Chương 6. TỔ CHỨC THI VÀ CHẤM THI TRẮC NGHIỆM
I. TỔ CHỨC THI TRẮC NGHIỆM
1. Điều cần lưu ý khi thi với hình thức trắc nghiệm
Hoạt động 1: Thảo luận trong nhóm.
Bạn hãy nghĩ về một kỳ thi đã từng trải qua thời trung học.
Liệt kê ra những gì theo bạn, có liên quan đến việc tổ chức thi (ví dụ:
thầy cô, ban giám hiệu, văn phòng và những nhiệm vụ của từng người là gì?) Một kỳ thi được tổ chức với hình thức trắc nghiệm. Là thí sinh bạn quan tâm điều gì trước tiên? Ngược lại, là người tổ chức, bạn có suy nghĩ gì khác?
Chẳng hạn: Nội dung đề thi, công việc in đề, huấn luyện giám thị hay tập dợt cách làm bài cho học sinh?
Dưới đây cung cấp một số thông tin liên quan đến kỳ thi trắc nghiệm:
- Đề thi: Với số lượng câu hỏi khá nhiều so với hình thức tự luận, một đề thi phải in trên nhiều tờ giấy, ví vậy chi phí in đề cao hơn. Ngược lại, không cần sử dụng thêm giấy làm bài cho thí sinh, cần tính đến yếu tố tiết kiệm khi
trình bày đề thi, nhưng không được gây trở ngại, nhầm lẫn cho thí sinh lúc làm bài.
- Bảng trả lời: Thí sinh có 2 cách trả lời. Một là quy định thí sinh đánh dấu chọn vào nơi thích hợp ngay tại mỗi câu hỏi (làm trên đề đỡ bị nhầm lẫn).
Hai là dùng bảng trả lời riêng (answer sheet). Cách thứ hai có điểm thuận lợi cho giáo viên khi chấm bài nhưng thí sinh có thể bị nhầm lẫn, phổ biến là đánh dấu lệch vào câu khác khi di chuyển từ đề thi sang bảng trả lời.
Trang sau minh họa cho bạn một bảng trả lời (cho đề thi có 40 câu loại 4 lựa chọn). Tùy theo nhu cầu, có thể tạo ra các bảng trả lời với 60, 80 hay 100 câu cùng những chi tiết phong phú hơn về kỳ thi, cá nhân thí sinh, v.v…
- Số đề thi tương đương cho mỗi lần thi: Dù là thi với hình thức tự luận, một số kỳ thi đã sử dụng 2 đề phát xen kẻ để tránh sự trao đổi, quay cóp. Nhưng với trắc nghiệm, bắt buộc phải có nhiều đề xen kẻ. Thường phải dùng 4 đề hay hơn nữa. Các đề được mang một mã số, ví dụ: đề số 1, đề số 2, đề số 3, v.v…
Khi phát đề, giám thị phải bảo đảm rằng các thí sinh ngồi gần nhau (bên cạnh hay phía trước, sau) không được nhận cùng một mã số đề. Ta sẽ bàn luận cách tạo ra các đề này trong một đoạn sau.
- Nhân bản (photocopy) các đề thi: Nếu có máy in cao tốc sẽ giảm được thời gian nhân đề. Máy in cao tốc thuận lợi cho các kỳ thi có thí sinh đông. Với số lượng thí sinh không lớn lắm, dùng máy photocopy thông thường cũng đã rất tốt.
Tuy nhiên, dù nhân số lượng trên loại máy nào, ta cũng cần phải tính đến thời gian dùng để xếp các tờ giấy và đóng ghim cho từng đề. Sau đó còn phải đếm và phân bố số lượng các đề tương đương vào mỗi túi đề. Nếu đề thi nhiều mà có ít người phục vụ, đề thi phải được in trước một vài ngày. Lúc bấy giờ, điều cần lưu ý đặc biệt đó là sự bảo mật. Công việc này đòi hỏi sự quan tâm và ý thức trách nhiệm cao của người quản lý. Bởi vì ngày nay, các cơ sở photocopy có ở khắp nơi. Kẻ gian chỉ cần lấy cắp được một đề, nhân ra và
phát tán, hậu quả thật vô cùng tai hại. Nếu phát hiện sớm thì phải lùi ngày thi, thay bằng đề dự trữ. Còn không phát hiện được thì kỳ thi chịu nhiều tai tiếng.
[Phần tiêu đề của cơ quan, ví dụ:
Sở Giáo Dục và Đào Tạp TP HCM
Trường Trung học PT Võ Thị Sáu
*************
KỲ THI GIỮA HỌC KÌ I, 2004 - 2005
BẢNG TRẢ LỜI
MÔN THI: ……… Họ và Tên thí sinh: ………
NGÀY THI: ……… Lớp: ………… SBD: ………… Số phách: …………
Đề số: ……… Số phách: ………
CÂU SỐ TRẢ LỜI
1 A B C D
2 A B C D
3 A B C D
4 A B C D
5 A B C D
6 A B C D
7 A B C D
8 A B C D
9 A B C D
10 A B C D
11 A B C D
12 A B C D
13 A B C D
14 A B C D
15 A B C D
16 A B C D
17 A B C D
18 A B C D
19 A B C D
20 A B C D
21 A B C D
22 A B C D
23 A B C D
24 A B C D
25 A B C D
26 A B C D
27 A B C D
28 A B C D
29 A B C D
30 A B C E
31 A B C D
32 A B C E
33 A B C D
34 A B C D
35 A B C D
36 A B C D
37 A B C D
38 A B C D
39 A B C D
40 A B C D
- Cần có phần hướng dẫn cách trả lời ngay trên đề thi: Với trắc nghiệm nhiều lựa chọn, phải thống nhất quy ước đánh dấu chọn. Ví dụ:
Phần hướng dẫn làm bài
* Đọc câu hỏi và chọn một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn a, b, c, d ở mỗi câu hỏi.
* Đánh dấu X ngay tại mẫu tự chọn: Thí dụ chọn a, ta đánh đè lên chữ a:
a b c d
* Nếu muốn chọn mẫu tự khác, hãy khoanh tròn mẫu tự cũ đã chọn và đánh X ở mẫu tự mới. Thí dụ loại bỏ a chọn c:
a b X d
* Nếu lại chọn mẫu tự đã bỏ, thì khoanh tròn mẫu tự vừa chọn rồi bôi đen mẫu tự muốn lấy lại.
Thí dụ chọn lại a và loại bỏ c.
A b ® d
Vì thời gian có hạn, thí sinh không nên dừng quá lâu tại một câu hỏi nào. Với câu hỏi chưa biết chắc lựa chọn đúng, hãy đánh dấu X vào mẫu tự được cho là hợp lý nhất.