Thủ công nghiệp và Nội thương

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 156 - 161)

Chương 3: Phố Hiến - cảng thị trung gian

3.2. Diện mạo cảng thị

3.3.1. Thủ công nghiệp và Nội thương

221 KếT QUả KHảO SÁT NHữNG DI TíCH Và DI VậT ở PHố HIếN CHO THẤY PHầN LớN NHữNG Gì

CòN LạI đềU Là SảN PHẩM CủA CÁC THế Kỷ XVII-XVIII, đặC BIệT NHữNG CHUôNG đồNG, KHÁNH đÁ, SắC PHONG, Cổ VậT, Lọ LụC BìNH, BÁT HươNG đềU đượC RA đờI VàO THế Kỷ XVIII. Có THể NóI, HầU HếT NHữNG DI TíCH LịCH Sử VăN HOÁ, NHữNG DẤU TíCH KIếN TRúC, DI VậT GốM Sứ… HIệN CòN ở PHố HIếN đềU CHO THẤY HAI THế Kỷ XVII-XVIII Là NIêN đạI PHổ BIếN.

160

Kinh tế công thương nghiệp bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp và thương nghiệp, trong đó, thủ công nghiệp là tiền đề cho sự phát triển của các hoạt động trao đổi thương mại. Tuy nhiên, với trường hợp của Phố Hiến, thế mạnh lại không nằm ở hoạt động kinh tế mang tính chất tiền đề này. Thủ công nghiệp ở Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII chủ yếu nằm trong tay người Việt và ở một chừng mực nào đó là người Hoa, và đặc biệt là phát triển muộn so với các hoạt động ngoại thương.

Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động thủ công nghiệp ở Phố Hiến diễn ra là bên cạnh sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã có từ trước, đến thế kỷ XV- XVI, cùng với yếu tố chính trị là sự hiện diện của lỵ sở Trấn thủ xứ Sơn Nam thì Phố Hiến còn là một điểm quần cư. Ngoài dân cư bản địa với số lượng không lớn lắm, còn lại chủ yếu là dân từ các nơi đổ về đây sinh sống và buôn bán, mà khả năng nghề nghiệp của họ đã được Dampier tổng kết đánh giá xác đáng trong du hành ký năm 1688 [244, tr. 34, 40-41].

Giữa thế kỷ XVII, Phố Hiến không chỉ còn là địa điểm quần cư của thợ thủ công và thương nhân Việt, Hoa kiều, mà còn là nơi cư trú của các khách thương ngoại quốc đến từ châu á cũng như châu Âu. Thời gian này, sự tồn tại và phát triển của các phố chợ của người ngoại quốc không đẩy lùi hoạt động kinh tế hàng hoá của người Việt địa phương. Trái lại, do nhu cầu phục vụ một số lượng dân cư ngày càng tăng, đến khoảng vài ngàn hộ, các thợ thủ công và thương nhân Việt cũng dời về đây làm ăn, buôn bán ngày càng đông. Tư liệu gia phả cho biết, cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, một số tổ họ ở Phố Hiến đã di cư đến đây để sản xuất đồ sành gốm hoặc buôn bán làm ăn [211, tr. 197-198]. Dấu ấn hoạt động thủ công nghiệp của người Việt ở Phố Hiến trong giai đoạn này còn phản ánh trên các phố phường ở đây. Đó là tuyến phố Nam Hoà, ở phía đông bắc phố Bắc Hoà, nơi có dấu vết lò nồi cũng như các phường thợ mộc, do những thợ thủ công người Việt dựng lên vào nửa cuối thế kỷ XVII. Đặc biệt đến thế kỷ XVIII, theo hai văn bia tây chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711) thì trong số 23 phường của Phố Hiến, thời gian này đã có gần 10 phường sản xuất thủ công nghiệp. Đó là những phường làm đồ mộc, đồ gốm sành sứ, nhuộm vải, thuộc da, làm nón, làm đồ sơn thếp... [Phụ lục bảng 11]

