Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 24 - 27)

9. Cấu trúc của luận án

1.2.1. Một số khái niệm

1.2.1.1. Văn bản

Đồng thời với quá trình đưa văn bản vào vị trí đối tượng của ngôn ngữ học và tiếp theo sau đó, một loạt định nghĩa về văn bản đã xu t hiện. R t khó để

xác định số lượng các định nghĩa và đằng sau các định nghĩa là những quan niệm, những cách hiểu khác nhau về đối tượng ngôn ngữ học khá mới mẻ này.

Có thể xem xét một vài quan niệm tiêu biểu:

Quan niệm thứ nhất, văn bản là bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng. [83, tr.1100]

Quan niệm thứ hai, văn bản với nghĩa rộng là bản ghi bằng chữ viết hoặc chữ in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ (phân biệt với việc thực hiện phát ngôn hoặc thông báo y bằng nói miệng); với nghĩa hẹp văn bản là một chỉnh thể nghĩa, một khối thống nh t có tổ chức của các thành tố hợp thành, một thông báo mà tác giả (người phát) gửi tới người đọc, người xem (người nhận).

Nghĩa của văn bản được xác định bởi quan hệ của nó với thực tại ngoài văn bản, với các văn bản khác, với từng cá nhân, với kí ức và các ph m ch t khác nữa của người phát và người nhận thông báo. Văn bản thực hiện ba chức năng chính:

truyền thông tin, chế biến thông tin mới và bảo quản thông tin (ghi nhớ). [20, tr.270, 271]

Quan niệm thứ ba, văn bản (text) sản ph m của quá trình viết hoặc nói (trong giao tiếp, thông tin), có thể lớn hoặc nhỏ, có c u trúc, chủ đề, đề tài,v.v…

làm thành một đơn vị, như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường…, tồn tại dưới dạng văn tự hoặc được ghi âm; phân biệt với diễn ngôn hiểu như chính “quá trình” tạo ra ph m vật đó. [4, tr.517]

Trong phạm vi đề tài này, khi xem xét các văn bản được chọn làm ngữ liệu dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4 và lớp 5, chúng tôi quan niệm văn bản là sản phẩm của quá trình viết, có cấu trúc, chủ đề, đề tài,… làm thành một đơn vị, như một truyện kể, một bài thơ, một lá thư, một bản nội quy,…tồn tại dưới dạng văn tự.

1.2.1.2. Đọc

Quan niệm thứ nhất, đọc nghĩa thứ nh t là phát thành lời những điều đã được viết ra, theo đúng trình tự; nghĩa thứ hai là tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu. [83, tr.330]

Quan niệm thứ hai, đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển từ dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). [Dẫn theo Lê Phương Nga - 77, tr.8]

Tác giả Lê Phương Nga cho rằng định nghĩa này r t phù hợp với dạy đọc ở tiểu học song trên thực tế nếu học sinh chỉ đọc thành tiếng khó mà hiểu được điều đang đọc. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, hai quá trình được trình bày trong định nghĩa không hoàn toàn tương ứng với hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm đọc là hoạt động tiếp nhận và thông hiểu các kí hiệu ngôn ngữ, những điều đã được viết ra. Trên cơ sở đó có thể chuyển thành lời nói có âm thanh (đọc thành tiếng) hoặc chỉ chuyển thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm).

1.2.1.3. Hiểu

Quan niệm thứ nhất, hiểu là nhận ra ý nghĩa, bản ch t, lí lẽ của cái gì bằng sự vận dụng trí tuệ. [83, tr.439]

Quan niệm thứ hai, hiểu (comprehension) trong ngữ âm học, tâm lí học là năng lực hiểu và giải thích nghĩa của ngôn ngữ, như trong việc luyện tập đọc hiểu. [4, tr.259]

Theo quan niệm của chúng tôi, trong phạm vi luận án, hiểu là quá trình vận dụng trí tuệ để nhận diện và giải thích các kí hiệu ngôn ngữ, trên cơ sở đó kết nối và đánh giá thông tin, vận dụng thông tin vào giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống.

1.2.1.4. Đọc hiểu

Quan niệm thứ nhất, đọc hiểu là khả năng nhận biết, th u hiểu, giải thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in kết hợp với

những bối cảnh khác nhau. Kĩ năng đọc hiểu (literacy) đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn. [Unesco - Dẫn theo Trần Đình Sử 87, tr.66]

Quan niệm thứ hai, đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích phát triển tri thức và tiềm năng, cũng như việc tham gia của một ai đó vào xã hội. [Pisa - Dẫn theo Đỗ Ngọc Thống 96, tr.31]

Quan niệm thứ ba, theo OECD, đọc hiểu được hiểu là giải mã (decoding), hiểu th u (comprehension) tư liệu, bao hàm cả việc hiểu (understanding), sử dụng (using) và phản hồi (reflecting) về những thông tin với những mục đích khác nhau. Kĩ thuật đọc hiểu yêu cầu đọc hiểu từ ngữ trong ngữ cảnh, đọc hiểu tính mạch lạc của văn bản cũng như nội dung văn bản như một thông điệp.

Trên cơ sở xem xét những quan điểm trên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi quan niệm đọc hiểu năng lực đọc văn bản đạt đến cấp độ hiểu và năng lực hiểu thông qua đọc văn bản và chia đọc hiểu văn bản ở Tiểu học thành hai c p độ:

Đối với học sinh lớp 1, 2, 3, đọc hiểu là khả năng nhận biết và hiểu nghĩa của văn bản (từ, câu, đoạn, nội dung, ý nghĩa của văn bản); bước đầu kết nối, đánh giá thông tin (chủ yếu trong văn bản) và vận dụng những thông tin trong văn bản vào giải quyết những vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống.

Đối với học sinh lớp 4, 5, đọc hiểu là khả năng nhận biết và hiểu nghĩa của văn bản (từ, câu, đoạn, cấu trúc, các thông điệp chính và các chi tiết quan trọng, lập dàn ý, tóm tắt của văn bản); trên cơ sở đó kết nối, đánh giá thông tin (kết nối thông tin trong văn bản và bước đầu kết nối thông tin ngoài văn bản);

vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết một số vấn đề cụ thể trong học tập và đời sống.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)