Những hình thức tiết lộ câu lựa chọn (Đ) khi viết các câu trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 51 - 56)

Chương 3. CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM

II. LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN

4. Những hình thức tiết lộ câu lựa chọn (Đ) khi viết các câu trắc nghiệm

* Tiết lộ qua chiều dài của câu trắc nghiệm (câu Đ thường dài), dùng danh từ khó so với các lựa chọn khác, cách dùng chữ hay chọn ý (không bao giờ, thường thường…) tiết lộ qua những câu đối chọi hay phản nghĩa nhau, tiết lộ do những mồi nhử quá giống nhau về tính chất, tiết lộ qua câu trùng ý, tiết lộ qua mồi nhử sai một cách rõ rệt.

Ví dụ 1:

Câu 3: Tàu lặn có thể lặn ngầm dưới nước được khi:

a. Toàn khối của nó nặng hơn khối nước tương đương.

b. Toàn khối của nó nhẹ hơn khối nước tương đương.

c. Người ta rút nửa số lượng nước từ các ngăn trong khoang tàu ra.

d. Trọng tải của nó quá nhỏ so với trọng lượng của máy móc và khoang tàu

Trong câu trắc nghiệm trên, 2 lựa chọn a, b đối chọi nhau do đó câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn trở thành câu trắc nghiệm có 2 lựạ chọn.

Ví dụ 2:

Câu 12: Một số lớn các loại côn trùng còn tồn tại đến ngày nay, ấy là bằng chứng cho thấy:

a. Chúng tương đối ít bị các loài vật săn mồi tấn công.

b. Chúng thích ứng tốt với môi trường.

c. Cấu trúc của chúng rất phức tạp.

d. Khả năng sinh sản của chúng rất lớn.

Các lựa chọn a, c, d (mồi nhử) đều có tính chất cụ thể hơn lựa chọn b (đáp án), do đó b nổi bật hơn, dễ nhận ra đây là lựa chọn đúng.

Ví dụ 3:

Câu 15: Nam châm được chế tạo từ:

a. Gỗ

b. Thủy tinh c. Cao su d. Thép

Các mồi nhử a, b, c sai rõ rệt.

* Câu trắc nghiệm phải luôn luôn chỉ có 1 đáp án (Đ) và chỉ một mà thôi.

Ví dụ 4:

Câu 18: La bàn dùng để:

a) Xem giờ

b) Tìm hướng gió c) Tìm hướng đi

d) Xác định phương hướng

Câu trắc nghiệm 18 trên đây có 2 lựa chọn đúng (là c và d).

5. Bài tập thực hành:

Hãy trả lời các câu trắc nghiệm sau và cho biết yêu cầu về mức độ nhận thức của từng câu (biết, hiểu, vận dụng,…)

Câu 1: Cách mạng tư sản Pháp xảy ra năm nào?

a)1879 b) 1789 c)1798 d)1897

Câu 2: 1/8 phần trăm của X bằng:

a) 0.00125X b) 0.0125X c) 0.125X d)1.25X

Câu 3: Cho đường tròn (C): x2 + y2 - 2x + 4y - 1 = 0 và điểm A (-1:2).

Phương tích của điểm A đối với đường tròn (C) bằng:

a) -14 b) 14 c) 10 d) -6

Câu 4: Bài thơ “Vội vàng” nằm trong tập thơ nào của Xuân Diệu?

a) Gửi hương cho gió b) Tôi giàu đôi mắt c) Một khối hồng d) Thơ thơ

Câu 5: Chủ đề của bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là:

a) Miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

b) Tình yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ đến độ mãnh liệt.

c) Tâm trạng chán nản khi cảm nhận được giới hạn của đời người.

d) Tất cả những nội dung trên.

Câu 6: Nét nghệ thuật đáng chú ý nhất của câu thơ: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” là:

a) Bút pháp so sánh.

b) Hình ảnh mới lạ, độc đáo.

c) Lấy con người làm chuẩn mực để mô tả thiên nhiên.

d) Cả a và b đều đúng.

Câu 7: “Tản Đà là người thứ nhất có can đảm làm thơ”. Lời nhận định đó là của:

a) Xuân Diệu b) Hoài Thanh c) Nguyễn Tuân d) Lưu Trọng Lư

Câu 8: Em hiểu nhan đề tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao như thế nào?

a) Cuộc đời bi kịch, bế tắc.

b) Cuộc đời quá dài, thừa thời gian

c) Cuộc đời còn thừa sau khi đã sống đủ.

d) Cuộc đời vô ích, bỏ đi.

Câu 9: “Một tác phẩm thật sự giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả con người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tính bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”.

Em hiểu quan niệm trên gắn với tính chất gì của văn học?

a) Tính nhân loại b) Tính nhân đạo c) Tính thẩm mỹ d) Tính nhân dân

Câu 10: Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó:

a) Đã cân bằng nhau b) Bằng 0

c) Không đổi

d) ở trạng thái cân bằng

Câu 11: Khi một vật chịu tác dụng của một lực có hướng và độ lớn không đổi thì:

a) Vật sẽ chuyển động thẳng chậm dần đều.

b) Vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.

c) Vật sẽ chuyển động tròn đều.

d) Vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều.

Câu 12: Nguyên nhân nào làm duy trì chuyển động:

a) Quán tính b) Lực

c) Khối lượng d) Gia tốc

Câu 13: Chức năng chính yếu của bảng quy định hai chiều là gì?

a) Giúp người chấm trắc nghiệm biết được câu trả lời nào là đúng..

b) Giúp cho người học chuẩn bị thi trắc nghiệm một cách dễ dàng.

c) Hướng dẫn người soạn trắc nghiệm viết số câu trắc nghiệm thích hợp cho từng loại câu khảo sát.

d) Cung cấp các dữ liệu cần thiết để tính độ tin cậy của các điểm số trắc nghiệm.

Câu 14: Nếu xét về tính tin cậy và tính giá trị của một bài trắc nghiệm thì sự phối hợp các điều kiện nào dưới đây KHÔNG thể nào có được?

a) Tính giá trị cao, tính tin cậy cao.

b) Tính giá trị cao, tính tin cậy thấp.

c) Tính giá trị thấp, tính tin cậy cao.

d) Tính giá trị thấp, tính tin cậy thấp.

Một phần của tài liệu Học Phần Đo Lường Và Đánh Giá Kết Quả Học Tập Phương Pháp Thực Hành (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w