Thông qua các tên phường trên có thể thấy được phần nào sự đa dạng trong hoạt động thủ công nghiệp ở Phố Hiến đầu thế kỷ XVIII. Các sản phẩm hàng hoá của Phố Hiến thời kỳ này có thể kể đến như gốm Xích Đằng, vải dệt, đường. Ngoài ra, người Hoa ở Phố Hiến còn đóng góp thêm các nghề y, bán thuốc bắc, vải vóc, mật, hương… làm cho các mặt hàng thủ công ở đây càng thêm phong phú. Theo Linh mục Philippe Bỉnh, người Việt sống lưu vong ở Bồ Đào Nha cuối thế kỷ

161

XVIII đầu thế kỷ XIX, thổ sản của Hưng Yên có bông, vải, mật, đường cát là sản phẩm của hai phố Bắc Hoà Thượng và Bắc Hoà Hạ [54, tr. 101]. Dân gian còn lưu truyền đến một loại lụa Cống Vân của làng lụa Vân Phương (xã Liên Phương) được đem bán tại phố Hàng Đào (Thăng Long) cũng như lụa Vân (Hà Đông); hay nghề trồng đậu Hà Lan tại làng Hỷ Tước (xã Hồng Nam) tương truyền là liên quan đến thương nhân VOC thế kỷ XVII? [3, tr. 49-50].

Tài liệu khảo cổ học cho thấy ở Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII đã có nhiều cơ sở sản xuất thủ công nghiệp. Khu vực Văn Miếu Xích Đằng là nơi sản xuất gốm sứ thời Lê. Khu vực trước chùa Chuông là nơi sản xuất đồ sành, chủ yếu bằng nồi đất, dấu tích này có thể thấy ngay trên mặt đất [54, tr. 91-92]. Tại khu vực chùa Nễ Châu và đền Ngọc Thanh, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy nhiều lớp ngói vụn, trong đó có ngói mũi hài, bình vôi và gốm thời Lê, đặc biệt là tìm được một mảnh con kê sản xuất gốm theo truyền thống gốm Chu Đậu cho thấy ở khu vực này đã từng tồn tại một lò gốm cổ [54, tr. 93]. Trùng khớp với tư liệu gia phả và địa danh, khảo cổ học Hồng Châu và Hồng Nam 8 năm sau đó cũng phát lộ vết tích lò nung và những di vật đồ sành khác biệt so với sản phẩm của Hương Canh, Thổ Hà hay Phù Lãng, cho phép chúng ta nghĩ đến cơ sở sản xuất đồ sành ở Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII [77, tr. 119].

Tuy sản xuất thủ công nghiệp tại Phố Hiến đã diễn ra, phát triển nhất định vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, và đã được khảo cổ học xác nhận. Nhưng vẫn cần phải khẳng định rằng, những hoạt động này phát triển sau muộn và chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một tập hợp dân cư cùng các hoạt động buôn bán trao đổi không ổn định của Phố Hiến trong các thế kỷ XVII-XVIII. Hơn thế, đặc điểm thế mạnh của Phố Hiến chủ yếu là nơi tiếp nhận hàng hoá từ các địa phương khác chuyển về, để từ đó sản xuất thủ công nghiệp cũng nhân đó mà dần dần phát triển [211, tr. 207-208]. Cũng vì phần lớn những mặt hàng buôn bán tại Phố Hiến được cung cấp từ Thăng Long và một số địa phương Đàng Ngoài nên những phường sản xuất thủ công tại Phố Hiến cũng dần dần theo thời gian mà lụi đi cùng với đô thị cảng Phố Hiến. Đó là hạn chế của Phố Hiến [54, tr. 200].

