2.1. Lập kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học quyết định 50% thành công của giờ dạy. Khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên cần chú ý đến một số yếu tố:
- Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài đọc. Đặt bài đọc trong mối liên hệ với bài trước, bài sau, với chủ điểm, với phân môn và môn học khác.
- Có hiểu biết sâu sắc về đối tượng học sinh như trình độ, năng lực, sở trường, vốn sống, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, sở thích,… Cùng một bài dạy nhưng khi dạy cho những đối tượng học sinh khác nhau cần điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.
- Cân nhắc đặc điểm vùng miền, năng lực của giáo viên, cơ sở vật ch t lớp học,…
- Đặt mình vào vị trí học sinh, dự kiến những tình huống sư phạm có thể xảy ra và phương án giải quyết.
- Chú ý thiết kế bài học cho ba đối tượng học sinh, đặc biệt là hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Mạnh dạn điều chỉnh hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài để phát huy trí lực của học sinh.
- Luôn làm mới bài dạy để tạo hứng thú học tập cho học sinh và cảm hứng sáng tạo cho giáo viên trong giờ dạy.
- Thiết kế hướng dẫn học cho học sinh ở những bài có điều chỉnh nhiều.
Nếu có thể, thiết kế hướng dẫn học ở từng bài để học sinh có thể chủ động thực hiện hoạt động học tập, giảm thiểu lệnh, lời nói của giáo viên.
Kế hoạch càng chi tiết, cơ hội thành công càng cao. Vì vậy, giáo viên cần dành thời gian và đầu tư thích đáng cho công việc này.
2.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài đọc ở nhà
B t kì công việc nào muốn thành công đều cần có sự chu n bị chu đáo.
Cần phân biệt chu n bị bài với bài tập về nhà. Đối với học sinh lớp 4, 5, việc giao nhiệm vụ chu n bị bài đọc ở nhà hoàn toàn hợp lí.
Tuy nhiên, để giao nhiệm vụ chu n bị bài vừa sức, tạo hứng thú cho học sinh và đem lại hiệu quả cao, thầy cô phải là người chủ động giao việc, hướng dẫn học sinh thực hiện công việc. Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã xây dựng cụ thể, chi tiết, giáo viên hướng dẫn học sinh chu n bị bài từ tiết học trước (thậm chí trước một vài tuần).
Nhiệm vụ chu n bị bài có thể là:
- Đọc trước bài đọc, tìm hiểu nghĩa của từ khó.
- Chu n bị câu hỏi về bài đọc để trao đổi với thầy cô và bạn.
- Chu n bị tranh ảnh, vật thật, tư liệu liên quan đến nội dung bài đọc để chia sẻ với thầy cô và bạn.
- Chu n bị nội dung thuyết trình về bài đọc.
- Chu n bị đồ dùng để thực hiện nhiệm vụ học tập như gi y viết thư, gi y thủ công, màu vẽ,…
Những việc đơn giản vừa phục vụ mục đích của giờ học vừa đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý không yêu cầu học sinh chu n bị bài quá sâu khiến các em giảm hứng thú với bài học trên lớp.
2.3. “Mềm hoá” quy trình dạy học Tập đọc
Mỗi một thể loại văn bản có những đặc trưng riêng, mỗi văn bản cụ thể lại có những giá trị riêng. Vì vậy, giáo viên không nên quá tuân thủ quy trình dạy
đọc hiểu theo hướng dẫn. Thời gian dành cho mỗi giai đoạn đọc tuỳ từng bài cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Với văn bản nghệ thuật cần chú ý nhiều hơn đến giai đoạn đọc diễn cảm; với văn bản phi nghệ thuật cần ưu tiên đọc thầm,…
Chúng tôi cũng đề xu t nội dung kiểm tra bài cũ có thể lồng ghép vào quá trình dạy bài mới hoặc thay thế bằng hoạt động khởi động. Nội dung khởi động nên liên quan đến bài học để tạo hứng thú cho học sinh.
