CÔNG THỨC TÍNH VÀ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỘ KHÓ CỦA CÂU TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 60 - 63)

Chương 4. PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM

II. CÔNG THỨC TÍNH VÀ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỘ KHÓ CỦA CÂU TRẮC NGHIỆM

Về mặt kỹ thuật, tài liệu này tập trung giới thiệu cách tính thuận tiện nhất cho các giáo viên đang đứng lớp, thường chỉ có điều kiện khảo sát bài trắc nghiệm trên những học sinh của lớp mình và dùng được máy tính bỏ túi.

Tuy vậy, tài liệu cũng giới thiệu vài cách tính khác, để khi có thể dùng được máy vi tính thì việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.

Cách học hiệu quả nhất là người học đọc kỹ cách làm, thực hành thuần thục các bài tập chương, sau đó chọn một bài trắc nghiệm môn học, khảo sát trên lớp học sinh và tính toán, phân tích các câu hỏi.

NỘI DUNG

I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu hỏi 1: Việc phân tích các câu hỏi trắc nghiệm nhằm mục đích gì?

Trả lời: Phân tích câu trắc nghiệm sẽ giúp người soạn:

- Biết được độ khó, độ phân cách của mỗi câu.

- Biết được giá trị của đáp án và mồi nhử, đánh giá được câu trắc nghiệm.

- Ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm ấy.

- Làm gia tăng tính tin cậy (hệ số tin cậy) của bài trắc nghiệm.

Câu hỏi 2: Việc phân tích câu trắc nghiệm được tiến hành theo phương pháp nào?

Trả lời: Đó là phương pháp tính độ khó, độ khó vừa phải, độ phân cách của câu và phương pháp thẩm định các mồi nhử.

II. CÔNG THỨC TÍNH VÀ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỘ KHÓ CỦA CÂU TRẮC NGHIỆM

1. Công thức tính độ khó của câu trắc nghiệm.

Câu hỏi 1. Một đề thi được gọi là khó hay dễ khi nào?

Trả lời: Đề thi được cho là dễ khi tỉ lệ học sinh làm đúng / tổng số thí sinh dự thi là một số gần bằng 1, ngược lại, khi tỉ lệ này gần bằng 0. Từ ý tưởng đó, người ta đi đến công thức tính độ khó của câu trắc nghiệm như sau:

Số người trả lời đúng câu i = Độ khó của câu i

Tổng sổ người làm bài trắc nghiệm Câu hỏi 2: Bạn có nhận xét gì về đặc điểm của độ khó của câu trắc nghiệm?

Gợi ý trả lời: Khi nào độ khó của câu trắc nghiệm (TN) bằng 0? Khi nào độ khó của câu TN bằng 1? Như vậy độ khó của câu TN có thể có những giá trị từ bao nhiêu đến bao nhiêu? Độ khó càng gần 0 thì câu TN dễ hay khó?

Độ khó càng gần 1 thì câu TN dễ hay khó? Từ công thức tính độ khó nêu trên, bạn hãy cho biết độ khó của một câu TN là một số cố định hay thay đổi, và nếu thay đổi thì phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu hỏi 3: Độ khó nằm trong khoảng nào thì ta kết luận rằng câu TN khó, dễ, vừa?

Muốn trả lời câu hỏi này, ta phải tìm hiểu phần tiếp theo.

2. Xác định độ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:

Để có thể kết luận được rằng một câu TN là dễ, khó -hay vừa sức học sinh (HS), trước hết ta phải tính độ khó của câu TN ấy rồi so sánh với độ khó vừa phải (ĐKVP) của loại câu TN ấy.

- Nếu độ khó của câu TN > ĐKVP thì ta kết luận rằng câu TN ây là dễ so với trình độ HS lớp làm trắc nghiệm.

- Nếu độ khó của câu TN < ĐKVP, thì ta kết luận rằng câu TN ấy là khó so với trình độ HS của lớp làm trắc nghiệm.

- Nếu độ khó của câu TN xấp xỉ với ĐKVP, thì ta kết luận rằng câu TN vừa sức với trình độ HS của lớp làm trắc nghiệm.

Ta có thể biểu diễn điều ấy trên một trục hoành như sau:

ĐKVP

Câu TN khó Câu TN vừa Câu TN dễ

Nhưng làm cách nào để tính được ĐKVP của câu TN?

Công thức tính ĐKVP:

Độ khó vừa phải câu i = 100% + % may rủi 2

Mỗi loại câu TN có tỉ lệ % may rủi khác nhau. Loại câu đúng- sai có tỉ lệ

% may rủi là 50%, loại câu có 4 lựa chọn có tỉ lệ % may rủi là 25%, loại câu có 5 lựa chọn có tỉ lệ % may rủi là 20%. Từ đó bạn hãy tính độ khó vừa phải của từng loại câu TN và nếu bạn có được độ khó của một câu TN, thì bạn có thể kết luận được rằng câu TN ấy là khó hay dễ so với trình độ HS lớp làm trắc nghiệm.

Hỏi: Sau khi biết được câu trắc nghiệm là dễ hay khó so với trình độ của HS, bạn sẽ chọn loại câu trắc nghiệm nào để đưa vào bài trắc nghiệm:

câu dễ, câu khó hay câu vừa phải?

Trả lời: Việc chọn câu TN tùy thuộc vào mục tiêu của bài trắc nghiệm.

* Nếu mục tiêu của trắc nghiệm là nhằm chọn những HS có năng khiếu xuất sắc thì người soạn trắc nghiệm có thể lựa chọn các câu khó hoặc rất khó, mà độ khó thì được tính từ một cuộc khảo sát một lớp HS cùng trình độ trước đó.

* Khi cần khảo sát năng lực HS ở một cuộc thi cử thông thường thì nên chọn các câu có độ khó vừa phải, hoặc có sự phân phối các câu có độ khó khác nhau như sau:

+ Hoặc toàn bộ các câu đều có độ khó xấp xỉ độ khó vừa phải.

+ Hoặc đa số câu có độ khó vừa phải, còn từ khó đến rất khó hay câu dễ thì ít.

Đến đây thì bạn có thể tự trả lời được các câu hỏi như: Độ khó của câu TN là gì? Làm cách nào để tính độ khó của một câu TN? Độ khó của một câu TN cho ta những ý nghĩa gì?

Trong phương pháp phân tích câu TN, sau khi tính độ khó của câu TN, công việc tiếp theo phải làm là tính độ phân cách của câu TN. Cụ thể là tự phải trả lời các câu hỏi sau, cả về lý thuyết cũng như thực hành:

- Độ phân cách của câu trắc nghiệm là gì?

- Làm cách nào để tính được độ phân cách của câu trắc nghiệm?

- Bạn sẽ ra quyết định như thế nào khi đã có độ phân cách của câu TN? (Chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm ấy? Dựa vào căn cứ nào?

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w