Sự tập trung của thương nhân ngoại quốc

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 124 - 141)

Chương 3: Phố Hiến - cảng thị trung gian

3.2. Diện mạo cảng thị

3.2.1. Sự tập trung của thương nhân ngoại quốc

Cho dù chưa thấy rõ dấu vết của lái buôn Xiêm La141 hay các á thương khác, hoặc mới chỉ nhận biết được sự có mặt đâu đó của khách thương Nhật Bản, Bồ Đào Nha; chúng ta không thể phủ nhận được sự hiện diện của thương nhân Trung Hoa, các thương điếm Anh, Pháp và các giáo sỹ MEP tại Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII.

3.2.1.1. Thương nhân Trung Quốc

Lịch sử hình thành Phố Hiến gắn liền với sự tụ cư và phát triển của người Trung Hoa tại đây. Trước đây, Phố Hiến còn được gọi là Phố Khách [246, tr. 220], điều đó nói lên tính trội của yếu tố Hoa trong cảng thị này. Người Hoa đến vùng đất Phố Hiến từ rất sớm và quá trình di dân của người Hoa đến Phố Hiến nói riêng và Đại Việt nói chung kéo dài hàng thế kỷ, liên quan đến những biến động chính trị, kinh tế từ triều đình Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XIII, khi Mông Nguyên diệt nhà Tống, một số lớn người Hoa vốn là những quan lại, quân sĩ thân tộc của triều đình Tống và những người Hoa không chịu khuất phục ách đô hộ của nhà Nguyên đã vượt biển sang Đại Việt. Theo đường sông, họ đến vùng đất màu mỡ của Khoái lộ, làm ăn lâu dài trở thành cư dân ở đây. Họ lập tại khu vực Phố Hiến sau này làng Hoa Dương (hàm ý những Hoa kiều tỵ nạn, thờ Dương Quý Phi thời Tống). Sự kiện này được minh chứng bằng quốc sử [137, tr. 294-296], cũng như tư liệu địa phương như thần tích ở đền thờ Dương Quý Phi và Đình Hiến, nơi thờ quan Thái giám họ Du [54, tr. 109].

141 Việc các thuyền mành Xiêm lên được đến Phố Hiến đã được thư tịch cổ phương Tây ghi nhận, tuy vậy,

không rõ đó là thương thuyền của lái buôn Xiêm hay của Hoa thương hoặc người Anh (như Samuel Baron chẳng hạn) đến từ Xiêm. “Người đàn bà Xiêm” (Siam woman) trong tư liệu Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài nhiều khả năng là một phụ nữ Việt kết hôn với vị thuyền trưởng người Xiêm hiếm hoi định cư tại Đàng Ngoài thập niên 1670 [197, tr. 307; 286, tr. 57].

128

Sự tụ cư của Hoa kiều ở khu vực Phố Hiến từ thế kỷ XIII đã là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nên thị trấn này trong khoảng nửa sau thế kỷ XVI. Tuy nhiên, sự tập trung đông đúc nhất của người Hoa ở Phố Hiến phải tính từ thế kỷ XVII trở đi. Nếu Hoa Dương là một địa danh, đơn vị hành chính gắn liền với sự tụ cư của Hoa kiều ở Phố Hiến từ thế kỷ XIII, thì Vạn Lai Triều cũng là nơi người Trung Quốc đến sinh sống, nhưng muộn hơn về sau này. Cả Hoa Dương và Lai Triều đều là chứng tích của người Trung Quốc rải rác tới làm ăn ở Phố Hiến từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII và đông đúc từ nửa cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII [211, tr. 197]. Có thể nói, hai thế kỷ XVII và XVIII là thời gian tập trung đông người Hoa ở Phố Hiến và quá trình đó liên quan đến hai bộ phận người Hoa với những căn nguyên chính trị, kinh tế khác nhau: một là bộ phận Hoa kiều thường trú; và hai là thương nhân buôn bán lưu động.

