9. Cấu trúc của luận án
1.2.3. Phong cách ngôn ngữ văn bản và việc dạy học đọc hiểu ở Tiểu học
Phong cách là dạng của ngôn ngữ được sử dụng trong những yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. [83, tr.782]
Đây cũng là quan điểm khá gần gũi với quan điểm của Diệp Quang Ban trong Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo), phong cách trong văn học, ngôn ngữ học xã hội là tổng các đặc điểm hoặc các đặc trưng giúp cho việc xếp một văn bản hay một diễn ngôn vào một thể loại, một “ngôn vực”, một thời kì nào đó... [4, tr.409]
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, có bốn kiểu ngôn ngữ là ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ phân biệt các dạng ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật bởi sự khác nhau trong kiểu tư duy (cụ thể - hình tượng và trừu tượng - lôgic). Những dạng này
cũng bị quy định bởi các hình thức giao tiếp bằng lời nói (lời miệng và lời viết), xác định sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. [61, tr.16]
Đối tượng đề cập tới trong luận án là những văn bản được chọn dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 đều thuộc ngôn ngữ viết. Bởi vậy, chúng tôi quan tâm chúng thuộc ngôn ngữ nghệ thuật hay phi nghệ thuật.
Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong các tác ph m nghệ thuật ngôn từ là một mã phức tạp được c u tạo nên từ ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản nghệ thuật chia ra thành văn bản thơ, văn xuôi và kịch.
Ngôn ngữ phi nghệ thuật được xác định như một mã chung, phổ biến nh t, là quy tắc sử dụng những tín hiệu ngôn ngữ mà con người dùng để vật ch t hoá những ý nghĩ, tình cảm của mình.
Phong cách chức năng là những khuôn mẫu trong hoạt động ngôn ngữ hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu. [60, tr.174]
Phong cách chức năng được xác định như là những khuôn mẫu xây dựng các lớp văn bản (hay phát ngôn) khác nhau, theo những cách lựa chọn, sử dụng khác nhau trong tất cả các yếu tố của ngôn ngữ. [61, tr.17]
Cũng theo tác giả Đinh Trọng Lạc, tiếng Việt có 5 phong cách chức năng sử dụng ngôn ngữ phi nghệ thuật:
Thứ nhất, phong cách hành chính là khuôn mẫu xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính (những người tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội). [61, tr.35]
Thứ hai, phong cách khoa học là khuôn mẫu xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học. [61, tr.52]
Thứ ba, phong cách báo chí là khuôn mẫu xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. [61, tr.74]
Thứ tư, phong cách chính luận là khuôn mẫu xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội.
[61, tr.90]
Thứ năm, phong cách sinh hoạt là khuôn mẫu xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. [61, tr.102, 103]
Thực tế có nhiều cách phân chia văn bản thành các thể loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau song không có cách phân chia nào bao quát được một cách trọn vẹn đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ. Từ những khái niệm đã phân tích, xét những văn bản được chọn làm ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học hiện hành, chúng tôi phân văn bản thuộc ngôn ngữ viết thành hai nhóm lớn: văn bản nghệ thuật gồm văn bản thơ, văn bản văn xuôi (văn bản truyện và văn bản miêu tả), văn bản kịch và văn bản phi nghệ thuật gồm văn bản theo phong cách hành chính, văn bản theo phong cách khoa học, văn bản theo phong cách báo chí, văn bản theo phong cách chính luận, văn bản theo phong cách sinh hoạt.
Trong khuôn khổ luận án, khi xếp văn bản vào các thể loại thuộc các phong cách chức năng khác nhau, chúng tôi có sự linh hoạt:
Với văn bản thơ, để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4, 5, chúng tôi xếp các bài ca dao, tục ngữ vào thể loại thơ, không chia thành tiểu loại.
Với văn bản truyện, chúng tôi không chia thành các tiểu loại (khi dạy có thể giới thiệu cho học sinh truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười,…) và ch p nhận xem một số đoạn trích là một văn bản truyện.
Với văn bản kịch, một số ý kiến cho rằng các văn bản Ở Vương quốc Tương Lai, Người công dân số Một là hoạt cảnh song dựa vào các d u hiệu nội dung, hình thức của văn bản và sự tương quan trong quá trình phân chia văn bản theo đặc trưng phong cách ngôn ngữ chúng tôi xếp vào văn bản kịch (màn kịch).