3.3.1.2. Nội thương

Nếu thủ công nghiệp và ngoại thương chỉ phát triển tại Phố Hiến trong những khoảng thời gian nhất định, thì nội thương, hay những hoạt động buôn bán dân gian trong khuôn khổ quốc gia Đại Việt, diễn ra xuyên suốt từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Ngay từ khi những người Hoa đầu tiên lập nên làng Hoa Dương,

162

những thuyền buôn Chiêm Thành từ bến Càn Hải, châu Hoan đã ra thông thương với Xích Đằng và Thăng Long. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “… khoảng đời Thiệu Bảo (1279-1284) có người nội thị ở triều đình Bắc quốc theo thuyền buôn của người châu Hoan ra đến khúc sông thuộc xã Xích Đằng làm nhà ở trên bãi cát, lại dựng một gian đền thờ Dương thị là quý phi nhà Tống, cầu đảo thường được linh ứng. Từ đấy người đều tụ họp mỗi ngày một đông thành một thôn xóm, gọi là thôn Hoa Dương” [137, tr. 294-296]. Nửa sau thế kỷ XVI, theo Hoan Châu ký, các thuyền buôn của Hoan Châu đã qua lại giữa xứ Nghệ và Phố Hiến, định cư và trở thành “người chợ Hiến đất Sơn Nam”, do “ở địa phương” Phố Hiến “giá cả kém quá” nên “đem hàng lên Trường An [Thăng Long] bán cầu lấy vốn” [11, tr. 138].

Tương tự như tình trạng thương nghiệp Phố Hiến cuối thế kỷ XVI, Phố Hiến trong thế kỷ XVII không phải là địa điểm buôn bán chính của các lái buôn nội địa, không chỉ với người ngoại quốc mà cả giữa những thương nhân Đàng Ngoài với nhau. Theo bức thư gửi về Bantam ngày 03/02/1673 của người Anh thì ở Phố Hiến có ít hay không có mấy thương nhân buôn bán [235].222 Đôi khi, cũng có một số lái buôn người Việt lui tới Phố Hiến để trao đổi hàng hoá với khách thương ngoại quốc và những thương nhân Đàng Ngoài khác, nhưng họ gặp phải sự kiểm soát lớn từ quan Trấn thủ Phố Hiến. Nhật ký EIC ngày 10/3/1673 cho biết: “Một vài thương nhân đi xuống Phố Hiến với hy vọng bán được thứ gì cho chúng tôi [người Anh] và những khách thương khác, nhưng quan Trấn thủ vừa đi xuống là họ lập tức rời Phố Hiến, cũng như hầu hết những người chạy chợ khác” [235].223 Cũng cần nói thêm rằng, quan Trấn thủ Phố Hiến giai đoạn này, tuy là người lịch thiệp, thân thiện và tạo điều kiện cho các khách thương ngoại quốc, nhưng với tư cách người thực hiện chủ trương, chính sách của triều đình Lê - Trịnh, Lê Đình Kiên đã có nhiều kiểm soát chặt chẽ đối với hoạt động của người ngoại quốc tại cảng thị này. Mọi sự đi lại, buôn bán, hay thậm chí nhất cử nhất động của khách thương và lái buôn Đàng Ngoài đều nằm trong tầm mắt của quan Trấn thủ.

Đến cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, tư liệu lại cho thấy cùng với sự tập trung đông đúc của thợ thủ công người Việt và Hoa kiều, những hoạt động buôn bán giữa Phố Hiến với các địa phương trong nước lại trở nên nhộn nhịp. Tư liệu tiền cổ khai quật tại di chỉ Hồng Châu, Võ Miếu, đền Thiên Hậu năm 2011 đã cho thấy

222 Thư Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài gửi về Bantam, ngày 03/02/1673.

223 Nhật ký Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài ngày 10/3/1673.

163

sự hiện diện phổ biến của các loại tiền thương mại Việt Nam thế kỷ XVIII [106].224 Tuyến buôn “truyền thống” từ Xích Đằng - Phố Hiến đến khu vực Bắc Trung Bộ được chuyển từ Càn Hải sang Phù Thạch, Phục Lễ (Nghệ An) vốn đã trở nên phồn thịnh trong thế kỷ XVII. Thời gian này, thuyền buôn Phù Thạch hàng tuần chở hàng ra Bắc, cập bến tại Phố Hiến và Kẻ Chợ, mang theo hàng hoá là: nước mắm Hội Thống loại thượng hạng, nón viên cơ (nón Nghệ) đuôi quai thao khảm bạc, trầm hương, xạ hương, sa nhân, quế Quỳ và một số đặc sản có giá trị. Hàng mà thuyền Phù Thạch mua từ Kẻ Chợ và Phố Hiến buôn vào Nghệ An có: thuốc Lào, thuốc Bắc, gạo tám thơm, nếp thơm, giấy bút Tàu, thuốc nhuộm Tàu, quạt Tàu... [54, tr.

212-213].

Xa hơn khu vực Bắc Trung Bộ, vào thế kỷ XVIII, những lái buôn Phố Hiến còn có quan hệ giao thương với khu vực phía nam giới tuyến Sông Gianh. Có những thuyền buôn từ Phố Hiến lén lút vào mua bán hàng ở Thanh Hà, Hội An để bổ sung nguồn hàng tại chỗ mà thương khách nước ngoài đang cần đến. Trong danh mục hàng hoá chứa ở kho Nội Hàm của chúa Nguyễn có chiếu Thuận Thành. Trong những chiếc thuyền buôn xuất phát từ các cảng Thanh Nghệ, Sơn Nam vào trao đổi hàng hoá ở các phố cảng vùng Thuận Quảng có nhiều mặt hàng bán ra đã thu gần hết khối lượng tiền đồng đúc từ Phú Xuân góp phần vào nạn khủng hoảng tiền tệ ở đây vì Đàng Trong đã khan hiếm tiền đồng [54, tr. 193]. Lê Quý Đôn đã cung cấp một chi tiết đáng lưu ý về tình trạng lạm phát tiền kẽm dưới thời các chúa Nguyễn:

“Nhà giàu chứa cất tiền thì không dùng được, không chịu bán thóc ra và vì thế giá gạo cao vọt. Triều đình đúc tiền đồng mới là muốn dần dần tiêu hết tiền kẽm cũ đi, nhưng được đồng rất nhiều mà đúc tiền mới không mấy. Nếu có đem dùng thì đều theo thuyền Thanh Nghệ, Sơn Nam mà chạy ra hết” [210, I, tr. 242]. Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, Jean Koffler, ngự y cho chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Phú Xuân đã xác nhận về một luồng thương nghiệp mạnh mẽ ở Huế như sau: “Những trao đổi giữa các tỉnh miền Bắc với miền Nam lại làm cho thương mại tăng phần quan trọng.

Hàng hoá dồn theo đường bộ và đường biển đến kinh đô rồi được mang từ đây đi bán và từ đấy người ta lại mua nhiều thứ hàng khác nữa” [54, tr. 194].

Tuy những hoạt động nội thương tại Phố Hiến có phần phát triển vào nửa đầu thế kỷ XVIII, nhưng quy mô và tính chất buôn bán vẫn chưa đủ sâu rộng để cảng thị Phố Hiến giai đoạn này có những chuyển biến về chất. Việc dân Phố Hiến

224 Chúng tôi xin cảm ơn nhà khảo cổ học Nguyễn Xuân Mạnh và PGS Hoàng Văn Khoán đã cung cấp và

phân loại các tư liệu tiền cổ trong đợt khai quật tại Hưng Yên tháng 1 năm 2011 để chúng tôi có thể sử dụng trong luận án này.

164

góp gạo (35% tổng số đóng góp) và góp công (62% so với tổng số người được khắc tên) trùng tu chùa Hiến vào năm 1709 còn là hiện tượng phổ biến cho thấy quan hệ kinh tế hàng hoá ở đây vào đầu thế kỷ XVIII cũng chưa phải là cao lắm [54, tr.

122]. Cho đến cuối thế kỷ XVIII, tuy đang trong quá trình suy tàn với việc phần lớn Hoa thương dời bỏ Phố Hiến lên Kẻ Chợ từ giữa thế kỷ, Phố Hiến vẫn là địa điểm tập trung nhiều loại hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước, đặc biệt là những hàng tiêu dùng của người Hoa. Linh mục Philippe Bỉnh trong những năm sống lưu vong ở Bồ Đào Nha cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, khi nhớ về quê hương Việt Nam đã viết: “Khi ai muốn mua chè Tàu thì phải lên Hiến hoặc là ra Kẻ Chợ thì mới mua được” [54, tr. 101].

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(318 trang)