Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 21 - 26)

Trong luận án này, các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử được sử dụng để thu thập, phân tích và đánh giá các nguồn sử liệu. Thứ nhất, phương pháp lịch sử là phương pháp truyền thống và thiết yếu của một công trình sử học. ở

6Như một số học giả trong và ngoài nước gần đây thường phê phán, xem các nghiên cứu của Li Tana, Anthony Reid, Nola Cooke [279, tr. 4; 280, tr. 121; 241, tr. 127; 281, tr. 102]. Xem thêm Nguyễn Tiến Dũng (2010), “Về quan hệ của Đại Việt và Chân Lạp thế kỷ XI-XVI”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (415), tr. 39-56.

7 Bùi Thị Thanh Huyền (2008), Phố Hiến trong Hệ thống Thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII, Khóa

luật Tốt nghiệp Đại học, Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phùng Thị Bích (2009), Bước đầu tìm hiểu về hoạt động công - thương nghiệp khu phía đông thành Thăng Long thế kỷ XVII-XVIII, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học, Khoa Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24

đây, chúng tôi đặc biệt coi trọng phương pháp này để có thể đặt vấn đề nghiên cứu ở cả chiều ngang (đồng đại) và chiều dọc (lịch đại) để có sự đánh giá một cách toàn diện nhất. Ví dụ, khi đánh giá về vị trí của Vịnh Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII, không thể không quay ngược lại thời Bắc thuộc và thời Lý - Trần để thấy được một Giao Chỉ Dương sôi động của Hoa thương và Việt thương; khi nói về hoạt động xuất khẩu gốm sứ Đàng Ngoài thế kỷ XVII không thể không nhắc đến giai đoạn hoàng kim của gốm Chu Đậu thế kỷ XIV-XV; Thứ hai, phương pháp so sánh đang là một phương pháp nghiên cứu thịnh hành để đạt đến một kết quả nghiên cứu khách quan và toàn diện. Luận án cũng sẽ áp dụng phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi trình bày về hệ thống cảng thị Thăng Long - Phố Hiến - Domea dọc Sông Đàng Ngoài, luận án cũng hướng tới so sánh với trường hợp Quảng Châu - Macao ở hạ lưu sông Châu (Pearl River), duyên hải đông nam Trung Quốc, trường hợp Hội An và hệ thống sông Thu Bồn - Cổ Cò, và so sánh với mô hình khái quát sự trao đổi giữa trung tâm (miền núi và đồng bằng) và ngoại vi (biển và duyên hải) thông qua hệ thống sông của các quốc gia ven biển Đông Nam á đã được Bennet Bronson vạch ra từ năm 1977 [236; 290;

291].

Cũng vì sử dụng phương pháp so sánh mà một phương pháp nghiên cứu khác cũng được luận án đặc biệt coi trọng. Đó là phương pháp thứ ba, phương pháp khu vực học. Nghiên cứu về hệ thống cảng thị Sông Đàng Ngoài hay ngoại thương Bắc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, tức là nghiên cứu các mối liên hệ thương mại của Đàng Ngoài với hải ngoại, với các quốc gia láng giềng và trong khu vực. Có nhiều khái niệm về “khu vực” (area) và “khu vực học” (area studies), đó có thể là một khu vực rộng lớn với nhiều quốc gia liền kề, gắn kết với nhau, nhưng cũng có thể chỉ là một không gian nhỏ hẹp của một làng, một châu thổ. ở đây, chúng tôi dùng khái niệm khu vực để chỉ khu vực Đông á8 và đặt hệ thống cảng thị Sông Đàng Ngoài và sự phát triển ngoại thương Bắc Đại Việt không nằm ngoài nhịp độ chung mạng lưới thương mại khu vực đó.

Thứ tư, phương pháp tập hợp và phân tích tư liệu vì đây là một vấn đề nghiên cứu mang tính tổng hợp, khái quát, và sử dụng đa dạng các nguồn sử liệu từ chính sử, tư liệu chữ Hán, tư liệu lưu trữ phương Tây (chủ yếu là tiếng Anh), đến

8 Đông á nằm ở phía đông châu á và phía bắc của miền Tây châu Đại Dương, bao gồm Đông Bắc á và Đông

Nam á. Đông Bắc á bao gồm Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, miền Đông nước Nga, và Mông Cổ. Tuy nhiên, phạm vi của Đề tài chỉ đặt Đàng Ngoài và ngoại thương Đàng Ngoài trong khu vực Đông á gồm Đông Nam á và Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, vốn là những quốc gia, quốc đảo liên quan mật thiết đến sự thăng trầm của thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII.

25

các kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước; Thứ năm là phương pháp thống , vì luận án tập trung vào vấn đề ngoại thương, do đó việc thống kê định lượng hàng hoá, tiền tệ, giá cả, tàu thuyền… là rất cần thiết; Phương pháp lôgíc, phương pháp thứ sáu, được sử dụng để trình bày, phân tích khi viết luận án, để vấn đề nghiên cứu được sáng rõ, chặt chẽ, liền mạch và hợp lý.

Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đến gần đây xuất hiện nhiều cách tiếp cận mới. Từ năm 2006, trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á, Đại học Quốc gia Singapore, ba nhà Việt Nam học nổi tiếng là John K. Whitmore, Li Tana và Charles Wheeler [242, 281, 290-292, 294] đã đưa ra một cái nhìn mới về lịch sử và sử liệu học Việt Nam với cái tên “Một góc nhìn từ Biển” (A View from the Sea). Sử dụng các nguồn tư liệu hải ngoại, đặc biệt là việc “đặt mình giữa biển khơi để nhìn nhận các khu vực cận duyên”, “nhìn từ biển và bờ, chứ không phải từ bờ ra biển” [226, tr.

30], các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được vị trí quan trọng của Việt Nam trong hệ thống hải thương Biển Đông từ thời cổ và trong suốt thời trung đại, trong đó, Vịnh Bắc Bộ và các vùng duyên hải nổi lên như những vùng kinh tế năng động, đóng vai trò nhất định trong sự hình thành các thế chế chính trị sớm của Đại Việt [294, tr.

103-122]. Vịnh Bắc Bộ, thậm chí được Li Tana và các “sử gia chuyên về hải sử” coi như một “Tiểu Địa Trung Hải” (A Mini Mediterranean Sea), bao gồm phức hợp biển và duyên hải Quảng Tây (Trung Quốc), đảo Hải Nam và Bắc Bộ Việt Nam, nơi có những tương đồng về địa lý tự nhiên, về nhân chủng học tộc người, về các mối giao thoa văn hóa, giao lưu kinh tế thương mại. Việt Nam, vì vậy, không còn chỉ được nhìn nhận như là một quốc gia Đông Nam á lục địa thuần túy, với các thể chế chính trị nông nghiệp đồng bằng nội địa. Vương quốc Đại Việt thời trung đại, do đó, cũng có những biến đổi trùng khớp với nhịp độ phát triển của khu vực và quốc tế, hòa điệu cùng hải thương Đông á, Đông Nam á theo gió mùa và luồng hải lưu từ ngoài viễn dương [281, tr. 83-102; 226; 242]. Chịu ảnh hưởng của cách tiếp cận này, giới khoa học trong nước cũng đã và đang có cái nhìn mới về biển đảo Việt Nam [93]. Bản thân chúng tôi, một cách vô thức, cũng đã sử dụng cách tiếp cận này khi đặt mình ở giữa biển khơi, sử dụng các hải trình của người Bồ Đào Nha, Hà Lan thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII để tìm ra những cửa ngõ chính yếu để từ Biển Đông đi vào lục địa Đàng Ngoài giai đoạn này.

Bên cạnh cách tiếp cận từ Biển và Duyên hải, một số nhà nghiên cứu lại đặt mình ở “vùng cao”, chủ trương đưa ra một “Góc nhìn từ Núi” trong sử liệu học và nghiên cứu dân tộc về Việt Nam [142, tr. 11-12]. Chia sẻ góc nhìn của Oscar Salemink, trong một nghiên cứu khác cũng của học giả nước ngoài, nhưng ngược

26

thời gian trở về hai thế kỷ XVII-XVIII, Andrew Hardy với ““Nguồn” trong Kinh tế Hàng hóa ở Đàng Trong” cũng đặt mình ở “miền Thượng” (vùng trung du hoặc chân núi) để xem xét các mô hình kinh tế Đàng Trong thời các chúa Nguyễn (mà tác giả gọi là “Mô hình Kinh tế lai tạp”) [46, tr. 58, 61].9

Có thể nói, các cách tiếp cận này đều có những ưu việt nhất định và mang lại những nhận thức mới mẻ về các hiện tượng kinh tế - xã hội tưởng chừng như quá quen thuộc hay khá cũ trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, với cách tiếp cận từ Biển và Duyên hải, ngoài việc phải cẩn trọng trong việc tách biệt các khái niệm “người Việt”, “người Việt Nam”10 hay “Việt Nam/Đại Việt” như Hoàng Anh Tuấn [286, tr. 11-12; 191, tr. 54-64] đã chỉ ra sự lẫn lộn trong nghiên cứu của Wang Gungu [289], chúng tôi cho rằng Cái nhìn từ Biển không thể lý giải được hiện tượng các cảng thị trên Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII, về sự định vị trường tồn của Thăng Long mà không phải “chạy ra duyên hải” như các thương cảng Đông Nam á khác; về sự yếm thế của Domea; cũng như sự hưng thịnh hay quá trình lụi tàn của hệ thống này.

Theo chúng tôi, sẽ là khả thi, hợp lý và giải quyết được vấn đề thấu triệt hơn khi áp dụng cách tiếp cận sinh thái học (Ecological View) vào nghiên cứu hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài. ở đây, chúng tôi đi sâu vào một khía cạnh của sinh thái học, đó là căn cứ vào đặc điểm địa lý tự nhiên (Geographical Features), hay nói như GS Trần Quốc Vượng là áp dụng cái nhìn “địa - văn hóa” trong nghiên cứu các vấn đề lịch sử, văn hóa, kinh tế của Việt Nam. Và như vậy, chúng ta vẫn đứng ở đồng bằng (mà không phải là từ biển hay ở tận trung du), nhưng không quên nhìn lên núi và đặc biệt vẫn hướng ra hải ngoại thông qua phức hợp các thủy lộ. Sự thịnh hành của từng tuyến đường thủy nối Đại La - Thăng Long với Biển Đông qua từng thời kỳ phụ thuộc nhiều vào những biến đổi địa chất ở đồng bằng, vào quá trình thành tạo của châu thổ Bắc Bộ, của sông Hồng và hệ thống các chi lưu của nó, đúng như GS Lê Bá Thảo đã chỉ ra [159]. Trong giới sử học Việt Nam, như cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đã chủ trương, mọi hiện tượng văn hóa, kinh tế - xã hội đều phải được giải thích từ căn nguyên địa lý tự nhiên, mà Giáo sư thường kêu gọi cho sự

9 Các tư liệu cụ thể về các sản phẩm thủ công nghiệp, các lâm-thổ-thủy-hải sản hàng hóa Đàng Trong thế kỷ

XVI-XVIII, xem Nguyễn Văn Kim (2011), “Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (420), tr. 3-17.

10 Về các khái niệm người Việt, Bách Việt, Việt tộc, người Việt Nam, xem Đào Duy Anh (2010), Lịch sử cổ

đại Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Thơ (2011), “Nhận diện Văn hóa Lạc Việt”, Di sản Lịch sử và Những Hướng Tiếp cận Mới, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr. 87-137.

27

gắn kết, liên ngành và đa ngành Sử và Địa, cho một “Triết lý Môi trường”, một “Cái nhìn sinh thái nhân văn” [217; 220].

Năm 1997, TS Đỗ Đức Hùng đã xuất bản cuốn sách Vấn đề Trị thủy ở Đồng bằng Bắc Bộ dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX) [58]. ở công trình này, tác giả đã tiếp cận vấn đề trị thủy ở châu thổ sông Hồng thế kỷ XIX dưới góc độ sinh thái học.

Theo đó, tác giả đã vận dụng những tri thức địa lý, địa chất và thủy văn để giải thích căn nguyên vì sao vấn đề trị thủy lại được đặt ra gay gắt vào thời Nguyễn thế kỷ XIX; phân tích bản chất của quá trình thành tạo đồng bằng châu thổ sông Hồng, những biến đổi của sông ngòi, thổ nhưỡng Bắc Bộ cho đến cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX do tác động của hệ thống đê mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã dày công vun đắp gần chục thế kỷ. Theo tác giả, mỗi một lưu vực sông là một “hệ địa sinh thái” và ở đồng bằng Bắc Bộ, các nhà sử học cũng phải nhìn nhận sự tác động của con người đã có ảnh hưởng sâu sắc đến dòng chảy của sông ngòi.

Năm 2002, PGS Nguyễn Thị Phương Chi xuất bản công trình Thái ấp - điền trang thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) [13], một đề tài tưởng chừng thuần về kinh tế nông nghiệp và chế độ sở hữu ruộng đất. Tuy vậy, tác giả cũng đặt thực thể điền trang - thái ấp nhà Trần trong bối cảnh sinh thái Đại Việt cùng thời kỳ, với đặc điểm địa lý tự nhiên của đất và rừng, của hệ thống sông, biển và núi, đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến tầm nhìn sông nước của triều Trần, về sự tồn tại hai trung tâm chính trị Thăng Long, Thiên Trường và sự gắn kết giữa chúng thông quan các hệ tuyến thủy [13, tr. 285].11

Đặc biệt, gần đây nhất, trong Hội thảo Khoa học Quốc tế Kỷ niệm Đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, GS Trương Quang Học và PGS Phan Phương Thảo đã trình bày nghiên cứu mang tên “Phát triển của Thăng Long - Hà Nội từ cách tiếp cận Sinh thái - Nhân văn” [48]. Hai tác giả đã vận dụng các tri thức về sinh thái, môi trường, sử dụng nguồn tư liệu địa bạ cổ Hà Nội và các tài liệu ảnh, bản đồ để tái hiện quá trình biến đổi và phát triển của thủ đô Hà Nội từ thời Cổ trung đại cho đến ngày nay, với tư cách là sản phẩm của châu thổ sông Hồng, “một vùng đất phì nhiêu và dữ dội”, của nền văn minh lúa nước, thấm đượm yếu tố sông, hồ trong mọi mặt đời sống đô thị. Một “thành phố của sông - hồ” đã và đang chứng kiến sự suy thoái của các hệ sinh thái ngập nước, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, những vấn đề vĩ mô và cấp bách không chỉ đối với Hà Nội, Việt Nam, mà con mang ý nghĩa tầm mức toàn cầu.

11 Xem thêm các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Chi [93, tr. 249-263; 14, tr. 99-110].

28

Nói tóm lại, cách tiếp cận sinh thái học, hay cụ thể hơn là cái nhìn địa - lịch sử/văn hóa, đã và đang được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (văn hóa học, sử học, sinh học, địa lý học) vận dụng và đem lại nhiều nhận thức khoa học có giá trị. Trong luận án này, chúng tôi đặt hệ thống cảng thị trên Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII-XVIII trong sự vận động, thành tạo của tam giác châu châu thổ Bắc Bộ cũng như những đặc điểm địa chất khác biệt của các vùng cửa biển. Theo đó, Sông Đàng Ngoài trong quan niệm của người châu Âu đến Bắc Đại Việt thế kỷ XVII-XVIII là phức hợp đường thủy thuận tiện nhất về mặt địa lý tự nhiên tương ứng với thời kỳ thành tạo nhất định của châu thổ Bắc Bộ. Từng khúc đoạn của tuyến sông, từng địa điểm cảng thị theo dọc nó đều có những căn nguyên địa lý, địa chất nhất định cho sự thịnh hành, phát triển cũng như sự yếm thế của chúng trong quãng thời gian nghiên cứu. Hệ thống cảng thị Sông Đàng Ngoài cũng vẫn được đặt trong bối cảnh của một Bắc Đại Việt đồng bằng, nội địa nhưng có mối liên hệ mật thiết với Biển thông qua các tuyến sông, một Đàng Ngoài tuy được nhìn nhận từ lục địa nhưng không hề tách biệt với nhịp độ phát triển chung của hải thương khu vực Đông á và quốc tế. Cách nhìn nhận này cũng khá tương đồng với các hệ thống sông khác của Đông Nam á lục địa và hải đảo, thậm chí của Nam Trung Quốc, mà rõ nhất là trường hợp của Chămpa và Đàng Trong ở Trung Bộ Việt Nam [290; 291; 292].12 Lý thuyết về hệ thống sông gắn kết lục địa với biển ở Đông Nam á của Bennet Bronson không chỉ đã và đang được các nhà Chămpa học nước ngoài (như Charles Wheeler) và Việt Nam [93, tr. 285-314, 200-224 &351-366]

tích cực áp dụng, mà có thể còn được cung cấp thêm một thể nghiệm mới mẻ ở dịch về phía bắc, đó là tuyến Sông Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII-XVIII.

Đặt vấn đề sự hình thành, hưng thịnh và suy tàn của hệ thống ba cảng thị Thăng Long - Phố Hiến - Domea dọc theo Sông Đàng Ngoài dưới góc cạnh địa - lịch sử/văn hóa, phương pháp thứ bảy mà chúng tôi muốn nhấn mạnh và sử dụng xuyên suốt luận án là phương pháp nghiên cứu đa ngành/liên ngành. Trong đó, luận án chú trọng đặc biệt tới sự gắn kết giữa sử học với các khoa học địa lý, địa chất, địa mạo, đúng như triết lý nghiên cứu của GS Trần Quốc Vượng từ thế kỷ trước.

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(318 trang)