Một số tác giả cho rằng các văn bản Trung thu độc lập, Cánh diều tuổi thơ,… nên xếp vào văn bản thuộc phong cách chính luận; Tranh làng Hồ, Tà áo dài Việt Nam,… nên xếp vào văn bản thuộc phong cách khoa học. Xét đến đặc trưng miêu tả, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật,… và nh t là để phù hợp
với đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 4, 5, chúng tôi xếp các văn bản này vào thể loại văn bản miêu tả. Khi xếp như vậy, chúng tôi cũng tính đến tiêu chí những văn bản này chính là một trong nhiều ngữ liệu có giá trị để dạy tập làm văn miêu tả cho học sinh.
Căn cứ vào nội dung, chúng tôi xếp Thư thăm bạn vào nhóm văn bản thuộc phong cách sinh hoạt và Thư Bác Hồ gửi học sinh vào nhóm văn bản thuộc phong cách chính luận.
Những văn bản dài được chia đôi dạy trong hai tiết chúng tôi tính là một văn bản. Hai bài thơ của Hồ Chủ tịch Ngắm trăng và Không đề là hai văn bản độc lập được dạy trong một tiết. Vì vậy, phân môn Tập đọc lớp 4, 5 được dạy trong 124 tiết nhưng số lượng văn bản là 118.
Như trên đã trình bày, không có cách phân chia nào thoả mãn được t t cả các tiêu chí đặt ra song trong quá trình phân chia, chúng tôi hướng tới đối tượng học sinh cuối c p Tiểu học và xác định dạy đọc hiểu văn bản bên cạnh nhiệm vụ hình thành năng lực đọc hiểu (tiếp nhận) còn hướng tới hình thành năng lực viết (tạo lập) văn bản. Việc phân loại này là căn cứ đề xu t biện pháp dạy học phù hợp với từng loại văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau đối với giáo viên chứ không hướng tới mục đích hướng dẫn học sinh phân loại văn bản.
Trên cơ sở phân loại văn bản dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ, chúng tôi đã phân loại 118 văn bản tập đọc trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 4, 5 (Phụ lục 2). Kết quả tổng hợp như sau:
Bảng 1.2 - Phân loại văn bản Tập đọc lớp 4, 5
VĂN BẢN TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
VĂN BẢN NGHỆ THUẬT VĂN BẢN PHI NGHỆ THUẬT Thơ Văn xuôi
Kịch Hành chính
Khoa
học Báo chí Chính
luận Sinh hoạt Truyện Miêu tả
36 54 17
3 2 3 1 1 1
71
110 (93.22%) 8 (6.78%)
118 (100%)
1.2.3.2. Đặc điểm các loại văn bản chia theo phong cách ngôn ngữ và việc dạy học đọc hiểu ở Tiểu học
1) Văn bản thuộc phong cách nghệ thuật a) Văn bản thơ
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu. [20, tr.210]
Nhờ c u tạo ngôn ngữ đặc biệt, thơ có những đặc trưng riêng. Mỗi tác giả khi nghiên cứu thơ tuỳ mục đích nghiên cứu lại trình bày đặc trưng theo những quan điểm và những cách diễn đạt khác nhau. Đối với học sinh lớp 4, 5, theo chúng tôi, khi dạy đọc hiểu văn bản thơ cần chú ý đến bốn đặc trưng sau:
(1) Đặc trưng cảm xúc - thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức.
(2) Nhân vật trữ tình trong thơ - hình tượng nhân vật xu t hiện trực tiếp, thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác ph m, tạo nguồn cảm xúc chi phối toàn bài thơ.
(3) Cấu tứ - mô hình nghệ thuật của tác ph m, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó, là sự kết hợp giữa hình ảnh sống động và ý nghĩa thơ sao cho sự sống của hình ảnh càng triển khai càng khơi sâu được nhiều ý nghĩa của bài thơ.
(4) Ngôn ngữ thơ - mang tính cách điệu; cô đọng, hàm súc; giàu tính nhạc, giàu hình ảnh; có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo nên những khoảng lặng giàu ý nghĩa; bão hoà cảm xúc và mang đậm d u n riêng của tác giả.
