Thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 130 - 143)

Chương 4 THỰC NGHIỆM KHOA HỌC

4.4.2. Thực nghiệm tác động

4.4.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm tác động

Làm việc với giáo viên để trao đổi ý tưởng thiết kế bài dạy và đề nghị giáo viên hỗ trợ tập hu n kĩ thuật cho học sinh trước khi học.

- Tập hu n học sinh một số kĩ thuật trước khi dạy thực nghiệm: kĩ thuật học hợp tác theo nhóm (cá nhân, nhóm nhỏ trong nhóm lớn,…), kĩ thuật sơ đồ tư duy,…

- Tập hu n nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên,…

- Phân công học sinh chu n bị đồ dùng, tư liệu học tập theo thiết kế giáo án.

4.4.2.2. Tiến hành thực nghiệm tác động

- Tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp đã chọn (cả lớp thực nghiệm và đối chứng của giai đoạn thực nghiệm thăm dò).

- Quan sát học sinh tham gia hoạt động học tập để có đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức, hứng thú và năng lực tương tác của học sinh trong quá trình học tập. Ghi lại một số hình ảnh, video clip minh chứng (Phụ lục 8).

4.4.2.3. Khảo sát sau thực nghiệm tác động

- Tiến hành khảo sát sau thực nghiệm bằng hai cách:

+ Khảo sát sau thực nghiệm thông qua kết quả bài làm của học sinh trong Hướng dẫn học.

+ Yêu cầu học sinh đọc hiểu và trả lời câu hỏi, bài tập một văn bản mới (Phụ lục 5).

- Xử lí kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động.

4.4.2.4. Kết quả thực nghiệm tác động

Chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả thực nghiệm tác động theo 5 phương án như giai đoạn thực nghiệm thăm dò.

1) Kết quả bài làm của học sinh trong Hướng dẫn học a) Phần trắc nghiệm

Kết quả phương án xử lí kết quả thực nghiệm ở 8 trường như sau:

a) Bài Chợ Tết - Lớp 4

b) Bài Vẽ về cuộc sống an toàn - Lớp 5

c) Bài Bầm ơi - Lớp 5

Hình 4.2. Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động Với những câu hỏi về xác định giọng đọc, trong quá trình dạy, do chú trọng việc hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài rút ra nhận xét về giọng đọc, tỉ lệ câu trả lời đúng của học sinh khá cao:

- Câu Bài thơ đọc với giọng như thế nào? (Chợ Tết) tỉ lệ câu trả lời đúng là 95.44%.

- Câu Chọn giọng đọc phù hợp với nội dung bài. (Vẽ về cuộc sống an toàn) tỉ lệ câu trả lời đúng là 96.11%.

- Câu Theo em, cần đọc bài thơ với giọng như thế nào? (Bầm ơi) tỉ lệ câu trả lời đúng là 97%.

Câu hỏi Hai người mẹ hiền được nhắc đến trong câu thơ cuối bài là ai?

(Bầm ơi) tỉ lệ câu trả lời đúng là 94.34%. Ở một số trường như Trường Tiểu học Kim Đồng, Trường Tiểu học Minh Khai B 100% học sinh trả lời đúng. Trong thiết kế bài giảng, chúng tôi chú trọng nội dung giới thiệu tác giả, tác ph m và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Học sinh cũng được sưu tầm tư liệu về bài học để chia sẻ với các bạn trong nhóm. Vì vậy, nhiều em đã có hiểu biết đầy đủ và chính xác hơn về hai người mẹ hiền được nhà thơ nhắc đến cuối bài.

Cá biệt, ở câu hỏi Khung cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả gồm những gì? (Chợ Tết), tỉ lệ là câu trả lời đúng th p, chỉ chiếm 60.7%. Nguyên nhân có thể do trong quá trình biên soạn câu hỏi này, chúng tôi đã đưa vào nhiều phương án nhiễu khiến học sinh không đọc kĩ để lựa chọn câu trả lời đúng. Đây cũng là một trong những căn cứ để chúng tôi rút kinh nghiệm cho việc thiết kế câu hỏi ở những bài đọc khác.

