CÔNG THỨC TÍNH VÀ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỘ PHÂN CÁCH CÂU TRẮC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 63 - 66)

Chương 4. PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM

III. CÔNG THỨC TÍNH VÀ GIẢI THÍCH Ý NGHĨA ĐỘ PHÂN CÁCH CÂU TRẮC NGHIỆM

1. Độ phân cách câu trắc nghiệm là gì?

Độ phân cách của một câu TN là một chỉ số giúp ta phân biệt được HS giỏi với HS kém. Cho nên, một bài TN gồm toàn những câu TN có độ phân cách tốt trở lên sẽ là một công cụ đo lường có tính tin cậy cao. Nhưng làm cách nào để tính được độ phân cách của câu TN? Hãy xem và thực hành theo quy trình dưới đây.

2. Quy trình tính độ phân cách của một câu TN theo lối thủ công:

Sau khi đã chấm và cộng tổng điểm của từng bài TN, ta có thể thực hiện các bước sau với máy tính bỏ túi theo lối thủ công để biết được độ phân cách của một câu TN:

Bước 1: xếp đặt các bài làm của học sinh (đã chấm, cộng điểm) theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp.

Bước 2: Căn cứ trên tổng số bài TN, lấy 27% của tổng số bài làm có điểm từ bài cao nhất trở xuống xếp vào nhóm CAO và 27% tổng số bài làm có điểm từ bài thấp nhất trở lên xếp vào nhóm THẤP.

Bước 3: Tính tỉ lệ phần trăm học sinh làm đúng câu TN riêng cho từng nhóm (CAO, THẤP) bằng cách đếm số người làm đúng trong mỗi nhóm và chia cho số người của nhóm (lưu ý: số người mỗi nhóm = 27% tổng số bài làm học sinh).

Bước 4: Tính độ phân cách câu (D) theo công thức:

D = Tỉ lệ % nhóm cao làm đúng câu TN - Tỉ lệ % nhóm thấp làm đúng câu TN

Lặp lại các bước 3 và 4 cho mỗi câu trắc nghiệm khác.

Chú thích: Có thể tính độ phân cách của một câu trắc nghiệm theo cách tương đương:

Thực hiện bước 1 và 2 như mô tả trên. Trong bước 3 đếm số người làm đúng trong mỗi nhóm, gọi là Đúng (CAO) và Đúng (THẤP). Sau đó thay vào công thức (bước 4):

Độ phân cách câu i = Đúng (Cao) - Đúng (Thấp) x 100%

Sỗ người trong 1 nhom

Thực hành tính độ phân cách: Sau khi học xong các Chương I, II, III, các bạn đã có thời gian để cùng với tập thể lớp soạn một bài trắc nghiệm theo dàn bài đã định trước. Bây giờ, bạn hãy mang bài TN ấy đi khảo sát ở một lớp HS tại trường phổ thông rồi chấm điểm (mỗi câu làm đúng được 1 điểm).

Cộng điểm để có tổng điểm của mỗi bài rồi ghi lên một góc phía trên tờ giấy bài làm. Sau đó, bạn hãy thực hành tính độ phân cách của một vài câu TN trong bài TN ấy theo các bước đã hướng dẫn ở trên.

Thí dụ: Bài TN môn cầu lông có 28 câu do các bạn sinh viên năm thứ III Khoa Giáo dục thể chất (GDTC), Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh năm học 2003-2004 soạn, được đem khảo sát ở một lớp sinh viên GDTC ở một địa phương khác, chúng tôi thu được kết quả như sau:

* Số bài TN thu được: 42 bài

* Điểm cao nhất = 22

* Điểm thấp nhất = 08

Câu hỏi: Như vậy, bạn sẽ chọn bao nhiêu bài cho nhóm cao và chọn từ bài có điểm số bao nhiêu?

Trả lời: Tính số người trong mỗi nhóm = 42 * 27% = 11. Nhóm CAO được chọn từ bài có điểm là 22 trở xuống cho đến khi đủ 11 bài. Nhóm THẤP được chọn từ bài có điểm thấp nhất là 08 điểm trở lên cho đến khi đủ số 11 bài.

Tiếp theo là công việc của bước 3: Hãy lập bảng tỉ lệ % làm đúng các câu 1, 28, 17,13, 27 của nhóm cao và nhóm thấp.

BẢNG TỈ LỆ % LÀM ĐÚNG Câu Nhóm

cao

Nhóm

thấp Độ phân cách D

1 10 người (90.9%)

7 người

(63.6%) D = 90.9% - 63.6% = 27.3% (= 0.27) 28 5 người

(45.4%)

5 người

(45.4%) D = 45.4% - 45.4% = 0% (= 0.00) 17 3 người

(27.2%)

4 người

(36.3%) D = 27.2% - 36.3% = -9.1% (= -0.09) 13 11 người

(100%)

9 người

(81.8%) D= 100% -81.8%= 18.2% (=0.18) 27 5 người

(45.4%)

2 người

(18.1%) D = 45.4% - 18.1% = 27.3% (= 0.27)

3. Kết luận rút ra từ độ phân cách của một câu TN (Ý nghĩa của độ phân cách)

Theo công thức tính độ phân cách ở phần 2, độ phân cách của một câu TN nằm trong giới hạn từ -1.00 đến +1.00. Để có thể đưa ra kết luận sau khi tính được độ phân cách của một câu TN, ta căn cứ vào quy định sau:

* D ≥.40 ta kết luận: câu TN có độ phân cách rất tốt.

*.30 ≤ D ≤.39 ta kết luận: câu TN có độ phân cách khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn.

*.20 ≤ D ≤.29 ta kết luận: câu TN có độ phân cách tạm được, cần phải điều chỉnh.

* D ≤.19: câu TN có độ phân cách kém cần phải loại bỏ hay phải gia công sửa chữa nhiều.

Thực hành: Căn cứ vào quy định trên, bạn hãy tự rút ra kết luận từ độ phân cách đã tính được của các câu TN 1, 28, 17, 13, 27 ở bảng trên.

Trong phương pháp phân tích câu trắc nghiệm, ta còn một công việc chưa thực hiện, đó là phân tích đáp án và các mồi nhử. Công việc này sẻ giúp ta lý giải được vì sao một câu TN có độ phân cách cao hoặc thấp.

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w