Về phương thức phản ánh đời sống, thơ được chia thành thơ trữ tình và thơ tự sự.
Về luật, thơ được chia thành thơ cách luật (bao gồm th t ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát, song th t lục bát), thơ tự do.
Xét các văn bản thơ được chọn dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 và lớp 5, theo tiêu chí thứ nh t có thơ tự sự và thơ trữ tình, theo tiêu chí thứ hai có thơ cách luật (lục bát và tứ tuyệt - 02 bài của Hồ Chủ tịch) và thơ tự do.
b) Văn bản văn xuôi
* Văn bản truyện
Nhiều tác giả đưa ra các định nghĩa khác nhau về truyện. Trong phạm vi luận án, chúng tôi chọn quan niệm của Từ điển Văn học, truyện là tác phẩm thuộc loại hình tự sự có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tuỳ theo nội dung phản ánh, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tiểu thuyết), truyện nôm, truyện khuyết danh,… Qua khảo sát chúng tôi th y, các văn bản truyện được chọn làm ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 hầu hết là truyện ngắn (bao gồm cả truyện dân gian) hoặc trích đoạn truyện.
Khi dạy đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5, theo chúng tôi cần chú ý đến bốn đặc trưng cơ bản của truyện:
(1) Cốt truyện - hệ thống các sự kiện, tình tiết cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nh t định.
(2) Nghệ thuật kể chuyện - trần thuật, miêu tả sự kiện, xâu chuỗi các sự kiện xảy ra trong tác ph m theo một thứ tự nh t định được xem xét dựa vào hình thức, góc độ, điểm nhìn khi kể.
(3) Nhân vật - yếu tố quan trọng hàng đầu không thể thiếu trong b t kì tác ph m văn học nào.
(4) Ngôn ngữ - thể hiện r t rõ trong lời người kể chuyện và chi phối toàn bộ c u trúc truyện kể.
* Văn bản miêu tả
Từ việc xem xét khái niệm văn miêu tả của các tác giả, chúng tôi quan niệm miêu tả là hình thức sáng tác văn học mà người viết dùng ngôn ngữ ghi chép lại những đặc điểm, tính chất, hoạt động nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường được bộc lộ rõ nh t.
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo th m mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết. Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật. Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh. Muốn miêu tả được, trước hết người viết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
c) Văn bản kịch
Từ việc xem xét khái niệm kịch và văn bản kịch của các tác giả, chúng tôi quan niệm văn bản kịch là một thể loại văn học viết để diễn trên sân khấu, tái hiện cuộc sống riêng của con người trong các mối quan hệ với xã hội. Văn bản kịch gồm ngôn ngữ chỉ dẫn của tác giả và lời thoại của các nhân vật.
Khi dạy đọc hiểu văn bản kịch cho học sinh lớp 4, 5 cần chú ý đến bốn đặc trưng cơ bản của kịch.
(1) Xung đột kịch - xu t hiện dưới những va chạm giữa các thế lực được mô tả trong tác ph m, giữa các tính cách với hoàn cảnh, giữa các tính cách với nhau và giữa các phương diện khác nhau của tính cách.
(2) Hành động kịch - được coi là ngôn ngữ, là phương diện thể hiện chủ yếu của kịch. B t cứ một ý nào của người sáng tác cũng đều phải được thể hiện bằng hành động.
(3) Nhân vật kịch - với văn bản kịch, nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật.
(4) Ngôn ngữ kịch - bên cạnh ngôn ngữ nhân vật còn có ngôn ngữ chỉ dẫn của tác giả nhưng không đáng kể, nằm ngoài nội dung của xung đột trong kịch.
Ba văn bản kịch được chọn làm ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 là Ở vương quốc Tương Lai, Lòng dân và Người công dân số Một.
2) Văn bản thuộc phong cách phi nghệ thuật a) Văn bản thuộc phong cách hành chính
Văn bản theo phong cách hành chính được sử dụng khi tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội. Có r t nhiều loại văn bản thuộc phong
cách này như sắc lệnh, nghị định, thông tư, quy chế, hiệp định, hiệp nghị, điều ước, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, báo cáo, đơn từ, hợp đồng, hoá đơn, tường trình,...
Đặc trưng của các văn bản này là có tính khuôn mẫu, nghiêm túc và minh bạch. Mỗi một loại văn bản hành chính có một khuôn mẫu được quy định nghiêm ngặt. Nếu không tuân thủ khuôn mẫu, văn bản không có giá trị giao tiếp.
Nội dung văn bản phải minh bạch, không cho phép cách nói lập lờ, khiến người đọc có thể hiểu nhiều nghĩa. Văn bản loại này không ch p nhận những cách nói ví von, cách sử dụng ngôn từ biểu cảm.
Hai văn bản hành chính được sử dụng làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu ở lớp 4 và lớp 5 là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật tục xưa của người Ê - đê.
b) Văn bản thuộc phong cách khoa học
Văn bản theo phong cách khoa học là các công trình nghiên cứu khoa học, các bài tạp chí, tập san, thông báo khoa học, các bài thuộc sách giáo khoa, giáo trình, các bài thi, tiểu luận, luận văn, luận án, các bài về khoa học thường thức,...
Những văn bản này nhằm thông báo một nội dung mang tính khoa học.
Tính trừu tượng, lô gic, chính xác, khách quan là đặc trưng của những văn bản theo phong cách này. Mỗi một văn bản thuộc về một lĩnh vực khoa học, bởi vậy, nó sử dụng một lớp thuật ngữ và từ ngữ khoa học chung. Ngôn ngữ của văn bản khoa học loại bỏ yếu tố cá nhân. Một số loại văn bản khoa học như luận văn, luận án phải tuân thủ những khuôn mẫu c u tạo nghiêm ngặt.
Văn bản khoa học được chọn để dạy học đọc hiểu ở lớp 4, 5 là Nghìn năm văn hiến, Tiếng cười là liều thuốc bổ,…
c) Văn bản thuộc phong cách báo chí
Văn bản theo phong cách báo chí là những tin, bài phóng sự, điều tra, phỏng v n, thông báo, rao vặt, quảng cáo, tiểu ph m, trả lời thư bạn đọc,… sử dụng trong lĩnh vực truyền thông (báo in, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình).
Đặc trưng của các văn bản báo chí là tính chân thực. Bởi chỉ có phản ánh đúng hiện thực khách quan, văn bản mới có giá trị giao tiếp. Song nếu chỉ chân thực thì chưa đủ. Báo chí cần kịp thời, nhanh chóng. Tin càng mới, mang tính thời sự càng cao thì càng được chú ý. Bên cạnh đó, để tạo sự chú ý của độc giả, khán giả, tính h p dẫn cũng được đề cao. Văn bản cần gợi sự tò mò bằng cả nội dung và hình thức (giật tít, in đậm).
Văn bản báo chí được dạy trong chương trình Tập đọc lớp 4, 5 là Vẽ về cuộc sống an toàn.
d) Văn bản thuộc phong cách chính luận
Văn bản theo phong cách chính luận gồm báo cáo chính trị, xã luận, tuyên ngôn, bình luận, lời kêu gọi, phát biểu trong hội nghị,... Các văn bản chính luận ngoài mục đích thông báo còn nhằm tác động đến tư tưởng, tình cảm, hành động của người đọc, người nghe.
Văn bản theo phong cách chính luận có các đặc trưng sau: tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ và tính truyền cảm mạnh mẽ.
Thư gửi các học sinh có thể xếp vào loại văn bản theo phong cách chính luận.
e) Văn bản thuộc phong cách sinh hoạt
Văn bản theo phong cách sinh hoạt bao gồm nhật kí, hồi kí cá nhân, thư từ,… sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
Văn bản theo phong cách sinh hoạt có các đặc trưng sau: tính cụ thể (cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về những cách thức nói năng, về từ ngữ, diễn đạt), tính cảm xúc (mỗi lời nói bao giờ cũng gắn với cảm xúc của con người, cảm xúc y r t phong phú, sinh động nhưng cũng r t cụ thể) và tính cá thể (gắn với những đặc điểm riêng của cá nhân như giọng nói, từ ngữ, cách nói quen dùng, tuổi tác, giới tính, địa phương…). Những đặc trưng này giúp phân biệt văn bản theo phong cách sinh hoạt với văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác.
Trong số các văn bản được chọn làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 có duy nh t một văn bản thuộc phong cách sinh hoạt là Thư thăm bạn.