b) Phần tự luận

So với giai đoạn thực nghiệm thăm dò, giai đoạn này chúng tôi mạnh dạn thiết kế tăng câu hỏi tự luận, chủ yếu yêu cầu học sinh liên hệ, vận dụng, sáng tạo và đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Với những câu hỏi yêu cầu học sinh ghi lại nội dung bài đọc bằng sơ đồ tư duy, nhiều em đã vẽ được sơ đồ tư duy sinh động, màu sắc đẹp, thể hiện khá đầy đủ các ý của bài. Nhiều sơ đồ được thể hiện bằng hình vẽ mây, cây cỏ, hoa lá,… trông như một bức tranh. Nhiều học sinh chọn được hình vẽ thể hiện chủ đề r t thông minh, ví dụ như cái làn (Chợ Tết). Thực tế này một lần nữa chứng minh sơ đồ tư duy chính là một công cụ ghi chép hữu hiệu.

Những câu hỏi yêu cầu các em vẽ tranh, xé dán, tạo hình… liên quan đến nội dung bài đọc như: Ghi lại những cảm xúc của em về phiên chợ - nét văn hoá đẹp của người Việt Nam (bằng lời, tranh vẽ, xé dán,…). Em hãy chia sẻ trước lớp. (Chợ Tết), sản ph m thu được đẹp, màu sắc tươi tắn, sinh động.

Ở những câu hỏi tự luận, nhiều học sinh có câu trả lời sâu sắc:

Câu Ghi lại những cảm xúc của em về phiên chợ - nét văn hoá đẹp của người Việt Nam (bằng lời, tranh vẽ, xé dán,…). Em hãy chia sẻ trước lớp. (Chợ Tết), các em chia sẻ r t tinh tế:

Đọc bài thơ Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ, em cảm thấy mình đang đứng trong một phiên chợ mang đậm nét văn hoá của con người Việt Nam. Nơi đó không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà còn có những con người rất vui vẻ, hạnh phúc.

(Nguyễn Việt Phong - Lớp 4C - Trường Tiểu học Kim Đồng) Phiên chợ diễn ra vào những thời điểm nhất định. Ở phiên chợ, mọi người từ những nơi xa đến để trao đổi mua bán làm không khí trở nên nhộn nhịp, sinh động, vui vẻ. Em thích nhất là cảnh mua bán đông vui, tấp nập. Phiên chợ là mái nhà chung, là nơi thật ấm cúng luôn chào đón tất cả mọi người.

(Lê Hoàng Bách - Lớp 4C - Trường Tiểu học Kim Đồng)

Câu Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh và người mẹ nơi quê nhà? (Bầm ơi) nhiều em có những cảm nhận r t sâu sắc về tình cảm mẹ con:

Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em thấy anh chiến sĩ là một con người rất hiếu thảo, luôn yêu thương mẹ của mình. Cho dù cách xa mẹ nhưng anh vẫn rất quan tâm, lo lắng cho người mẹ nơi quê nhà. Còn mẹ của anh chiến sĩ là một người rất dũng cảm, đã hi sinh người con trai duy nhất của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

(Phạm Đinh Khánh Linh - Lớp 5D - Trường Tiểu học Trung Tự) Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em cảm nhận được mẹ anh và anh rất yêu thương nhau. Mặc dù anh đi kháng chiến nhiều năm nhưng không bao giờ anh chiến sĩ quên nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ để nuôi anh khôn lớn. Anh luôn mang ơn mẹ.

(Nguyễn Thị Hà Trang - Lớp 5A - Trường Tiểu học Kim Đồng) Câu Từ nỗi nhọc nhằn của mẹ, em có hình dung thế nào về quê hương anh chiến sĩ? (Bầm ơi) các em đã tưởng tưởng r t phong phú:

Từ nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ, em có hình dung về quê hương anh chiến sĩ là một vùng quê nghèo. Vì vậy, mẹ của anh luôn phải vất vả cấy lúa để kiếm sống. Và quê hương anh cũng gắn liền với kháng chiến gian khổ nên anh đã đi kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc.

(Nguyễn Hà Phương - Lớp 5B - Trường Tiểu học Tả Thanh Oai) Từ nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ em có hình dung quê hương của anh chiến sĩ cuộc sống vẫn còn nghèo, nhất là trong thời kì kháng chiến nên mỗi người ngày nào cũng phải ra đồng làm việc rất vất vả, kể cả khi trời mưa để kiếm sống.