Bộ phận thường trú có thể là người Minh tỵ nạn sau khi triều Mãn Thanh thành lập ở Trung Nguyên (năm 1644) và trong tình hình nội chiến Nam Trung Hoa (khoảng thập niên 1640-1680). Những người này từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng đại bộ phận có quê gốc tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam... Đền Thiên Hậu tại Phố Hiến được xây dựng trong thời gian này và do 40 dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến quyên góp (nay tại phường Lê Lợi) [54, tr. 93]. Tấm bia Anh Linh Vương năm Bảo Thái thứ 4 (1723) ở đền thờ Lê Đình Kiên, do Trần Đế Đào, một Hoa kiều quê huyện Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), nguyên là tàu trưởng tàu Hải Nam đến cư trú ở Phố Hiến đã lâu năm soạn và do các tỉnh khách dân của Bắc quốc cư trú tại Vạn Lai Triều cho khắc để lưu truyền, có đoạn viết: “Về chỗ tàu thuyền ra vào tấp nập thì Vạn Lai Triều là nơi thuyền buôn dừng đậu, người Bắc quốc sang buôn bán đến nay đã mấy chục năm, được an cư lạc nghiệp, không kể xa gần đều vui đến quần tụ nơi đây” [54, tr. 57]. Tài liệu văn bia còn cho biết tên nhiều người Trung Quốc cúng tiền vào các đền chùa, như tên các chủ tàu, trưởng tàu người Hải Nam là Sái Địch Lãng, Trương Diệu Tán; chủ tàu người Quảng Đông Hứa Vân Tường trên bia chùa Chuông. Trên bia chùa Hiến cũng có nhiều tên người Hoa như các họ Lâm, Sái, Mã, Hồng, Khánh, Phó, Diệu, Bân… [54, tr. 104]. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc hoán đổi vai trò giữa Vân Đồn và Phố Hiến cũng tạo ra một làn sóng Hoa kiều di cư từ Yên Quảng về Phố Hiến, như Nguyễn Thanh Nhã (năm 1972) đã nhận định [257, tr. 126]. Đặc biệt, một bộ phận Hoa thương từ Thăng Long bị dồn tụ xuống Vạn Lai Triều sau những lệnh chỉ của chúa Trịnh từ giữa thế kỷ XVII. Riêng lệnh chỉ năm 1687, một năm sau đó, các lữ khách ngoại

129

quốc, cả W. Dampier và Phan Đỉnh Khuê, đều ghi nhận về sự cư ngụ đông đảo của Hoa kiều ở “Hiến Nội”, một phần đến từ Kẻ Chợ:

ở Phố Hiến có một phố thuộc về Hoa thương. Cách đây không lâu, họ định cư ở Kẻ Chợ. Về sau, số lượng người Hoa tăng nhanh đến nỗi dân địa phương gần như bị họ lấn lướt. Nhà vua nhận thấy điều này nên buộc họ phải rời đi, cho phép họ định cư ở bất kỳ đâu trừ kinh đô. Nhưng hiệu tại hầu hết họ đã bỏ xứ này vì ngoài Kẻ Chợ ra họ không tìm được một địa điểm nào thích hợp hơn để ở. Kẻ Chợ là thành phố buôn bán duy nhất ở trong nước (the only Place of Trade in the Country) và buôn bán lại là lẽ sống của người Hoa. Tuy thế cũng có vài người bằng lòng đến ngụ cư ở Phố Hiến rồi ở đây từ ngày ấy. Mặc dù đã có lệnh cấm, Hoa thương vẫn không ngừng đi đến Kẻ Chợ để mua bán hàng hóa nhưng không được phép định cư ở đó [244, tr. 18; 25, tr. 35-36];

Dampier còn nhắc đến hai vị phú thương thường mang tơ sống và các sản phẩm lụa sang bán ở thị trường Nhật Bản. “Họ đều để tóc dài, búi ra đằng sau theo lối cổ truyền trước khi bị người Mãn xâm lược” [244, tr. 18]. Chính Hoa thương đã lập những cửa hiệu buôn trên các tuyến phố Bắc Hoà, Nam Hoà của Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII. Các mặt hàng chủ yếu ở đấy là nông, lâm, thổ sản, dược liệu, vải vóc, gốm sứ (Trung Quốc hoặc Việt Nam), tạp hóa và thuốc bắc. Ngoài ra họ còn tự trồng dâu, nuôi tằm giống như người Việt. Một số cửa hiệu ở Bắc Hoà và Nam Hoà được người Hoa bày bán các mặt hàng nhập từ Trung Quốc và nơi buôn bán chủ yếu là khu vực Bến Đá [54, tr. 92, 137].142

Bên cạnh một bộ phận người Hoa định cư tại Phố Hiến, một số phú thương Hoa kiều buôn bán đường dài vượt biển theo tuyến Đàng Ngoài với vùng Hoa Nam, các đảo Hải Nam, Đài Loan và Nhật Bản. Năm 1688, khi Dampier đến Phố Hiến, ông thấy một phố của những thương nhân Trung Hoa và đặc biệt là nhiều thuyền mành, phương tiện đi lại của Hoa thương ở hải ngoại. Đặc biệt, từ khi Nhật Bản có lệnh Toả quốc năm 1636 cấm người Nhật xuất dương, thì các phú thương Trung Hoa đã thế chân hiệu quả tuyến thương mại Nhật Bản - Đàng Ngoài. Họ có thể trực tiếp buôn bán, hoặc chở hàng thuê cho người phương Tây, nhất là người Hà Lan.

