Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 112 - 115)

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

3.2.4. Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề

Đọc hiểu văn bản không chỉ hướng tới mục đích rèn luyện một kĩ năng mà còn cung c p cho học sinh một lượng lớn kiến thức về tự nhiên, xã hội, con người,... qua những văn bản cụ thể với nội dung hết sức phong phú. Trên cơ sở hiểu, kết nối và đánh giá thông tin trong văn bản, học sinh phải hình thành kĩ năng vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết v n đề trong học tập và trong đời sống.

3.2.4.1. Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề trong học tập

1) Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề trong học tập môn Tiếng Việt

Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn, giữa các phân môn có mối quan hệ mật thiết, tích hợp với nhau theo chiều ngang và dọc. Thông tin trong

nhiều văn bản nghệ thuật được chọn làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu sẽ hỗ trợ học sinh học các phân môn Tiếng Việt khác.

Xét theo lớp học, vốn kiến thức của học sinh ở lớp dưới sẽ là cơ sở giúp các em học tiếp ở lớp trên. Với phân môn Tập đọc, chủ yếu các em sử dụng từ ngữ tích luỹ được qua các văn bản đọc để học tiếp phân môn Tập đọc và các phân môn khác.

Trong một lớp, ở từng chủ điểm, từ ngữ của bài đọc hỗ trợ r t tốt cho việc học Luyện từ và câu. Giáo viên cần nắm được mối liên hệ này để giúp học sinh vận dụng kiến thức của bài đọc vào học Luyện từ và câu, gắn với những yêu cầu cụ thể ở từng tiết học.

Ví dụ 1: Tuần 19 và 20 ở lớp 4, học sinh học chủ điểm Người ta là hoa đất, Luyện từ và câu bài Mở rộng vốn từ: Tài năng (tuần 19) và Sức khoẻ (tuần 20). Các bài đọc Bốn anh tài, Chuyện cổ tích về loài người, Trống đồng Đông Sơn cung c p cho các em một số từ ngữ, nhân vật, m u chuyện thuộc chủ đề mở rộng vốn từ.

Cũng trong một lớp, ở từng chủ điểm, văn bản đọc hỗ trợ cho học sinh học phân môn Tập làm văn.

Ví dụ 2: Tuần 19 và 20 ở lớp 5, học sinh học chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Tập làm văn tả cảnh. Các bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Sắc màu em yêu vừa thuộc nội dung chủ điểm vừa hỗ trợ cho học sinh học văn tả cảnh.

Giáo viên nên tận dụng ngữ liệu này để dạy Tập làm văn. Khi học bài C u tạo bài văn tả cảnh, sách giáo khoa có yêu cầu: Thứ tự miêu tả trong bài văn trên (Nắng trưa) có gì khác với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa mà em đã học?

Từ hai bài văn đó hãy rút ra nhận xét về cấu tạo bài văn tả cảnh. Để học sinh thực hiện được yêu cầu này, khi dạy đọc hiểu bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, giáo viên cần hướng dẫn các em tìm hiểu về trình tự miêu tả của nhà văn Tô Hoài: Tác giả miêu tả cảnh làng quê vào ngày mùa theo trình tự nào?.

Việc đọc hiểu văn bản còn hỗ trợ học sinh viết đúng chính tả, kể được nhiều câu chuyện đã nghe, đã đọc,…

2) Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề trong học tập các môn học khác

Ngoài Tiếng Việt, nếu biết cách khai thác và định hướng, giáo viên giúp học sinh sử dụng thông trong văn bản đọc, đặc biệt là các văn bản phi nghệ thuật vào giải quyết một số v n đề trong học tập các môn học khác. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung dạy học các môn học để nhận ra mối liên hệ này.

Ví dụ 1: Thông tin trong văn bản Trồng rừng ngập mặn [99, tr.128, 129] là ví dụ sinh động hỗ trợ cho học sinh học Địa lí về các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ.

Ví dụ 2: Thông tin trong văn bản Nghìn năm văn hiến [101, tr.15], Thư gửi các học sinh [101, tr.4, 5],… hỗ trợ học sinh khi học lịch sử Việt Nam.

3.2.4.2. Vận dụng thông tin trong văn bản vào giải quyết vấn đề trong đời sống Với khối lượng lớn thông tin thu được từ những văn bản đọc hiểu đã học, các em sẽ đưa ra được cách giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, ngay sau bài đọc, giáo viên khó kiểm soát hết được kĩ năng giải quyết tình huống của học sinh. Vì vậy, có những trường hợp giáo viên cần khơi gợi lại những tình huống đã xảy ra hoặc tạo ra những tình huống giả định để học sinh thực hành kiến thức, kĩ năng được học. Lâu dài, giáo viên cần tiếp tục quan sát việc các em vận dụng thông tin vào giải quyết các tình huống có thật và giúp các em điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử cho phù hợp.

Ví dụ 1: Sau khi đọc xong văn bản truyện Người ăn xin [99, tr.30, 31], giáo viên nên đặt câu hỏi: Ở tuổi của mình, các em có thể làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn? và liên hệ với những việc trường, lớp, cá nhân các em đã làm như ủng hộ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ học sinh nghèo sách vở, quần áo cũ,…; khuyến khích các em tiếp tục làm những việc tốt bắt đầu từ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp mình, trong khu phố,…

Ví dụ 2: Sau khi đọc văn bản kịch Lòng dân [101, tr.24, 25], giáo viên nên đặt câu hỏi: Em đã làm gì để thể hiện tình yêu với đất nước?, có thể liên hệ với sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, gợi ý cho các em viết thư gửi các chú bộ đội Trường Sa để thăm hỏi và động viên các chú làm tốt nhiệm vụ,…

Ví dụ 3: Sau khi đọc văn bản truyện Điều ước của vua Mi - đát [99, tr.90], giáo viên có thể đặt câu hỏi: Nếu em là vua Mi - đát, em sẽ ước gì? Vì sao?

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(293 trang)