Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3.2.3. Kết nối và đánh giá thông tin
3.2.3.1. Kết nối và đánh giá thông tin trong văn bản 1) Kết nối thông tin trong văn bản
Với văn bản nghệ thuật, cần hướng dẫn học sinh kết nối và nhận ra sự sắp xếp có dụng ý các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, sự kiện trong văn bản.
Ví dụ 1: Văn bản Quang cảnh làng mạc ngày mùa [101, tr.10], sau khi học sinh trả lời câu hỏi 1:
1. Tác giả đã sử dụng những màu sắc và hình ảnh nào để vẽ nên bức tranh làng quê ngày mùa đẹp và sinh động?,
giáo viên nên đưa thêm câu hỏi giúp học sinh nhận ra được nghệ thuật miêu tả của tác giả:
2. Nhận xét về cách dùng từ ngữ chỉ màu sắc của tác giả. Trong bức tranh làng quê ngày mùa, màu đỏ và màu trắng có tác dụng gì?
Nhận ra tác giả sử dụng nhiều màu vàng với những sắc độ đậm nhạt khác nhau học sinh sẽ nhận ra trong bức tranh đầy sắc vàng y, màu đỏ và trắng như một nét ch m phá, làm sắc vàng thêm nổi bật.
3. Tại sao những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
Bức tranh miêu tả cảnh sẽ trở nên đơn điệu nếu chỉ toàn những cảnh quen thuộc, tĩnh lặng của làng quê, không mở rộng không gian quan sát và không đưa vào những hoạt động của con người. Chi tiết miêu tả hoạt động của con người đặt ở cuối bài phá vỡ không gian yên tĩnh, làm bức tranh thêm sinh động và giúp người đọc thêm yêu mến những người nông dân chăm chỉ, cần cù.
Ví dụ 2: Văn bản thơ Chợ Tết [100, tr.38], sách giáo khoa thiết kế các câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
2. Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao?
3. Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
4. Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy.
Giáo viên nên chủ động điều chỉnh hệ thống câu hỏi giúp học sinh kết nối và nhận ra sự sắp xếp có dụng ý các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, sự kiện trong bài thơ.
1. Trong bức tranh chợ Tết tác giả đã miêu tả những gì? Mỗi người, vật, sự vật được miêu tả như thế nào?
2. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh chợ Tết giàu màu sắc ấy.
Để trả lời được hai câu hỏi trên, học sinh phải đọc thầm bài thơ, kết nối thông tin để trả lời miệng hoặc dùng sơ đồ ghi lại những ý chính của bài. Từ việc kết nối các ý, học sinh sẽ nhận ra những đặc điểm chung và riêng của những người đi chợ Tết.
Với văn bản phi nghệ thuật, cần hướng dẫn học sinh kết nối các ý, các thông tin chính, nội dung các đoạn trong văn bản.
Ví dụ: Văn bản thuộc phong cách sinh hoạt Thư thăm bạn [100, tr.38], sách giáo khoa thiết kế câu hỏi tìm hiểu bài:
1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
2. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.
3. Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng.
4. Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
Để hướng dẫn học sinh kết nối thông tin trong bức thư, giáo viên có thể điều chỉnh hệ thống câu hỏi như sau:
1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
Đọc thư, học sinh dễ dàng xác định được mục đích Lương viết thư để làm quen, thăm hỏi và chia sẻ m t mát với bạn Hồng.
2. Để thực hiện được mục đích viết thư, bạn Lương đã viết những nội dung gì?
Từ việc xác định được mục đích viết thư, các em cũng sẽ xác định được những nội dung chính của bức thư:
- Làm quen (giới thiệu);
- Thăm hỏi, động viên;
- Kể về phong trào của xã, phường, trường và cá nhân để chia sẻ m t mát với Hồng và đồng bào vùng lũ.
Trên cơ sở đó, học sinh sẽ nhận ra sự sắp xếp có chủ ý cũng như mối liên hệ giữa các thông tin y với nhau.
2) Đánh giá thông tin trong văn bản
Tuỳ thuộc vào từng văn bản cụ thể, học sinh lớp 4,5 cần đánh giá thông tin trong văn bản theo các tiêu chí sau:
a) Đánh giá được cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật,…
trong văn bản,
b) Đánh giá được giá trị nội dung của một hoặc một vài đoạn trong bài, c) Đánh giá được giá trị nội dung, cảm xúc của văn bản,
d) Đánh giá được giá trị nghệ thuật của văn bản,
e) Đánh giá được ý nghĩa của thông tin thu nhận được từ văn bản đối với bản thân.
Không phải đối với văn bản nào cũng yêu cầu học sinh đánh giá theo t t cả các tiêu chí trên. Giáo viên cần căn cứ vào nội dung cụ thể của văn bản để yêu
cầu học sinh đánh giá theo một hoặc nhiều tiêu chí. Hiện tại, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa đã chú ý đến câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh đánh giá thông tin song số lượng câu hỏi này chưa nhiều và không phải văn bản nào cũng có. Vì vậy, giáo viên nên mạnh dạn điều chỉnh hoặc bổ sung câu hỏi, bài tập giúp học sinh đánh giá thông tin trong văn bản.
Với văn bản nghệ thuật, thông thường học sinh cần đánh giá cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhân vật,…; giá trị nội dung của một hoặc một vài đoạn; giá trị nội dung, cảm xúc cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản.
Ví dụ 1: Văn bản Quang cảnh làng mạc ngày mùa [101, tr.10], cần giúp học sinh đánh giá được nghệ thuật miêu tả của tác giả. Ngoài ba câu hỏi đã xây dựng ở trên:
1.Tác giả đã sử dụng những màu sắc và hình ảnh nào để vẽ nên bức tranh làng quê ngày mùa đẹp và sinh động?
2. Nhận xét về cách dùng từ ngữ chỉ màu sắc của tác giả. Trong bức tranh làng quê ngày mùa, màu đỏ và màu trắng có tác dụng gì?
3. Tại sao những chi tiết về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?,
giáo viên nên bổ sung thêm câu hỏi:
4. Trong bài, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
5. Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
Ví dụ 2: Văn bản thơ Chợ Tết [100, tr.38], tác giả đã chọn trình tự miêu tả khác với trình tự thông thường: tả cảnh xen lẫn với tả người. Để học sinh đánh giá được nghệ thuật miêu tả, sau hai câu hỏi:
1. Trong bức tranh chợ Tết tác giả đã miêu tả những gì? Mỗi người, vật, sự vật được miêu tả như thế nào?
2. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh chợ Tết giàu màu sắc ấy., giáo viên nên bổ sung câu hỏi về nghệ thuật:
3. Trong bài, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
4. Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
Ví dụ 3: Văn bản truyện Người ăn xin [99, tr.30, 31], bốn câu hỏi trong sách giáo khoa không có yêu cầu đánh giá. Giáo viên có thể bổ sung hoặc điều chỉnh câu hỏi:
1. Để giúp người đọc nhận biết được hoàn cảnh, tính cách các nhân vật, tác giả đã chọn miêu tả những đặc điểm nào của mỗi nhân vật trong truyện.
2. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
giúp học sinh hiểu hơn về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả thông qua ngoại hình, lời nói, ý nghĩ, hành động. Từ đó, rút ra được bài học sâu sắc về cách đối xử giữa con người với con người.
Văn bản phi nghệ thuật, giáo viên nên thiết kế câu hỏi, bài tập giúp học sinh đánh giá giá trị nội dung của một hoặc một vài đoạn cũng như ý nghĩa của thông tin thu nhận được từ văn bản đối với bản thân.
Ví dụ 1: Sau khi đọc văn bản hành chính Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [102, tr.145, 146] giáo viên nên bổ sung câu hỏi giúp học sinh đánh giá thông tin thu nhận được: Sau khi đọc bài, em hiểu thêm điều gì về quyền và bổn phận của trẻ em?
Ví dụ 2: Sau khi đọc văn bản khoa học Nghìn năm văn hiến [101, tr.15], để xác định được thông tin học sinh thu được từ bài đọc, sách giáo khoa có câu hỏi số 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam? Tuy nhiên, phạm vi câu hỏi còn rộng, có thể điều chỉnh cụ thể hơn: Bài văn giúp em hiểu thêm điều gì về truyền thống khoa cử lâu đời của dân tộc Việt Nam?
3.2.3.2. Kết nối và đánh giá thông tin ngoài văn bản
Yêu cầu kết nối và đánh giá thông tin ngoài văn bản đặt ra với học sinh lớp 4, 5 là khó. Tuy nhiên, ở một số văn bản cụ thể, chủ yếu là văn bản nghệ thuật, với đối tượng học sinh giỏi, giáo viên có thể đưa thêm yêu cầu này.
Với văn bản thơ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh cách kể, cách tả,… của hai tác giả về cùng một đối tượng hay cụ thể hơn về thời điểm miêu tả, cách dùng từ, so sánh, nhân hoá,…
Với văn bản truyện, các em có thể so sánh về cốt truyện, nhận xét nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ,… hoặc chi tiết hơn nữa là so sánh về nhân vật, ngoại hình, tính cách,… Căn cứ vào nội dung cụ thể của các truyện, giáo viên xây dựng câu hỏi hỗ trợ học sinh kết nối, liên tưởng.
Với văn bản miêu tả, việc kết nối, liên tưởng với bài đã đọc r t quan trọng.
Thông thường, cùng một đối tượng miêu tả, mỗi nhà văn có cách tả khác nhau.
Chính nghệ thuật miêu tả đặc sắc làm nên phong cách riêng của nhà văn. Kết nối quan trọng nh t khi đọc hiểu văn bản miêu tả là yêu cầu học sinh so sánh để nhận ra nghệ thuật miêu tả của các tác giả khác nhau về cũng một đối tượng.
Giáo viên nên đặt câu hỏi giúp học sinh so sánh cách tả của tác giả này có gì khác với tác giả khác, mỗi tác giả thường chú ý đến những đặc điểm nào, sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào, các giác quan nào, lựa chọn thời điểm và vị trí quan sát nào,… để miêu tả sự vật, hiện tượng. Học tập các cách tả khác nhau cũng là một hình thức hỗ trợ các em thể hiện sự sáng tạo trong quá trình tạo lập văn bản miêu tả.