MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CÂU TRẮC NGHIỆM TỐT

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 68 - 71)

Chương 4. PHÂN TÍCH CÂU TRẮC NGHIỆM

V. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐỂ CHỌN ĐƯỢC CÂU TRẮC NGHIỆM TỐT

1. Những câu TN có độ khó quá thấp hay quá cao, đồng thời có độ phân cách âm hoặc quá thấp là những câu kém cần phải xem lại để loại đi hay sửa chữa cho tốt hơn.

2. Với đáp án trong câu TN, số người nhóm cao chọn phải nhiều hơn số người nhóm thấp.

3. Với các mồi nhử, số người trong nhóm cao chọn phải ít hơn số người trong nhóm thấp.

Trên đây chỉ là cách làm thủ công giúp ta hiểu căn bản của việc phân tích câu TN. Ngày nay, các phần mêm vi tính sẽ giúp chúng ta phân tích câu TN nhanh chóng và thuận tiện hơn.

TÓM TẮT

Trong chương này, ta đã thảo luận về phân tích, chọn và sửa các câu trắc nghiệm đã soạn thảo để góp phần tạo được một bài trắc nghiệm có tính tin cậy và giá trị. Bạn đã được giới thiệu mục đích và phương pháp phân tích các câu hỏi trắc nghiệm; công thức tính và giải thích ý nghĩa độ khó câu, độ phân cách câu của bài trắc nghiệm ở lớp học. Ngoài ra cũng thảo luận về cách phân tích các mồi nhử của một câu trắc nghiệm và một số tiêu chuẩn để chọn được câu hỏi tốt cho một bài trắc nghiệm.

Tuy không thuộc nội dung chương, nhưng chúng tôi cũng muốn bạn sau khi học xong bài này nên hệ thống lại các tri thức để xuyên suốt các bước

trong quy trình soạn trắc nghiệm. Chương 2 đã nói đến 3 bước đầu tiên. Bạn cần biết thêm, để làm ra được một đề thi trắc nghiệm dùng kiểm tra tri thức học sinh, cần làm 2 bước nữa là:

Bước 4: Dựa trên phân bổ số câu trong dàn bài trắc nghiệm, GV (hoặc tổ bộ môn) soạn ra các câu trắc nghiệm.

Bước 5: Thảo luận trong tổ bộ môn (hay các đồng nghiệp ở trường khác) để điều chỉnh, thay đổi các câu đã soạn. Sau đó sắp xếp lại và in thành bộ đề gốc.

Còn để được gọi là một quy trình hoàn chỉnh với các câu trắc nghiệm đã được thử nghiệm, tiến tới việc thành lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bạn cần tiếp thêm 4 bước nữa, tổng cộng là 9 bước:

Bước 6: Tổ chức thi, kiểm tra trên các nhóm (lớp) học sinh.

Bước 7: Chấm điểm, cộng điểm.

Bước 8: Tính toán các số thống kê, phân tích các chỉ số bài (độ khó, độ tin cậy, xem chương 5) và câu trắc nghiệm.

Bước 9: Loại bỏ, chỉnh sửa, sau đó lưu trữ các câu trắc nghiệm.

BÀI TẬP THỰC HÀNH CUỐI CHƯƠNG

Bài 1: Với số liệu điểm trung bình toàn bài là Mean=16.778, độ lệch tiêu chuẩn là S = 5.87 hãy cho biết bài TN suy luận trừu tượng đã khảo sát trên mẫu 27 giảng viên ĐHSP là khó hay dễ?

Hướng dẫn: Hãy tính điểm trung bình lý tưởng của bài (với số câu =32 và điểm may rủi kỳ vọng = 8 thì trung bình lý tưởng là 20), sau đó xác định một khoảng tin cậy cho điểm trung bình bài trắc nghiệm (chọn xác suất tin tưởng 95%, xem chương 5), đối chiếu và đưa ra nhận xét.

Bài 2: Câu trắc nghiệm số 25

A B C D* E TC

Nhóm cao 7 2 0 8 1 18

Nhóm thấp 2 6 3 5 2 18

Lựa chọn đúng là D. Hãy xác định:

1. Câu TN 25 là dễ hay khó?

2. Độ phân cách câu TN 25 là cao hay thấp?

3. Các lựa chọn đúng và mồi nhử của câu TN 25 có cần sửa chữa không?

(Gợi ý: Độ khó của câu 25 là.36, độ phân cách là.16).

Bài 3: Câu trắc nghiệm số 12:

A B* C D E TC

Nhóm cao 1 10 3 0 4 18

Nhóm thấp 0 4 6 1 7 18

Lựa chọn đúng là B. Hãy xác định:

1. Câu TN 12 là dễ hay khó?

2. Độ phân cách câu TN 12 là cao hay thấp?

3. Các lựa chọn đúng và mồi nhử của câu TN 12 có cần sửa chữa không?

Kết luận chung về câu này.

(Gợi ý: Độ khó của câu 12 là 0.39, độ phân cách là 0.33).

Bài 4: Câu trắc nghiệm số 31

A B* C D E TC

Nhóm cao 3 4 5 4 2 18

Nhóm thấp 2 6 3 5 2 18

Lựa chọn đúng là B. Hãy xác định:

1. Câu TN 31 là dễ hay khó?

2. Độ phân cách câu TN 31 là cao hay thấp?

3. Các lựa chọn đúng và mồi nhử của câu TN 31 cần phải sửa chữa không?

Kết luận chung cần lưu ý trong câu này.

(Độ khó của câu 31 là 0.28, độ phân cách là - 0.11).

Bài 5: Câu trắc nghiệm số 42

A B C D E* TC

Nhóm cao 0 2 10 3 3 18

Nhóm thấp 0 4 3 5 6 18

Lựa chọn đúng là E. Hãy xác định:

1. Câu TN 42 là dễ hay khó?

2. Độ phân cách câu TN 42 là cao hay thấp?

3. Các lựa chọn đúng và mồi nhử của câu TN 42 cần sửa chữa những gì?

Kết luận chung cho câu này.

(Độ khó của câu 42 là.25, độ phân cách là -.16).

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w