Dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội của học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 78)

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

3.1.1. Dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội của học sinh

Lên đến lớp 4, 5, học sinh đã tích luỹ được những hiểu biết về tự nhiên và xã hội thông qua học tập và trải nghiệm thực tế. Giáo viên cần tôn trọng và phát huy vốn hiểu biết này của các em trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng.

Việc khai thác, phát huy vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội có ý nghĩa r t lớn, hỗ trợ quá trình đọc hiểu của học sinh. Giáo viên cần khai thác vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội của học sinh bằng cách tổ chức tốt hoạt động khởi động (thông qua trò chơi, câu hỏi, m u chuyện, bài hát, video clip, tranh ảnh, vật

thật,…), xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh tái hiện những hiểu biết có liên quan đến nội dung văn bản đọc. Để tổ chức tốt hoạt động khởi động, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung văn bản đọc, đặt nội dung bài đọc trong mối liên hệ với những kiến thức học sinh đã được hình thành trước đó để lựa chọn hình thức khởi động phù hợp. Khởi động tốt vừa tạo tâm thế tốt cho học sinh bước vào giờ học, vừa đánh thức năng lực nền tảng của các em.

Với những văn bản nghệ thuật, nhờ những kiến thức về tự nhiên và xã hội, học sinh sẽ trả lời được câu hỏi Tại sao? khi tìm hiểu một số từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá,… từ đó hiểu nội dung bài đọc.

Ví dụ 1: Khi đọc các câu văn:

Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.

Trích Quang cảnh làng mạc ngày mùa [101, tr.10], nhờ những hiểu biết về lúa chín, về ánh nắng, các em sẽ hiểu nghĩa các từ vàng xuộm, vàng hoe,…

Ví dụ 2: Khi đọc những câu thơ:

Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh

Trích Chợ Tết [100, tr.38],

học sinh sẽ tự trả lời tại sao tác giả lại tả mây trắng đỏ dần (do có ánh nắng mặt trời chiếu vào), tại sao sương lại có màu hồng lam (màu hồng của ánh mặt trời và màu xanh của cây cối hoà lẫn vào nhau).

Ví dụ 3: Khi đọc câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Trích Đoàn thuyền đánh cá [100, tr.59],

học sinh sẽ xác định được tác giả tả cảnh biển vào lúc mặt trời lặn, trả lời được câu hỏi Tại sao mặt trời lại được so sánh với hòn lửa?,…

Những kiến thức về lịch sử hỗ trợ học sinh r t nhiều trong quá trình học những văn bản được sáng tác gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc. Nhiều văn bản như Thư gửi các học sinh [101, tr.4, 5], Bầm ơi [102, tr.130], Bài thơ về tiểu đội xe không kính [100, tr.71], Ê - mi - li, con… [101, tr.49],… những kiến thức lịch sử đã tạo hứng thú, giúp các em có những cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung bài đọc.

Ví dụ: Khi đọc văn bản Thư gửi các học sinh [101, tr.4, 5], các em đã được học lịch sử về thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám và biết được mốc ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên sẽ th y bức thư Bác viết cho học sinh nhân ngày khai trường vô cùng ý nghĩa.

Những kiến thức về địa lí hỗ trợ học sinh đọc hiểu những văn bản có nội dung viết về các vùng miền với những đặc trưng r t riêng như Sầu riêng [100, tr.34], Đường đi Sa Pa [100, tr.102], Ăng - co Vát [100, tr.123], Đất Cà Mau [101, tr.89],…

Ví dụ: Khi đọc hiểu văn bản Đất Cà Mau [101, tr.89], nhờ có kiến thức địa lí về mùa mưa và mùa khô ở miền Nam mà học sinh sẽ th y thú vị khi tìm hiểu sâu hơn về thiên nhiên và con người ở Cà Mau.

Với những văn bản phi nghệ thuật, học sinh cũng vận dụng được những hiểu biết về tự nhiên và xã hội để đọc hiểu văn bản.

Ví dụ 1: Khi đọc hiểu văn bản Nghìn năm văn hiến [101, tr.15], học sinh đã đến thăm hoặc tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đã có những biểu tượng về khu di tích này chắc chắn sẽ th y thú vị với những thông tin văn bản cung c p.

Ví dụ 2: Khi đọc văn bản Trồng rừng ngập mặn [101, tr.128], các em đã được trang bị những kiến thức về hiện tượng nước biển ăn sâu vào đ t liền ở một số tỉnh ven biển và biết được diện tích đ t liền được giữ lại một phần do có rừng ngập mặn ven biển bảo vệ vững chắc đê điều nên sẽ hiểu sâu hơn nội dung bài đọc.

Trình độ, vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh không giống nhau. Giáo viên cần chú ý đến vốn hiểu biết của từng học sinh, cách thức khai thác vốn hiểu biết đối với từng văn bản cụ thể để kiến thức nền tảng y hỗ trợ tốt cho quá trình đọc hiểu. Trước khi đọc, giáo viên cần kích hoạt để học sinh huy động kiến thức đã có về v n đề trong bài đọc.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)