Một số Hoa kiều khác cũng chở các thuyền hàng buôn bán giữa Đàng Ngoài và các nước Đông Nam á ở phía nam [67, tr. 155-156]. Nhật ký Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài có ghi chép lại trong khoảng 8 năm (từ 1672 đến 1680), các thuyền buôn

142 Khu vực Bến Đá hay Dốc Đá ngày nay nằm trên đường Phố Hiến, phía dưới Đông Đô Quảng Hội, thuộc

phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, nhưng đã bị bồi lấp nên hầu như không còn dấu vết gì nữa.

130

Trung Hoa đã có 16 lần qua lại giữa Đàng Ngoài và Nam Dương.143 Bộ phận người Hoa này có thể đã định cư và có nhà ở Phố Hiến, những họ dành phần lớn thời gian trong năm để đi theo những chuyến buôn dài ngày. Khi người Anh đến tìm chỗ định cư ở Phố Hiến năm 1672, được phép của quan Trấn thủ Lê Đình Kiên, họ đã tạm thời trú chân tại ngôi nhà của Thuyền trưởng người Hoa tên là Nithoe, người đang đi buôn bán ở Nhật Bản từ năm trước và dự tính 2-3 tháng nữa mới quay lại [235].144

Vị Hoa kiều Nithoe (hay Netoe, Netthoe, Netthooe, Netthooe, Neithoe, Netthoo, Nethooe hoặc Nethoe trong nhật ký EIC) là một đại phú thương ngoại quốc sinh sống tại Phố Hiến. Nithoe có trong tay một khu nhà lớn trên mặt phố Bắc Hoà Hạ và một số thuyền mành (junk) để đi buôn chuyến sang Nhật Bản. Tuy định cư tại Phố Hiến, Nithoe dành phần lớn thời gian trong năm qua lại giữa Đàng Ngoài và Nhật Bản. Thuyền mành của Nithoe thường xuất phát đi Nhật Bản vào mùa hè (dịp tháng 5, tháng 7) và quay trở lại Đàng Ngoài vào mùa xuân (khoảng tháng 2, tháng 3) [235].145 Tuy là một Hoa thương buôn bán cá thể, nhưng Nithoe đã được người Anh ở Phố Hiến thập niên 1670 đánh giá ngang hàng với thương điếm VOC ở Kẻ Chợ trong việc lũng đoạn thị trường tơ lụa Đàng Ngoài. Năm 1673, chỉ một năm sau khi đến Đàng Ngoài, những nhân viên EIC đã thú thực rằng:

Tất cả những gì duy nhất chúng ta có thể thu gom và đóng gói là trong suốt thời gian con tàu ở đây mà cũng rất ít và đắt đỏ, bởi vì vào thời điểm đó có cả người Hà Lan và Nithoe cũng sẽ mua hàng. Thời gian tốt nhất cho chúng ta có thể thu mua hàng sẽ là khi mà cả hai bọn họ đều không ở đây, nhưng điều này chúng tôi không thể làm được trừ phi các ngài làm ơn quan tâm và cung cấp đủ tiền cho chúng tôi và cũng lệnh cho những người Anh ở Nhật Bản không được thất bại… [235].146 Hơn thế, vì thông thuộc tuyến buôn Việt - Nhật cũng như thị trường Nhật Bản mà Nithoe trong những năm 1670 đã được Trấn thủ Nagasaki, theo đề nghị của Hội đồng VOC ở Batavia, giao nhiệm vụ đưa thư cho người Hà Lan giữa Đàng Ngoài và Nhật Bản. Lợi thế này của người Hà Lan là niềm khát khao của những nhân viên EIC trong những năm đầu tiên ở Đàng Ngoài:

143 Thống kê từ tài liệu British Factory in Tonkin (Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài) 8 tập, 1672-1683 [235].

Xem thêm chuyên luận “ENGLISH EAST INDIA COMPANY DOCUMENTS RELATING TO PHO HIEN AND TONKIN” của ANTHONY FARRINGTON [248, TR. 155-157].

144 Nhật ký Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài ngày 19/8/1672.

145 Thư của N. Waite ở Phố Hiến gửi W. Gyfford ở Kẻ Chợ trong nhật ký Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài

ngày 24/3/1673; Nhật ký các ngày 18/7/1674, 19/5/1675 và 22/5/1682.

146 Thư Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài gửi về Bantam, ngày 06/10/1673.

131

ở đây có Nithoe, một người Hoa tóc dài mà đã có nhiều năm buôn bán từ Đàng Ngoài đi Nhật Bản… Sẽ thật là thuận lợi cực lớn cho công việc kinh doanh của chúng ta nếu chúng tôi có được cơ hội nghe được [tin tức] từ Nhật Bản. Để có cơ hội đó, người Hà Lan do vậy đã viết thư trước cho Toàn quyền của họ ở Batavia để vị đó có thể trực tiếp viết thư cho Trấn thủ Nagasaki (Governor of Nagasaque) để [Trấn thủ] lệnh cho Nithoe hàng năm đem thư của họ [người Hà Lan] đến đây và mang thư phúc đáp trở lại Nhật Bản, và chