Chương 4 THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
4.4.1. Thực nghiệm thăm dò
4.4.1.1. Chuẩn bị thực nghiệm thăm dò - Xin gi y giới thiệu của cơ sở đào tạo.
- Liên hệ với Ban giám hiệu các trường Tiểu học.
- Làm việc với giáo viên lớp thực nghiệm để trao đổi ý tưởng thiết kế bài dạy và đề nghị giáo viên hỗ trợ tập hu n kĩ thuật cho học sinh trước khi học.
- Tập hu n học sinh một số kĩ thuật trước khi dạy thực nghiệm: kĩ thuật học hợp tác theo nhóm (cá nhân, nhóm nhỏ trong nhóm lớn,…), kĩ thuật sơ đồ tư duy,…
- Tập hu n nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên,…
- Phân công học sinh chu n bị đồ dùng, tư liệu học tập theo thiết kế giáo án.
4.4.1.2. Tiến hành thực nghiệm thăm dò
- Tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Quan sát học sinh tham gia hoạt động học tập để có đánh giá về tinh thần, thái độ, ý thức, hứng thú và năng lực tương tác của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng trong quá trình học tập. Ghi lại một số hình ảnh, video clip minh chứng (Phụ lục 8).
4.4.1.3. Khảo sát sau thực nghiệm thăm dò
- Tiến hành khảo sát sau thực nghiệm ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng phiếu khảo sát sau thực nghiệm (Phụ lục 5).
- Xử lí kết quả khảo sát sau thực nghiệm thăm dò.
4.4.1.4. Kết quả thực nghiệm thăm dò 1) Phần trắc nghiệm
Căn cứ vào tiêu chí chọn trường và mục đích khảo sát, chúng tôi đã xử lí kết quả câu trả lời trắc nghiệm của học sinh theo 5 phương án (Phụ lục 6, 7):
- Phương án 1: So sánh kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở từng trường.
- Phương án 2: So sánh kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở từng cụm 2 trường, chú ý đến sự khác biệt giữa trường học theo mô hình đại trà và trường học thí điểm theo mô hình VNEN:
+ Trường Tiểu học Kim Đồng - Trường Tiểu học Trung Tự (Cụm trường thuộc địa bàn thuận lợi ở Hà Nội)
+ Trường Tiểu học Tả Thanh Oai - Trường Tiểu học Minh Khai B (Cụm trường thuộc địa bàn khó khăn ở Hà Nội)
+ Trường Tiểu học Chũ - Trường Tiểu học Trù Hựu (Cụm trường thuộc địa bàn thuận lợi ở Bắc Giang)
+ Trường Tiểu học Nghĩa Hồ - Trường Tiểu học Kiên Thành 1 (Cụm trường thuộc địa bàn khó khăn ở Bắc Giang)
- Phương án 3: So sánh kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở từng cụm 4 trường:
+ Trường Tiểu học Kim Đồng - Trường Tiểu học Trung Tự - Trường Tiểu học Chũ - Trường Tiểu học Trù Hựu (Cụm 4 trường thuộc địa bàn thuận lợi)
+ Trường Tiểu học Tả Thanh Oai - Trường Tiểu học Minh Khai B - Trường Tiểu học Nghĩa Hồ - Trường Tiểu học Kiên Thành (Cụm 4 trường thuộc địa bàn khó khăn)
- Phương án 4: So sánh kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở từng cụm 4 trường:
+ Trường Tiểu học Kim Đồng - Trường Tiểu học Trung Tự - Trường Tiểu học Tả Thanh Oai - Trường Tiểu học Minh Khai B (Cụm 4 trường thuộc địa bàn Hà Nội)
+ Trường Tiểu học Chũ - Trường Tiểu học Trù Hựu - Trường Tiểu học Nghĩa Hồ - Trường Tiểu học Kiên Thành (Cụm 4 trường thuộc địa bàn Bắc Giang)
- Phương án 5: So sánh kết quả của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở 8 trường tiểu học lựa chọn thực nghiệm.
Để thuận tiện cho việc so sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, chúng tôi thống kê câu trả lời của học sinh theo 2 mức độ Đúng (Học sinh chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi) - Sai (Học sinh chọn các phương án còn lại) và biểu đồ hoá kết quả bằng Excel. Kết quả phương án xử lí kết quả thực nghiệm ở 8 trường như sau:
Hình 4.1. Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm thăm dò Đọc kết quả thực nghiệm ở cả 5 phương án, nhìn chung kết quả lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Với những câu hỏi về xác định giọng đọc, trong quá trình dạy, do chú trọng việc hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài rút ra nhận xét về giọng đọc, tỉ lệ câu trả lời đúng của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng:
- Câu Chọn giọng đọc phù hợp để đọc hai câu cảm trong bài: “Chao ôi!
Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” (Người ăn xin) tỉ lệ câu trả lời đúng ở lớp thực nghiệm là 86.74%, ở lớp đối chứng là 69.51%.
- Câu Theo em, cần làm gì để đọc tốt vở kịch? (Lòng dân) tỉ lệ câu trả lời đúng ở lớp thực nghiệm là 97.28%, ở lớp đối chứng là 94.24%.
- Câu Chọn giọng đọc phù hợp với nội dung bài. (Nghìn năm văn hiến) tỉ lệ câu trả lời đúng ở lớp thực nghiệm là 86.23%, ở lớp đối chứng là 67.47%.
Câu hỏi Vở kịch ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? (Lòng dân) với 4 phương án trả lời, 3 phương án đầu đúng nhưng chưa đủ, phương án cuối là cả 3 phương án trên đều đúng, tỉ lệ câu trả lời đúng ở lớp thực nghiệm là 95.24%, ở lớp đối chứng là 50.85%. Tỉ lệ này cũng góp phần khẳng định học sinh lớp thực nghiệm một phần do được trao đổi, thống nh t ý kiến trong nhóm, một phần do định hướng đọc của giáo viên đã hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc.
2) Phần tự luận
Mỗi bài đọc chúng tôi thiết kế từ 2 đến 3 câu hỏi tự luận chủ yếu yêu cầu học sinh liên hệ, vận dụng, sáng tạo mức độ thực hiện yêu cầu giữa học sinh lớp thực nghiệm với lớp đối chứng có sự chênh lệch khá rõ rệt.
Với những câu hỏi yêu cầu học sinh ghi lại nội dung bài đọc bằng sơ đồ tư duy, ở lớp thực nghiệm nhiều em đã vẽ được sơ đồ tư duy sinh động, màu sắc đẹp, thể hiện khá đầy đủ các ý của bài. Nhiều sơ đồ được thể hiện bằng hình vẽ mây, cây cỏ, hoa lá,… trông như một bức tranh. Nhiều học sinh chọn được hình vẽ thể hiện chủ đề r t thông minh, ví dụ như trái tim (Lòng dân), khuôn mặt ông già (Người ăn xin),… (Phụ lục 9)
Các lớp đối chứng cũng có một số học sinh vẽ được sơ đồ tư duy song chủ yếu ở mức độ từ ngữ và đường nét. Đa số các em dùng gạch đầu dòng ghi lại ý chính của bài song cách ghi chép còn dài dòng, chưa gọn auk, sáng tạo.
Thực tế này góp phần chứng minh sơ đồ tư duy chính là một công cụ ghi chép hữu hiệu.
Những câu hỏi yêu cầu các em vẽ tranh, xé dán, tạo hình… liên quan đến nội dung bài đọc như: Hãy viết (hoặc vẽ, xé dán, làm thơ,…) những điều em hình dung được về Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chia sẻ trước lớp. (Nghìn năm văn hiến), tuy sản ph m thu được sau khi khảo sát không nhiều (một số sản ph m
điển hình ở Phụ lục 9), chủ yếu ở các lớp thực nghiệm nhưng một số học sinh có năng khiếu đã tạo ra được những sản ph m đẹp, màu sắc tươi tắn, sinh động.
Có em còn viết được những câu thơ ngắn, những dòng cảm xúc tự nhiên, chân thật sau khi đọc bài:
Ai về Hà Nội Thủ đô
Những chùm hoa nở trong ô nắng vàng Nghe làn điệu, khúc dân ca Nói về Văn Miếu, tự hào Việt Nam.
(Nguyễn Tường Khánh - Lớp 5E - Trường Tiểu học Kim Đồng) Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở Hà Nội. Cổng Văn Miếu được xây từ rất lâu những vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm với các hình rồng chạm khắc chi tiết, độc đáo và điêu luyện. Bên trong Văn Miếu có những phòng thi đã xây từ rất lâu. Ngày nay, những phòng thi được treo những câu đối đỏ với những dòng thư pháp rồng bay phượng múa của các ông đồ già.
(Lê Bảo Ngọc - Lớp 5E - Trường Tiểu học Kim Đồng) Đó chính là cách hiểu, cảm nhận riêng của các em về nội dung bài đọc và cũng là những minh chứng đầu tiên cho hứng thú đọc của các em.
Ở những câu hỏi tự luận, có sự chênh lệch rõ rệt về ch t lượng câu trả lời giữa học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nhiều học sinh các lớp thực nghiệm có câu trả lời sâu sắc:
Câu Em học tập được điều gì từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện? (Người ăn xin) câu trả lời của các em chủ yếu là liệt kê các ý, có một số em diễn đạt trôi chảy:
Em học được ở cậu bé sự cảm thông, tình thương, sự tôn trọng với những con người cực khổ. Chúng ta không nên khinh thường hay thương hại họ vì trong lòng họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Hãy đối xử với họ bằng hành động xuất phát từ trái tim. Những đồng tiền chỉ mang giá trị vật chất, chính tình thương và sự chân thành mới đáng quý.
(Trần Mai Khanh - Lớp 4A4 - Trường Tiểu học Chũ)
Em học tập được ở nhân vật cậu bé sự tôn trọng, yêu thương người nghèo khổ. Những con người ấy phải vất vả, không nhà cửa, phải đi ăn xin, đi bán hàng rong để kiếm tiền. “Lá lành đùm lá rách” là câu tục ngữ em thích nhất.
Những người có cuộc sống giàu sang, đầy đủ nên giúp đỡ những người nghèo khó, không nên coi thường mà phải san sẻ, giúp đỡ họ.
(Phạm Nhật Thuỳ Linh - Lớp 4G - Trường Tiểu học Kim Đồng) Câu Xung quanh chúng ta còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Các em có thể làm gì để giúp đỡ những con người ấy? (Người ăn xin) học sinh chia sẻ được r t nhiều những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
Câu Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? (Lòng dân) học sinh đã chia sẻ nhiều ý kiến khác nhau:
Em thích nhất nhân vật dì Năm vì dì Năm có tấm lòng nhân hậu, dũng cảm.
(Trần Thị Hồng Hạnh - Lớp 5A1 - Trường Tiểu học Minh Khai B) Em thích nhân vật dì Năm vì dì Năm là người dân bình thường nhưng không sợ nguy hiểm để cứu chú cán bộ cách mạng.
(Quang Huy - Lớp 5A1 - Trường Tiểu học Minh Khai B) Em thích nhất nhân vật An vì chú bé còn nhỏ mà còn rất thông minh, hóm hỉnh.
(Lê Gia Khiêm - Lớp 5D - Trường Tiểu học Trung Tự) Câu Em thích nhất chi tiết nào trong vở kịch? Vì sao? có một vài chi tiết nhiều học sinh thích:
Em thích nhất chi tiết dì Năm nhận chú cán bộ là chồng, chi tiết bất ngờ nói lên sự thông minh, nhanh trí của dì.
(Phan Hồng Minh - Lớp 5A2 - Trường Tiểu học Trù Hựu) Em thích nhất chi tiết An trả lời bọn lính chú cán bộ không phải tía mà là ba làm bọn lính mừng hụt, chi tiết thú vị nói lên sự thông minh, dí dỏm của An và gây cười vì bọn lính mắc lừa cậu bé.
(Trương Yến Dung - Lớp 5A - Trường Tiểu học Kim Đồng)
Câu Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của em về tình cảm của người dân Nam Bộ với cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Học sinh bày tỏ r t chân thành:
Những người dân Nam Bộ thuần hậu, thông minh, tham gia cứu cán bộ cách mạng.
(Trần Thị Hồng Hạnh - Lớp 5A - Trường Tiểu học Kiên Thành 1) Thời kháng chiến chống Pháp, nhờ có những người dân Nam Bộ dũng cảm, mưu trí cứu cán bộ mà kháng chiến thắng lợi.
(Nguyễn Hồng Dương - Lớp 5A4 - Trường Tiểu học Nghĩa Hồ) Câu Sau khi đọc bài, em thấy mình cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để góp phần phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam?
(Nghìn năm văn hiến) đa số học sinh đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với đ t nước:
Em thấy mình cần phải học tập chăm chỉ để góp phần phát huy truyền thống của dân tộc.
(Nguyễn Anh Minh - Lớp 5A2 - Trường Tiểu học Trù Hựu) Từ thế kỉ XXI nước ta đã mở khoa thi và có tiến sĩ. Em nghĩ chúng em cũng phải cố gắng noi gương các tiến sĩ được khắc tên trên bia đá, học thật giỏi để làm rạng danh non sông.
(Dương Anh Hiền - Lớp 5B - Trường Tiểu học Tả Thanh Oai) Trên đây là một số câu trả lời của học sinh được lựa chọn từ nhiều ý trả lời khác nhau. Mặc dù có những câu trả lời chưa thật đầy đủ, trọn vẹn, diễn đạt chưa thật chau chuốt song chúng tôi đánh giá các em đã có những cảm nhận khá sâu sắc về nội dung bài đọc. Những câu trả lời được chọn đa số của học sinh ở lớp thực nghiệm, một số ít của học sinh ở lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ lớp học nào cũng có những em có năng lực đọc hiểu tốt, nếu được bồi dưỡng chắc chắn sẽ phát huy trong học tập và đời sống. Sở dĩ ở các lớp thực nghiệm có nhiều học sinh thực hiện yêu cầu bài tập tốt hơn ở các lớp đối chứng là do thiết kế bài giảng thực nghiệm chú trọng nhiều hơn đến rèn kĩ năng đọc hiểu; câu trả
lời cũng được chia sẻ trong nhóm và trước lớp, học sinh tổng hợp ý kiến của nhóm thành ý kiến cá nhân; các em đã được hướng dẫn kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy, đã được cùng nhau thể hiện ý tưởng trong nhóm trong giờ học,…
Như vậy, bước đầu có thể khẳng định thay đổi phương án dạy học có tác động đến ch t lượng dạy học.
3) Phần quan sát, ghi chép trong tiết dạy
Quá trình thực nghiệm diễn ra theo phân phối chương trình từng bài ở từng trường. Chúng tôi đã dự 100% các tiết dạy thực nghiệm và đối chứng, quan sát và ghi chép lại hiệu quả học tập, tinh thần, thái độ, hứng thú học tập, năng lực tương tác,… của học sinh, hứng thú giảng dạy của giáo viên và có một số nhận xét như sau:
Về hiệu quả học tập của học sinh
Ở các lớp thực nghiệm, do quá trình luyện đọc được tổ chức trong nhóm nên học sinh nào cũng được đọc bài, số lượt đọc cũng tăng. Các em còn nhận xét giúp bạn rèn đọc tốt hơn. Phần tìm hiểu bài, các em được trao đổi chia sẻ ý kiến, học tập lẫn nhau. Nhiều sản ph m đọc các em được thực hiện chung, phát huy năng lực của từng học sinh trong nhóm.