Các hoạt động ở từng giai đoạn nên thiết kế phong phú, đa dạng, không trùng lặp giữa các tiết học để học sinh chủ động, tích cực học tập.
2.4. Sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại
Đổi mới giáo dục diễn ra song song cùng với quá trình xã hội hoá giáo dục. Những năm gần đây, nhà nước và nhân dân chú trọng nhiều đến đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại cho giáo dục. Vì vậy, đa số các trường tiểu học đều có bảng tương tác, máy chiếu, máy vi tính và một số thiết bị khác, nhiều trường có kết nối internet, thuận tiện cho việc giảng dạy. Kèm theo đó là r t nhiều phần mềm hỗ trợ dạy học, bài giảng điện tử hỗ trợ giáo viên soạn giảng.
Tuy nhiên, dạy học là nghệ thuật, công việc này đòi hỏi sự sáng tạo. Nếu giáo viên sử dụng thiết kế bài giảng có sẵn thì chưa chắc đã phù hợp với đối tượng học sinh, khó lòng h p dẫn được các em. Trong giờ Tập đọc, cần linh hoạt trong sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đem lại hiệu quả cao:
Một là, sử dụng thiết bị hiện đại cung c p thông tin về bài đọc: tác giả, tác ph m, hoàn cảnh sáng tác, giải nghĩa từ, hình ảnh minh hoạ, câu dài, cách đọc, luyện học thuộc lòng,…
Hai là, sử dụng hiệu quả bảng tương tác để kiểm tra mức độ hiểu của học sinh về bài đọc bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Cách làm này giúp giáo viên kiểm tra được 100% số học sinh trong lớp, tính được tỉ lệ đúng - sai nhanh chóng và chính xác. Dùng điều khiển lựa chọn phương án trả lời làm tăng hứng thú học tập của học sinh.
Ba là, sử dụng thiết bị hiện đại để chia sẻ sản ph m học tập, thông tin, tư liệu về bài đọc của học sinh trước lớp. Với những bài đọc yêu cầu học sinh vẽ sơ
đồ tư duy, vẽ tranh, xé dán, thể hiện cảm xúc,… giáo viên có thể chụp hoặc scan bài làm của học sinh chiếu trước lớp để các em cùng nhau chia sẻ. Hình thức này cũng khuyến khích các em tạo ra nhiều sản ph m sáng tạo.
Nếu có điều kiện, giáo viên có thể lựa chọn và xây dựng Ngân hàng bài tập đọc hiểu để học sinh học trực tuyến. Việc thực hành đọc hiểu nhiều văn bản sẽ r t có ích với các em.
Giáo viên bằng sự sáng tạo của mình có thể linh hoạt hơn nữa trong sử dụng phương tiện dạy học hiện đại làm thú vị hoá giờ học.
2.5. Sử dụng hiệu quả không gian lớp học
Sự sáng tạo của giáo viên còn thể hiện ở năng lực biến lớp học thành một không gian giúp học sinh khám phá, trải nghiệm. Lớp học hiện đại và tích cực, thân thiện không chỉ có kiến thức mà phải là nơi các em được khẳng định bản thân.
Để hỗ trợ quá trình dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5, mỗi lớp học nên có thư viện lớp học cung c p cho học sinh từ điển, tranh ảnh, bài đọc, sách với những nội dung khác nhau.
Giáo viên cần dành không gian riêng cho học sinh chia sẻ sản ph m học tập. Nhiều trường có góc Tiếng Việt song chưa sử dụng hiệu quả. Góc Tiếng Việt nên có sự thay đổi thường xuyên, tránh để sản ph m của một môn học, một bài học trong thời gian dài. Giáo viên có thể phân công cho các em tự trang trí góc môn học này để bản thân giáo viên giảm áp lực công việc và cũng tạo cơ hội cho các em sáng tạo.
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể cho học sinh làm báo tường với chủ điểm tuần, tháng hay đặt tên cho các chủ điểm để trình bày những sản ph m đọc.
