Chương 4 Domea và các cảng bến cửa khẩu
4.1.2. Sự ra đời của Domea
Có thể thấy, Domea khá quen thuộc và phổ biến trên các bản đồ và thư tịch cổ phương Tây về khu vực phía bắc Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII. Theo nguồn tư liệu này, Domea là cảng quan trọng của các thương thuyền châu Âu tại vùng cửa sông Thái Bình. Vấn đề đặt ra là Domea ra đời vào khoảng thời gian nào?
Một thực tiễn lịch sử có thể khẳng định rằng ở thế kỷ XVII-XVIII, cửa biển Thái Bình là lựa chọn số một cho các tàu thuyền ngoại quốc, nhất là các tàu phương Tây có trọng tải lớn, từ Biển Đông tiến vào nội địa Đàng Ngoài. Các tàu buôn phương Tây thường nhờ hoa tiêu dẫn theo một luồng nước giữa hai dải cát ngoài
thước 53,3 x 45,8 cm, tỉ lệ 1: 25.000.000. Bản đồ được chụp và in lại trong cuốn sách của Egon Klemp [255;
Phụ lục bản đồ 23].
259 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn GS Phan Huy Lê đã giúp chúng tôi giải đáp được vấn đề liên quan đến kiến thức tiếng Pháp này.
178
cửa sông, tiến ngược qua hạ lưu sông Thái Bình, tới bỏ neo tại thị trấn Domea cách cửa sông khoảng chừng từ 20 - 28 kilômét. Từ đó, dùng thuyền ngược lên theo sông Luộc tới Phố Hiến, rồi theo sông Hồng lên Thăng Long - Kẻ Chợ. Tuy nhiên, tài liệu gốc ghi chép về Domea sớm nhất mà chúng tôi hiện có là tập tài liệu Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài. Theo nhật ký của thương điếm, từ năm 1672, khi tàu Zant, con tàu đầu tiên của người Anh cập cửa sông Thái Bình, Domea đã là địa điểm để tàu bỏ neo và báo cáo quan lại địa phương [235].260 Cũng theo thống kê từ tài liệu này, từ ngày 25/6/1672 đến 26/8/1683 có ít nhất khoảng 30 chuyến tàu ra vào cửa sông Thái Bình, cập và rời cảng Domea [248, tr. 155-157; 235].
Năm 1688, nhà hàng hải Anh William Dampier đến Đàng Ngoài đã cập cảng ở Domea. Dampier cho biết cảng này trước khi người Anh đến là của người Hà Lan, các tàu thuyền và thuỷ thủ Hà Lan buôn bán ở Đàng Ngoài bao giờ cũng neo đậu tại đây và hàng năm qua lại giữa Domea và Batavia, nơi có trụ sở Công ty Đông ấn Hà Lan [244, tr. 16]. Mốc thời gian người Hà Lan đến Đàng Ngoài đầu tiên là năm 1637, tuy nhiên, từ năm 1636 trước đó, Nicolaas Couckebacker, Giám đốc thương điếm Hirado của VOC tại Nhật Bản mô tả vùng cửa sông Thái Bình như sau: “Con sông Đàng Ngoài nằm ở khoảng 20 1/30 bắc. Người Nhật Bản nói rằng họ đến Đàng Ngoài qua vùng cửa sông này. Độ sâu trung bình là 15, 16 hoặc 17 foot… Việc vận chuyển từ đây lên “thành phố Đàng Ngoài” rất thuận lợi. Thành phố này nằm vào khoảng 21 1/30 bắc” [191, 59].
Năm 1637, tàu Grol khởi hành từ thương điếm Hirado (Nhật Bản) đến Bắc Đại Việt với mục đích mở quan hệ buôn bán [245, tr. 180-215]. Tuy nhiên, do tiếp cận Đàng Ngoài từ các cửa biển và đảo vùng Thanh - Nghệ, địa danh Domea lúc này chưa được đề cập trong nhật ký của tàu Grol. Năm 1644, trong chuyến du hành của mình đến Đàng Ngoài, Anthonio van Brouckhorst đã cho tàu cập cửa sông Thái Bình. Nhiều địa danh đã được nhắc đến như Đảo Ngọc (Paerlen Eijlant) hay Mũi Hổ (Teijger Hoeck), tuy nhiên tên Domea vẫn chưa xuất hiện [267]. Đến khoảng cuối thập niên 40 của thế kỷ XVII, vùng cửa sông Đàng Ngoài ngày càng trở nên nông hơn và rất nguy hiểm cho các tàu VOC có trọng tải lớn ra vào, tương tự như tình trạng diễn ra với con sông trước thương điếm Zeelandia của VOC ở Đài Loan.
Năm 1649, thương điếm Đàng Ngoài đề nghị Batavia xem xét việc cắt cử các tàu có thân bè và trọng tải nhỏ hơn, thân tàu không nên chìm quá 10 voeten nước (khoảng
260 NHậT Kí THươNG đIếM ANH ở ĐàNG NGOàI CÁC NGàY 25, 26/6/1672.
179
12 feet, tương đương hơn 3 mét) khi đến giao dịch với Đàng Ngoài và Đài Loan.261 Cùng thời điểm đó, Giám đốc thương điếm Đàng Ngoài là Philip Schilleman xin phép chúa Trịnh Tráng được đưa tàu vào bằng cửa sông nằm dịch lên mạn phía bắc của lối vào thông thường (tức cửa Văn úc ngày nay). Triều đình Lê - Trịnh đã đồng ý cho người Hà Lan sử dụng cửa Văn úc. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, thương điếm Hà Lan ở Thăng Long lại thông báo về Batavia rằng kế hoạch đưa tàu vào cửa Văn úc là không thực tế vì lối đi này vừa nông lại không thuận lợi. Theo đó, yêu cầu gửi thuyền thân bè và trọng tải nhỏ lại được nhân viên Hà Lan ở Kẻ Chợ đề ra [191, tr. 59, 60; 286, tr. 39-40].
Trên bản đồ Việt Nam và Đông Trung Quốc năm 1753262 cũng như bản đồ Việt Nam niên đại 1760 [Phụ lục bản đồ 19] hạ lưu sông Thái Bình được gọi là
“Koa Nakum” hay “Nakum River”(?) và được ghi là cửa tốt nhất để các thương thuyền ra vào với mức nước từ 17 đến 18 bộ263 cùng dấu mốc quan trọng là ngọn tháp trên đỉnh núi của Mũi Hổ (Tyger Hoek) và mức thuỷ triều lên xuống 3 sải.
Điều quan trọng là cả bản đồ này và bản đồ Biển Nam Trung Quốc năm 1697264 đều nhấn mạnh đây là cửa sông mà người Hà Lan và người Bồ Đào Nha thường sử dụng để cho tàu ra vào và neo đậu. Người Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài sớm hơn người Hà Lan. Kể từ giữa thập kỷ 1620, những chuyến đi của các giáo sĩ Dòng Tên đến từ Macao thuộc Bồ có thể đã cập cửa biển Thái Bình. Chuyến đi đến của giáo sỹ người ý Baldinotti vào tháng 3 năm 1626 được mô tả như sau: “Ngày 7 tháng Ba chúng tôi đến xứ Đàng Ngoài theo đường một con sông ngược lên tới 18 dặm (khoảng 28,8 km) trong đất liền. Nhà vua (Lê Thần Tông hoặc chúa Trịnh Tráng) được thông báo về việc chúng tôi đến, ngài bèn cử 4 chiếc thuyền ra biển để đón chúng tôi, những chiếc thuyền này đã đi kèm hộ tống chúng tôi suốt dọc đường sông để bảo vệ chúng tôi khỏi bị cướp bóc… Nó [một thị trấn nào đó - TG] có một con sông lớn và đi lại được, cửa sông cách xa biển tới 18 dặm. Nước con sông này rất đục…” [230, tr. 71- 78]. Năm 1630, cha A. de Rhodes quay trở lại Đàng Ngoài cùng các cha Anrê
261 Tư LIệU ANH THậP Kỷ 1690 CHO THẤY MứC NướC THUậN LợI ở CửA SôNG ĐàNG NGOàI TRUNG BìNH KHOảNG 12-14 FOOT. Thân tàu Anh chìm không quá 10 hoặc 10,5 foot; còn tàu Hà Lan thì độ mớn nước khoảng 13 foot [197, tr. 484].
262 Bản đồ tên chữ Hà Lan Nieuwe Pas-Caart strekkende van Pta. Cataon tot Pta. Lamtaon, langs de kusten
van Cochinchina, Tonquin, Quangsi en Quantung. Bevattende insgelijks het eiland Aynam en die van Macao met dieptens, havens en ankergronden do Bij Joannes van Keulen vẽ vào năm 1753, kích thước 50 x 57,5 cm, Lưu trữ Quốc gia Hà Lan tại Den Hagg [Phụ lục bản đồ 5].
263 So với Cửa Lạch (Koa Lack) là 9 đến 10 bộ, Cửa Đáy/Độc Bộ (Koa Rabboe) là 12 đến 13 bộ và các cửa
sông khác, cửa Thái Bình có mức nước sâu nhất.
264 Do Joan Blaeu II vẽ năm 1697 cho Công ty Đông Ấn Hà Lan. Bản đồ cỡ 72 x 107 cm, lưu tại Thư viện
Trường Đại học Amsterdam và một bản lưu tại Lưu trữ Quốc gia Hà Lan tại Den Hagg. Bản chúng tôi dùng trong bài viết này đã được xuất bản trong cuốn sách của Thomas Suárez [278, tr. 228].
180
Palmer, Gaspar d’ Amaral, Antôn de Fontes, Antôn Cardim, đã bắt một tàu buôn của người Bồ từ Macao sang buôn bán ở Đàng Ngoài. Tàu khởi hành từ Macao ngày 8/02/1630 và “cập bến xứ Đàng Ngoài” vào ngày 01/3/1630 [140, tr. 169].
Tiếp đó, ngày 7/3/1631, có ba giáo sỹ Dòng Tên đã đến rải cát trước cửa sông Đàng Ngoài. Chúa Trịnh Tráng đã phái một chiến thuyền từ một nơi “cách kinh thành một ngày đường” [Phố Hiến?] đi tìm họ [73, tr. 81]. Đến những năm 1647-1649, tuyến đường biển Macao - Hải Nam - Vịnh Bắc Bộ đã được chính thức hoá trên hải đồ của người Bồ Đào Nha, đó là từ vịnh Quảng Châu men theo phía trong “cù lao Aynão” (đảo Hải Nam) để đến Đàng Ngoài (Tomkim/Tomquim) cũng đi qua cửa sông Thái Bình tức “cửa Bắc của sông Hồng, đối chọi với cửa phía Nam (khu vực con bơn Roquebo/Rokbo)”, đó là Hải đồ số 17 (Hải trình từ Samchoão đến Tomkim qua bên trong Aynão) và Hải đồ số 18 (Hải trình từ Macao tới Tomkim) [256, tr.
103-105, 105-106, 114]. Bản thân nhà hàng hải Francisco Pires trên chiếc tàu Salvador Coelho Moura đã thám hiểm lối vào cửa Sông Đàng Ngoài vào ngày 23/01/1647.265
Có thể nói, người Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, người Nhật, Hoa và người Thái khi đến Đàng Ngoài đều chọn cửa Thái Bình để lên Phố Hiến và Thăng Long.
Năm 1653, 5 thuyền của Hoa thương đến cửa sông Thái Bình, trong đó có 2 chiếc đến từ Nhật Bản, 3 chiếc đến từ Trung Quốc và Đông Nam á; năm 1677, có 3 thuyền Trung Quốc và 1 thuyền Xiêm đến và đều đi vào qua cửa Thái Bình [191, tr.
59, 62]. Ngoài ra, người Pháp cũng được ghi chép là có đi qua cửa sông này. Một tài liệu của Bồ Đào Nha có chép về Sông Đàng Ngoài như sau: “… hai con sông đều đổ ra ở nơi trong cùng của vịnh; một cửa thì nằm ở vĩ tuyến 2006’ mà ở đó các tàu thuyền của Trung Hoa và của Thái Lan thường lui tới; còn sông kia thì nằm cách xa về phía đông bắc độ 20 hải lý, có cửa sông ở vĩ tuyến 20045’. Đúng là ở cửa sông này, vì là cửa sông sâu hơn, mà những người Pháp, người Anh, người Hà Lan, và người Bồ Đào Nha mới tiến hành việc trao đổi hàng hoá ngay từ những thời kỳ xa xôi ấy” [256, tr. 114].
Như vậy, từ đầu thế kỷ XVII, cửa sông Thái Bình và tuyến Sông Đàng Ngoài đã tấp nập với các tàu thuyền Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh. Đó là chưa kể một số lượng các thuyền mành Trung Quốc, Nhật Bản và Xiêm đến buôn bán với Đàng Ngoài thời kỳ này. Sự tấp nập đó là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Domea. Tuy nhiên, tới khoảng giữa đến cuối thế kỷ XVII, cái tên Domea mới bắt
265 Hải đồ số 21 (Hải trình của Francisco Pires để đi từ Macao thám sát cù lao Pullo Tujo (Thất Châu Sơn), bờ biển Ainão, và một dãy núi nằm trên bờ biển) [256, tr. 116].
181
đầu có mặt trên các bản đồ và thư tịch cổ phương Tây. Sang thế kỷ XVIII, Domea xuất hiện nhiều và phổ biến hơn. Bản đồ thế giới của Johann Mathias Hase (1744) khắc hoạ vùng phía bắc Việt Nam đã nhấn mạnh đến hai địa danh Kẻ Chợ và Domea. Trên Bản đồ Miền Đông ấn (1753), Domea được đánh dấu rất rõ tại khu vực cửa sông Thái Bình. Bản đồ Việt Nam năm 1760 [Phụ lục bản đồ 19], Domea nằm trên tả ngạn hạ lưu sông Thái Bình, ngược thương lưu Sông Đàng Ngoài lần lượt là Hean (Phố Hiến) và Kesho (Kẻ Chợ). Nói tóm lại, dựa vào nguồn tư liệu phương Tây, chúng tôi cho rằng Domea được hình thành từ giữa thế kỷ XVII và tồn tại cho đến nửa cuối thế kỷ XVIII, trùng khớp với quãng thời gian hưng thịnh của Phố Hiến và Sông Đàng Ngoài.