Ở các lớp đối chứng, học sinh được luyện đọc ít hơn, mỗi lượt đọc giới hạn số lượng học sinh tham gia. Phần tìm hiểu bài mỗi câu hỏi cũng chỉ có một vài học sinh được bày tỏ ý kiến.
Về tinh thần, thái độ, hứng thú của học sinh trong giờ học
Ở các lớp thực nghiệm, mặc dù còn có những lúng túng do chưa quen với cách dạy và cách học mới song đa số học sinh hứng thú với giờ học. Nhiều em hào hứng, sôi nổi chia sẻ ý kiến trong nhóm và tỏ ra thích thú với việc được thỏa sức thể hiện ý tưởng bằng tranh vẽ, xé dán, sơ đồ, viết văn, làm thơ, đóng kịch,… Ở một số bài đọc khó, các em r t tập trung khi được giáo viên cung c p những hình ảnh, clip, tư liệu phong phú giới thiệu bài. Các em bị lôi cuốn bởi những hoạt động không được biết trước, không giống nhau và thích thú với tên gọi mới của bài học.
Ở các lớp đối chứng, không khí học tập trầm hơn. Các em học theo một quy trình quen thuộc diễn ra ở nhiều tiết nên ít hào hứng. Hoạt động học nhóm chưa thật hiệu quả bởi thời gian hoạt động nhóm ít, nội dung học đơn giản. Ở một số tiết, nhiều học sinh biết trước và chu n bị cho việc thực hiện hoạt động học tiếp sau trước khi có hiệu lệnh của giáo viên.
Về năng lực tương tác của học sinh trong giờ học
Ở lớp học đối chứng, học sinh chủ yếu tương tác với giáo viên, ít tương tác với bạn, nếu có thì chủ yếu tương tác với bạn bên cạnh (do thời gian học nhóm ít, nhiệm vụ đơn giản, học nhóm chủ yếu mang tính hình thức).
Ở lớp học thực nghiệm, bên cạnh tương tác với thầy cô, học sinh được tương tác nhiều với bạn, đối tượng tương tác liên tục thay đổi do được học nhóm lớn, nhóm nhỏ, thay đổi nhiều nhóm nhỏ trong nhóm lớn. Các em còn được tương tác với chính bản thân mình qua hoạt động chia sẻ.
Về hứng thú của giáo viên trong giờ dạy
Nếu coi dạy học là một nghệ thuật và giáo viên là nghệ sĩ thì giống như những người nghệ sĩ ở những môn nghệ thuật khác, giáo viên r t cần hứng thú khi dạy học.
Ở các tiết dạy đối chứng, giáo viên lên lớp r t tự tin bởi nhuần nhuyễn với quy trình dạy học, nắm được lực học của học sinh để chủ động điều phối các hoạt động học tập. Do có người dự giờ, chúng tôi quan sát th y giáo viên thường tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi để nâng cao hiệu quả giờ học. Học sinh quen thuộc với các bước lên lớp của thầy cô nên thao tác r t nhịp nhàng. Tuy nhiên, ở một số bài khó, các em chưa thực sự hứng thú.
Ở các tiết dạy thực nghiệm, giáo viên hoạt động liên tục. Thầy cô phải bao quát hoạt động của các nhóm học tập để kiểm soát, hỗ trợ khi cần thiết. Do hoạt động phong phú, đa dạng nên thầy cô thực sự bị cuốn vào bài học cùng các em. Các thầy cô đầy say mê trước những sản ph m mang tính sáng tạo của học sinh và thực sự truyền lửa cho bài học. Những tiết dạy sau, do đã có kinh