(Nguyễn Thị Huyền My - Lớp 5E - Trường Tiểu học Kim Đồng) Câu Sau bài học, em hãy viết một bức thư ngắn để bày tỏ tâm tư, tình cảm với mẹ của mình. (Bầm ơi) nhiều em đã viết khá xúc động:

Gửi mẹ yêu của con!

Con viết bức thư này để nói với mẹ những điều mà con nghĩ về mẹ từ trước đến nay. Con muốn nói lời cảm ơn mẹ đã sinh con ra, nuôi con khôn lớn, dạy con nên người để con có được ngày hôm nay! Con cảm ơn mẹ nhiều lắm!

Con cảm ơn mẹ đã luôn ở bên cạnh bao bọc, che chở cho con. Mỗi khi con ốm, mẹ luôn chăm sóc con. Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi...!

(Phùng Thị Tố Uyên - Lớp 5E - Trường Tiểu học Kim Đồng) Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con. Mẹ luôn yêu thương, quan tâm và dạy dỗ con nên người. Vào mỗi buổi sáng, mẹ luôn dậy sớm để nấu ăn cho con đến trường. Vào mỗi buổi tối, mẹ luôn dặn con học bài.

Khi con ốm, cũng chính mẹ đã thức khuya, dậy sớm để chăm sóc con. Mẹ luôn dành những điều tốt nhất cho con. Mẹ luôn che chở và bảo vệ con mỗi khi con làm sai. Con cám ơn mẹ rất nhiều. Mẹ luôn là tất cả của con. Con yêu mẹ!

(Nguyễn Thị Vân Anh - Lớp 5D - Trường Tiểu học Trung Tự) Trong số ít những câu trả lời được dẫn ra ở trên, mặc dù có những câu trả lời còn chưa thật đầy đủ, trọn vẹn, diễn đạt chưa thật chau chuốt song chúng tôi đánh giá các em đã có những cảm nhận khá sâu sắc về nội dung bài đọc.

c) Phần quan sát, ghi chép trong tiết dạy

Chúng tôi tiếp tục dự giờ 100% các tiết dạy thực nghiệm, quan sát và ghi chép lại hiệu quả học tập, tinh thần, thái độ, hứng thú học tập, năng lực tương tác,…

của học sinh, hứng thú giảng dạy của giáo viên và có một số nhận xét như sau:

Về hiệu quả học tập của học sinh

Do các hoạt động luyện đọc, tìm hiểu bài, luyện đọc lại,… được tổ chức trong nhóm nên học sinh nào cũng được đọc bài, số lượt đọc cũng tăng. Các em còn nhận xét giúp bạn rèn đọc tốt hơn. Phần tìm hiểu bài, các em được trao đổi chia sẻ ý kiến, học tập lẫn nhau. Nhiều sản ph m đọc các em được thực hiện chung, phát huy năng lực của từng học sinh trong nhóm.

Về tinh thần, thái độ, hứng thú của học sinh trong giờ học

Mặc dù một số học sinh tham gia học thực nghiệm lần đầu (học sinh lớp đối chứng ở giai đoạn thực nghiệm thăm dò) còn có những lúng túng do chưa quen với cách dạy và cách học mới song đa số học sinh hứng thú với giờ học.

Nhiều em hào hứng, sôi nổi chia sẻ ý kiến trong nhóm và tỏ ra thích thú với việc được thỏa sức thể hiện ý tưởng bằng tranh vẽ, xé dán, sơ đồ, viết văn, làm thơ, đóng kịch,… Ở một số bài đọc khó, các em r t tập trung khi được giáo viên cung c p những hình ảnh, clip, tư liệu phong phú giới thiệu bài. Các em bị lôi cuốn bởi những hoạt động không được biết trước, không giống nhau ở các bài học và thích thú với tên gọi mới của bài học.

Về năng lực tương tác của học sinh trong giờ học

Bên cạnh tương tác với thầy cô, học sinh được tương tác nhiều với bạn, đối tượng tương tác liên tục thay đổi do được học nhóm lớn, nhóm nhỏ, thay đổi nhiều nhóm nhỏ trong nhóm lớn. Các em còn được tương tác với chính bản thân mình qua hoạt động chia sẻ.

Về hứng thú của giáo viên trong giờ dạy

Mặc dù giáo viên hoạt động liên tục song nhiều giáo viên (đặc biệt là ở các lớp thực nghiệm lần hai) đã quen với cách thức tổ chức hoạt động dạy học mới. Các thầy đã chủ động bao quát hoạt động của các nhóm học tập để kiểm soát, hỗ trợ khi cần thiết. Do hoạt động phong phú, đa dạng nên thầy cô thực sự

bị cuốn vào bài học cùng các em. Các thầy cô đầy say mê trước những sản ph m mang tính sáng tạo của học sinh và thực sự truyền lửa cho bài học.

d) Phần đọc hiểu văn bản mới

Do điều kiện không cho phép, chúng tôi mới chỉ khảo sát đọc hiểu được một văn bản mới ở lớp 4 (Phụ lục 5) song kết quả thu được tương đối khả quan:

Phần trắc nghiệm:

Kết quả thực nghiệm ở 8 trường như sau:

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 100 96.15 4 3.85

2 98 94.23 6 5.77

3 104 100 0 0

4 104 100 0 0

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC CHŨ

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 50 92.59 4 7.41

2 32 59.26 22 40.74

3 51 94.44 3 5.56

4 52 63.30 2 3.70

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG TỰ

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 101 94.39 6 5.61

2 95 88.79 12 11.21

3 107 100 0 0

4 107 100 0 0

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÙ HỰU

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 51 91.07 5 8.93

2 31 55.36 25 44.64

3 55 98.21 1 1.79

4 54 96.43 2 3.57

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC TẢ THANH OAI

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 92 95.83 4 4.17

2 95 98.96 1 1.04

3 94 97.92 2 2.08

4 95 98.96 1 1.04

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC KIÊN THÀNH 1

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 60 93.75 4 6.25

2 44 68.75 20 31.25

3 62 96.88 2 3.12

4 63 98.44 1 1.56

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI B

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 50 96.15 2 3.85

2 41 78.85 11 21.15

3 49 94.23 3 5.77

4 50 96.15 2 3.85

CÂU

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒ

ĐệNG SAI

SL TL SL TL

1 50 84.76 9 15.24

2 38 64.41 21 35.59

3 57 96.61 2 3.39

4 57 96.61 2 3.39

Bảng 4.2 - Bảng thống kê kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động bằng văn bản đọc mới

Từ số liệu thu được ở trên, ta có biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động bằng văn bản đọc mới như sau:

Hình 4.3 - Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động bằng văn bản đọc mới

Nhìn chung học sinh tự đọc thầm và thực hiện tốt các câu hỏi trắc nghiệm, câu 3 và 4 học sinh trường Trung Tự và trường Kim Đồng trả lời đúng 100%.

Câu hỏi số 2: Sông Tô Lịch chảy qua những địa danh nào của Hà Nội?, tỉ lệ câu trả lời đúng của các em học sinh ở Bắc Giang không cao (62.23%).

Nguyên nhân có thể do các em không ở Hà Nội nên không xác định được địa danh nào được nhắc đến trong bài đọc thuộc Hà Nội.

Đa số các em kết nối thông tin trong bài và xác định đúng nguyên nhân làm sông Tô Lịch bị ô nhiễm. Một số r t ít học sinh xác định sai thông điệp của tác giả muốn nhắn nhủ với người đọc (1.69%).

Phần tự luận:

Nội dung bài đọc có lẽ khá hứng thú với học sinh nên nhiều em làm r t tốt các câu hỏi tự luận.

Câu Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?, nhiều học sinh chọn hình ảnh những chiếc vó bè chơ vơ bốn gọng giương lên trời như những cánh tay kêu cứu - Kêu cứu cho dòng sông với những lời giải thích lí do khá sâu sắc:

Hình ảnh “những chiếc vó bè chơ vơ bốn gọng giương lên trời như những cánh tay kêu cứu - Kêu cứu cho dòng sông” khiến em hình dung được nỗi đau tột cùng của dòng sông khi bị con người đối xử tàn tệ.

(Nguyễn Thị Hải Yến - Lớp 4E - Trường Tiểu học Trung Tự) Em thích nhất hình ảnh “những chiếc vó bè chơ vơ bốn gọng giương lên trời như những cánh tay kêu cứu - Kêu cứu cho dòng sông” vì chiếc vó bè như thay lời dòng sông kêu cứu tới con người, mong con người hãy quan sát và lắng nghe, hành động để cứu dòng sông.

