9. Cấu trúc của luận án
1.3.5. Phương pháp và kĩ thuật dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Theo quan điểm của các nhà giáo dục hiện đại, phương pháp dạy học có thể được chia thành ba c p độ: c p độ vĩ mô (quan điểm dạy học), c p độ trung gian (phương pháp dạy học cụ thể) và c p độ vi mô (kĩ thuật dạy học).
Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hình lí thuyết của phương pháp dạy học (tương đương với các trào lưu sư phạm).
Phương pháp dạy học là những cách thức, con đường đạt được mục tiêu của bài học.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết một nhiệm vụ/ nội dung cụ thể.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, sự phân biệt nhiều khi không rõ ràng.
Một số tài liệu không thống nh t về cách gọi tên, không ít giáo viên vẫn lúng túng khi sử dụng các thuật ngữ phương pháp, kĩ thuật,… để gọi tên các cách thức tổ chức hoạt động học tập.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi chọn thuật ngữ kĩ thuật dạy học để gọi tên các cách thức tổ chức hoạt động học tập bởi đây chính là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống/ hoạt động nhằm thực hiện, giải quyết một nhiệm vụ/ nội dung cụ thể.
Hiện nay, ở Tiểu học quan tâm đến khá nhiều kĩ thuật dạy học tích cực:
- Kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm - Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Kĩ thuật các mảnh ghép - Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ năng lắng nghe và phản hồi tích cực
- Kĩ thuật KWL (điều đã biết - điều muốn biết - điều học được) - Kĩ thuật động não
- Dạy học dự án - Dạy học theo góc
…
Nhiều trong số các kĩ thuật dạy học này đã được sử dụng phổ biến. Khi tổ chức dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5, chúng tôi quan tâm tới một số kĩ thuật dạy học tích cực sau:
a) Kĩ thuật đặt câu hỏi - bởi hệ thống câu hỏi hỗ trợ tích cực cho hoạt động đọc hiểu của học sinh. Câu hỏi là một trong những yếu tố quyết định ch t lượng hiểu văn bản. Câu hỏi sử dụng để hướng dẫn học sinh hiểu văn bản cũng như đánh giá năng lực hiểu của học sinh về văn bản đã học hoặc văn bản mới.
b) Kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm - kĩ thuật được sử dụng phổ biến từ những năm 2000 và được coi là một bước đột phá về phương pháp dạy học. Qua tìm hiểu, có thể khẳng định kĩ thuật dạy học này hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh lớp 4 và lớp 5 khi dạy học đọc hiểu văn bản. Bởi kĩ thuật này hướng tới rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc và tự đọc, tự học, đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động.
c) Kĩ thuật động não - kĩ thuật tuyệt vời cho phép người học phát triển các ý tưởng mang tính sáng tạo về một chủ đề hay một v n đề. Khi tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản trong nhóm hợp tác, các em sẽ đưa ra r t nhiều ý tưởng hay lời giải khác nhau cho câu hỏi, bài tập. Sau khi kết thúc bước động não, học sinh sẽ cùng nhau đánh giá ý tưởng của các bạn.
Cùng với xu hướng chung của thế giới, đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng diễn ra mạnh mẽ theo quan điểm dạy học khám phá - l y người học là trung tâm (Learner Centred Inquiry - LCI).
Quan điểm dạy học này đòi hỏi chúng ta phải đặt niềm tin vào học sinh, có cái nhìn đúng đắn về khả năng của trẻ.
Theo lí thuyết khám phá dựa trên học tập (inquiry based learning), để lập kế hoạch dạy học một cách hiệu quả, giáo viên phải phải tìm hiểu các đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, quá trình phát triển nhận thức của các em, có hiểu biết về thể lực, sức khoẻ, sở thích và nhu cầu của từng người học cũng như các điều kiện khách quan - môi trường xung quanh, nơi trẻ sinh sống, học tập. Các nhà giáo dục học cũng cho rằng, học sinh học tập đạt hiệu quả cao khi và chỉ khi các em chủ động, quan tâm và hứng thú vào hoạt động học tập. Lúc này, các em sẽ phát huy được tri thức và vốn kinh nghiệm sống của bản thân. Trẻ chỉ học tập tiến bộ khi có cơ hội thực hành những thao tác kĩ năng mới hình thành; từ đó sẽ được trải nghiệm những tình huống, những thử thách vượt qua ngưỡng phát triển trí tuệ hiện tại của bản thân.
Từ những phân tích trên có thể kết luận: Hệ thống phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hướng tới phát triển năng lực của học sinh r t đa dạng. Tuy nhiên, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 phụ thuộc vào r t nhiều yếu tố. Giáo viên cần cân nhắc đến những yếu tố này khi tổ chức dạy đọc hiểu cho học sinh để đảm bảo sự thành công của giờ dạy.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan những nghiên cứu về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu cũng như những nghiên cứu về năng lực và tiếp cận năng lực trong dạy học và giáo dục của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp những quan điểm lí luận của một số nhà nghiên cứu, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ những v n đề lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng phong cách ngôn ngữ và dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận năng lực cho học sinh Tiểu học. Từ đó, xác định khung năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh lớp 4, 5 và khẳng định quan điểm dạy học kiến tạo và trải nghiệm, các kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm, động não và đặt câu hỏi phù hợp với dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5