2.6. Đổi mới đánh giá học sinh trong giờ Tập đọc
Năm học 2014 - 2015 là năm đầu tiên Tiểu học thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30. Mặc dù còn những khó khăn trong quá trình thực hiện song chúng tôi th y rõ tính nhân văn của nội dung Quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Học sinh và phụ huynh đều giảm áp lực về điểm số và các con tự tin hơn r t nhiều.
Chúng tôi cũng thống nh t hình thức đánh giá bằng nhận xét song giáo viên cần linh hoạt trong việc xác định chu n đánh giá với từng đối tượng học sinh ở mỗi bài học cụ thể để việc đánh giá thực sự vì sự tiến bộ của học sinh.
Thông hiểu bài đọc không chỉ được đo bằng việc trả lời đúng nhiều hay ít câu hỏi mà còn cần được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau. Các em có thể ghi nhớ, hiểu nội dung bài đọc và thể hiện bằng sơ đồ, tranh, một vài dòng cảm xúc,… đều đáng được trân trọng.
2.7. Tự đánh giá hiệu quả tiết dạy - Điều chỉnh kế hoạch dạy học
Mỗi thiết kế bài dạy cần phải được đánh giá sau tiết dạy. Giáo viên cần ghi chép lại những ưu điểm, tồn tại, những tình huống phát sinh trong giờ dạy để làm căn cứ điều chỉnh kế hoạch dạy học cho những bài sau hoặc vẫn bài dạy đó ở những năm học tiếp sau với đối tượng học sinh mới.
Tự đánh giá cũng là một trong những biện pháp giúp giáo viên nhanh tiến bộ về chuyên môn.
2.8. Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh
Mỗi học sinh là một cá thể mang đậm sự sáng tạo. Giáo viên phải biết cách khơi gợi năng lực sáng tạo, phát huy thế mạnh của từng em.
Bên cạnh việc giúp học sinh tạo ra những sản ph m đọc hiểu, tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trước nhóm, lớp, giáo viên cần tạo cho các em nhiều cơ hội thể hiện óc sáng tạo.
Hàng tháng, mỗi học kì giáo viên có thể tổ chức cho các em Viết về bài đọc yêu thích, Ngày hội đọc, Ngày hội sáng tác, Ngày hội sách, Chia sẻ cuốn sách em yêu, Sân khấu hoá tác phẩm văn học, Chân dung nhà văn; cũng có thể hướng dẫn các em trao đổi sách với bạn để làm giàu vốn đọc, thiết kế riêng Góc bạn đọc trên website của trường để giới thiệu bài viết của các em; tổ chức các buổi nói chuyện với nhà văn viết cho thiếu nhi,... Chủ đề lựa chọn cần phong phú, đa dạng, gần gũi với lứa tuổi học sinh lớp 4, 5.
Đọc cần được rèn luyện để trở thành một nét văn hoá đẹp của mỗi học sinh, giúp các em tự tin chiếm lĩnh nguồn kiến thức vô tận của nhân loại.
2.9. Chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp
Chúng tôi quan niệm thầy giáo giỏi chuyên môn không đơn thuần là dạy giỏi mà người thầy cần có nhân cách đẹp, có sức lan toả trong cộng đồng sư phạm.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cần phải được chia sẻ với đồng nghiệp để cùng thực hiện, hướng tới nâng cao ch t lượng, hiệu quả dạy học trên phạm vi rộng.
2.10. Kêu gọi sự tham gia của phụ huynh học sinh
Giáo dục chỉ thành công khi có sự tham gia của cả ba đối tượng: nhà trường - gia đình - xã hội. Gần gũi nh t với học sinh là cha mẹ và chính cha mẹ là trợ giảng tốt nh t cho thầy cô giáo. Giáo viên cần công khai chiến lược dạy học ngay từ đầu năm học để thuyết phục phụ huynh ủng hộ, hợp tác, chia sẻ.
