9. Cấu trúc của luận án
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Việc khảo sát được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng dạy và học đọc hiểu ở lớp 4, 5 về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp,…
Kết quả thu được sẽ là một trong những căn cứ để đề xu t những biện pháp khắc phục những tồn tại của dạy và học đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện nay.
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát (Phụ lục 1.1)
Chúng tôi tiến hành khảo sát ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi thành phố 01 quận nội thành và 01 huyện ngoại thành. Mỗi quận (huyện) khảo sát 05 trường Tiểu học (tổng số 20 trường), mỗi trường khảo sát ngẫu nhiên 05 giáo viên lớp 4 và 05 giáo viên lớp 5 (tổng số 100 giáo viên) và 25 học sinh lớp 4, 25 học sinh lớp 5 (tổng số 1000 học sinh gồm 500 học sinh lớp 4, 500 học sinh lớp 5).
2.2.1.3. Nội dung khảo sát Khảo sát giáo viên (Phụ lục 1.2)
Chúng tôi tiến hành khảo sát 100 giáo viên thông qua phiếu hỏi (Phụ lục 1.2) xoay quanh một số nội dung:
1) Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5.
2) Những giải pháp giáo viên đã sử dụng trong quá trình dạy học Tập đọc.
3) Quy trình dạy học Tập đọc lớp 4, 5 hiện tại - thuận lợi, khó khăn và quy trình giáo viên đề xu t.
4) Tầm quan trọng của dạy Tập đọc trong dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, 5 - Độ khó so với các phân môn Tiếng Việt khác - Thái độ của học sinh khi học Tập đọc.
5) Khái niệm, tầm quan trọng của đọc hiểu trong dạy học Tập đọc nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung - Độ khó dễ của đọc hiểu so với đọc đúng, đọc diễn cảm, đọc sáng tạo - Khả năng đọc hiểu của học sinh - Đọc hiểu văn bản theo thể loại.
Khảo sát học sinh (Phụ lục 1.3, 1.4)
Mỗi học sinh lớp 4, 5 tham gia khảo sát sẽ trả lời một số câu hỏi (Phụ lục 1.3, 1.4) với nội dung cụ thể như sau:
1) Các hình thức dạy Tập đọc của thầy cô - Hình thức học sinh thích - Hình thức học sinh mong muốn được học.
2) Kể tên những bài Tập đọc em thích - Nêu lí do; Kể tên những bài Tập đọc em cho là khó - Nêu lí do.
2.2.1.4. Phương pháp và kĩ thuật khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh thông qua hình thức phiếu hỏi. Phiếu được thiết kế gồm dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận.
2.2.1.5. Kết quả khảo sát
* Khảo sát giáo viên
1) Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5
a) Thuận lợi:
- Sách giáo khoa in rõ, đẹp. Các bài học được xếp theo chủ đề.
- Học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập.
- Các văn bản Tập đọc được chọn để dạy tương đối phù hợp với học sinh về độ dài, nội dung.
- Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục, các c p lãnh đạo.
- Nhà trường, Phòng Giáo dục thường xuyên tổ chức dạy các chuyên đề theo hướng đổi mới phương pháp dạy học để trao đổi, rút kinh nghiệm, tìm ra phương án dạy tối ưu.
- Họp chuyên môn định kì thống nh t các hình thức tổ chức dạy học hoặc cách khai thác để tìm hiểu nội dung bài.
- Học sinh đã học Tập đọc ở lớp 1, 2, 3 nên có kĩ năng đọc đúng.
- Học sinh mạnh dạn, tự tin. Một số học sinh có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu bài sâu hơn ở nhà (internet, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,…).
- Giáo viên có đầy đủ tranh ảnh minh hoạ cho từng bài học.
- Giáo viên có thời gian rèn đọc cho học sinh ở buổi thứ hai.
- Bài đọc cung c p cho học sinh vốn hiểu biết thuộc về các lĩnh vực khác nhau.
- Giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của từ, cách diễn đạt và biểu lộ cảm xúc khi viết văn bản.
- Tích cực dạy học theo hướng cá thể hoá để các em có thể theo kịp bạn.
- Giờ học giúp khơi gợi niềm đam mê và tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Dạy Tập đọc hỗ trợ cho việc dạy Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
- Giờ Tập đọc giúp phát hiện năng khiếu học sinh qua cách phát biểu, qua hoạt động đóng góp ý kiến, qua thảo luận,…
- Thông qua dạy Tập đọc có thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
b) Khó khăn:
- Một số bài đọc sử dụng ngữ liệu, từ ngữ địa phương khiến cho học sinh không cảm thụ hết nội dung bài.
- Một số học sinh chưa có thói quen đọc văn bản trước khi đến lớp.
- Học sinh khó nắm bắt, giải nghĩa từ ngữ được sử dụng với những nét nghĩa sáng tạo, giàu hình tượng, có giá trị nghệ thuật.
- Học sinh chưa chủ động trong việc tìm hiểu nội dung bài.
- Một số học sinh đọc còn chậm do ít đọc sách trước ở nhà.
- Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em.
- Một số học sinh ngọng, phát âm không chu n.
- Kĩ năng đọc hiểu chưa thật tốt.
- Đọc diễn cảm chưa hay, chưa bộc lộ được cảm xúc, thể hiện được tình cảm qua giọng đọc, nét mặt.
- Sức học của học sinh chưa đồng đều.
- Phần luyện đọc quy trình được lặp lại ở mỗi tiết dễ gây nhàm chán cho học sinh.
- Một số bài có bố cục chưa rõ ràng. Một số bài có nội dung khó, một số bài có nội dung chưa thật sự gần gũi với học sinh (Ví dụ: Ngu Công xã Trịnh Tường, Sự sụp đổ của chế độ A - pác - thai, Tiếng vọng, Thuần phục sư tử,…).
- Một số văn bản có tên phiên âm tiếng nước ngoài học sinh khó đọc (2 ý kiến). Một số bài thơ có vần điệu khó đọc không gây hứng thú với học sinh, học sinh khó có thể cảm thụ để đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài như Chú đi tuần, Nếu trái đất thiếu trẻ con,…
- Có những bài tập đọc yêu cầu giảm tải nhưng chưa có hướng dẫn nội dung giảng dạy thay thế cho những giờ Tập đọc đó.
- Một số bài nội dung tìm hiểu bài khó, học sinh chưa nắm vững.
- Có những học sinh không có năng lực đọc diễn cảm nên việc luyện đọc lại r t m t thời gian.
- Một số học sinh chưa nắm được cách đọc các kiểu câu chia theo mục đích nói.
- Nhiều học sinh đọc bài còn ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
2) Các biện pháp giáo viên đã sử dụng trong giờ dạy Tập đọc lớp 4, 5 (Phụ lục 1.5)
3) Các biện pháp khác đã được giáo viên lớp 4, 5 ở 20 trường tham gia khảo sát áp dụng để giảng dạy
- Sử dụng phim, ảnh, băng hình để giải nghĩa từ.
- Khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.
- Thi đọc diễn cảm.
- Sử dụng công nghệ thông tin vào giờ học.
- Cho học sinh đi thực tế ở sân trường, vườn trường hoặc xung quanh trường để tìm hiểu những nội dung có liên quan đến bài học.
- Liên hệ thực tế, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, giáo dục môi trường, an toàn giao thông,…
Tuy nhiên, không nhiều giáo viên áp dụng các biện pháp này và áp dụng cũng không thường xuyên.
4) Việc thực hiện quy trình dạy Tập đọc lớp 4, 5
Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận th y hầu hết giáo viên đều dạy Tập đọc cho học sinh lớp 4, 5 theo quy trình được hướng dẫn chung trên toàn quốc: