớ lại và phát biểu lại nguyên dạng vấn đề đã học, mà còn có thể thay đổi vấn đề đã học sang một dạng khác tương đương nhưng có ý nghĩa hơn đối với người học.

Một học sinh tỏ ra mình thông hiểu một định luật nghĩa là có thể giải thích được ý nghĩa của những khái niệm quan trọng trong định luật vật lý ấy, hay minh họa bằng một thí dụ về các mối liên hệ được biểu thị bởi định lý đó. Mức này gồm có 3 loại là:

2.10. Chuyển dịch:

Học sinh có thể diễn đạt lại những điều đã học bằng lời lẽ riêng của mình, hoặc dưới một dạng khác, với điều kiện bảo toàn được ý nghĩa ban đầu. Nó được đánh giá trên cơ sở của sự trung thực và chính xác (chất liệu trong thông tin nguyên thủy được giữ lại mặc dù hình thức thông tin đã bị biến đổi).

Ví dụ:

* Khả năng hiểu được các lời nói bình dân (ẩn dụ, tượng trưng, châm biếm, ngoa ngữ).

* Khả năng chuyển dịch các tài liệu toán học bằng lời thành các mệnh đề tượng trưng và ngược lại.

* Câu hỏi: “Khi một dòng điện cảm sinh ra do chuyển động tương đối của một dây dẫn và một từ trường, dòng điện cảm phải có chiều như thế nào đó để có thể tạo thành một từ trường đối kháng lại chuyển động”. Nguyên lý này được thể hiện ở hiện tượng:

A. Một nam châm hút một cây đinh

B. Máy phát điện hoặc dy na mô

c. Chuyển động của một kim nam châm D. Chuông điện

2.20. Nội suy:

Giải thích và tóm tắt thông tin. Nội suy gồm sự sắp đặt lại, sắp xếp lại hoặc là một cách nhìn mới về tài liệu. Ví dụ:

* Khả năng có thể giải thích các số liệu thu thập được trong một thí nghiệm.

* Khả năng nắm bắt được tư tưởng của một tác phẩm (hay một bài văn) ở mức độ khái quát cần thiết nào đó.

* Khả năng giải thích các loại dữ kiện xã hội khác nhau.

2.30. Ngoại suy:

Học sinh có thể suy đoán các khuynh hướng hay chiều hướng, các điều mở rộng từ các dữ kiện đã cho. Họ có thể xác định các ẩn ý, các hệ quả, các hệ luận, các hiệu quả,… phù hợp với các điều kiện được mô tả trong thông tin nguyên thủy. Ví dụ:

* Cho một biểu đồ sản xuất theo thời gian. Học sinh dự báo khuynh hướng của sự phát triển tiếp theo.

* Từ bảng số liệu đã thu, tiên đoán mức tiến triển của một quá trình biến đổi.

3.0 ÁP DỤNG: (Application, mức Vận dụng)

Bao gồm việc ứng dụng các điều trừu tượng, những nguyên lý, định luật đã học vào các trường hợp đặc biệt, cụ thể. Thí dụ áp dụng các định luật khoa học để giải thích các hiện tượng riêng rẽ. Các khái niệm trừu tượng có thể ở dạng:

* Các tư tưởng tổng quát

* Các phương pháp được khái quát hóa

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w