Chỉ có phụ huynh mới đôn đốc, kiểm soát, hỗ trợ được hoạt động chu n bị bài của học sinh ở nhà. Và cũng chỉ có phụ huynh mới lắng nghe và th u hiểu con mình nhiều nh t. Họ cũng là những người kiểm định ch t lượng học tập của con ở trường và có sự phản hồi tích cực với thầy cô giáo.
Vì vậy, giáo viên cần duy trì mối liên hệ của phụ huynh, thu thập và phản hồi thông tin về hoạt động học tập của học sinh để không ngừng nâng cao hiệu quả dạy học.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trịnh Cam Ly (2011), “Rèn kĩ năng đọc cho trẻ tiểu học thông qua giờ dạy Tập đọc lớp 4, 5”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 29(63), tháng 7, tr. 52 - 56.
2. Trịnh Cam Ly (2011), “Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 269, kì 1, tháng 9, tr. 31 - 32 - 38.
3. Trịnh Cam Ly (2011), “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản (Phân môn Tập đọc) cho học sinh lớp 4, 5”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 16, No 16/2011, tháng 9, tr. 33 - 40.
4. Trịnh Cam Ly (2011), “Một số ý kiến về việc hướng dẫn tập đọc cho học sinh lớp 4, 5”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 56, No. 6, 2011, tháng 11, tr. 52 - 59.
5. Trịnh Cam Ly (2013), Một số ý kiến về việc dạy học phân môn Tập đọc lớp 4, 5 thông qua việc khảo sát thực tế, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, tháng 1, tr. 619 - 630.
6. Trịnh Cam Ly (2013), “Một số ý kiến về việc xây dựng quy trình dạy học Tập đọc lớp 5 theo quan điểm giao tiếp”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 24, tháng 4, tr. 86 - 96.
7. Lê Anh Xuân, Nguyễn Xuân Thuỷ, Nguyễn Thị Kiều Anh, Trịnh Cam Ly, Nguyễn Thị Hương Lan (2013), Cùng tìm hiểu về quần đảo Trường Sa - Việt Nam qua luyện tập tiếng Việt Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Trịnh Cam Ly (2014), “Ứng dụng kĩ thuật dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4, lớp 5”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 33, tháng 10, tr. 133 - 140.
9. Trịnh Cam Ly (2015), “Một số kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4 và lớp 5”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60, No. 6, tr 78 - 84.
10. Trịnh Cam Ly (2015), “Ứng dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy vào dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5”, Tạp chí Giáo dục, số 363, kì 1 (8/2015), tr 32 - 35.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (2003), Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2009), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Sơ thảo), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Pisa Việt Nam (2012), Pisa và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ Giáo dục Tiểu học - Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (2010), Tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới tại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
8. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2013), Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Hoàng Hoà Bình (2015), “Năng lực và c u trúc của năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6/2015, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Bình (2009), Đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể ở trường Trung học Phổ thông, Luận án Tiến sĩ, An Giang.
12. Nguyễn Viết Chữ (2013), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
13. Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga (2010), Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ T n, Đàm Gia Cần (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Lê Ngọc Điệp (2013), Biên soạn sách giáo khoa tiểu học mới (sau năm 2015)
“hiện đại - chuyên nghiệp - Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 329 - 334.
17. Hà Nguyễn Kim Giang (2012), Phương pháp đọc diễn cảm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. Lê Thị Mỹ Hà (2013), Vận dụng Pisa vào đánh giá môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 511 - 524.
19. Xuân Thị Nguyệt Hà (2013), Một vài ý kiến về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 919 - 926.
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Hạnh (1998), Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp 5, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hạnh (2013), Giải quyết vấn đề dạy đọc hiểu ở tiểu học trong chiến lược dạy học ở trường phổ thông Việt Nam giai đoạn sau 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.459 - 468.
24. Nguyễn Thị Hạnh (2014), “Chu n đánh giá năng lực đọc hiểu trong môn Ngữ văn sau năm 2015”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 102, tháng 3/2014, Hà Nội.