(Trương Tuệ Dung - Lớp 4G - Trường Tiểu học Kim Đồng) Câu Nêu cảm nhận của em về dòng sông Tô Lịch xưa và nay. nhiều học sinh đã có những cảm nhận tinh tế:

Nếu sông Tô Lịch ngày xưa là nét duyên của thành phố thì hình ảnh dòng sông ngày nay là nỗi buồn về cách ứng cử của người dân Thủ đô với thiên nhiên.

Em ao ước một ngày gần đây nhất sẽ được nhìn thấy dòng sông lấp lánh dưới ánh mặt trời.

(Nguyễn Thanh An - Lớp 4C - Trường Tiểu học Kim Đồng) Trong tưởng tượng của em, dòng sông Tô Lịch trước đây thật đẹp, nước trong mát, hai bên bờ cỏ và những luống rau xanh mướt, đâu đây một vài người dân thả vó bắt cá tôm. Ngày nay, mỗi lần mẹ chở đi học dọc sông Tô, em chỉ muốn đi thật nhanh để tránh mùi khó chịu bốc lên từ nước sông.

(Nguyễn Mai Trang - Lớp 4A - Trường Tiểu học Tả Thanh Oai) Các em cũng chia sẻ được r t nhiều việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ dòng sông: Kêu gọi gia đình, bạn bè, người thân,… không vứt rác xuống lòng sông; vẽ tranh vận động mọi người chung tay bảo vệ môi trường; táo bạo hơn, có em còn có ý tưởng viết thư kêu cứu cho dòng sông gửi bác Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội,…

Với yêu cầu Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về dòng sông lịch sử.

(vẽ, xé dán, làm thơ, viết văn, viết thư, viết thông điệp,…), nhiều em đã tạo ra những sản ph m thú vị:

Học sinh Nguyễn Hồng Nhung (Lớp 4G - Trường Tiểu học Kim Đồng) đã viết thư gửi bác Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Trong thư có đoạn: Cháu mong bác quan tâm đến việc cải tạo sông Tô Lịch như cho người nạo vét lòng sông, phạt thật nặng những ai vứt rác và xả chất thải ra sông. Cháu biết bác rất bận nên bác không cần viết thư trả lời cháu đâu ạ. Chúng cháu chỉ mong bác có sức khoẻ để làm nhiều việc giúp Thủ đô ta ngày một đẹp hơn.

Cũng ở lớp 4G - Trường Tiểu học Kim Đồng, học sinh Vũ Thanh Hải đã viết những dòng nội quy như sau:

NỘI QUY VỀ VIỆC BẢO VỆ CẢNH QUAN SÔNG TÔ LỊCH 1. Người dân không xả rác và chất thải xây dựng ra sông.

2. Các nhà máy không xả chất thải ra sông.

3. Không lấn chiếm lòng sông và hai bên bờ sông.

Ai vi phạm sẽ bị phạt từ năm mươi nghìn đến một triệu đồng.

Phát hiện người vi phạm báo với chính quyền sẽ có thưởng.

4.4.2.5. Nhận định về thực nghiệm tác động

Quá trình thực nghiệm tác động diễn ra trong thời gian một học kì (theo phân phối chương trình từng bài ở từng trường), trên phạm vi tương đối rộng (32 lớp thuộc 8 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang) và bước đầu đã thu được những kết quả đáng tin cậy.

Với đối tượng học sinh lần đầu học bài thực nghiệm, các em khá hứng thú với những hoạt động mới và tích cực trong quá trình học tập. Giáo viên dạy các lớp này mặc dù chưa thật quen với việc tổ chức lớp học, chưa thật sự bao quát được lớp song giáo viên cũng bị cuốn vào những hoạt động mới, liên tục có sự thay đổi trong giờ học. Học sinh đã tỏ ra thông hiểu văn bản đọc qua việc thực hiện tương đối tốt các câu hỏi, bài tập đọc hiểu.

Với đối tượng học sinh tiếp tục thực hiện các bài thực nghiệm, các em đã tự tin tham gia các hoạt động học tập, các em nhóm trưởng thành thục hơn với việc điều khiển các hoạt động trong nhóm. Giáo viên dạy các lớp này đã quen

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 130 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)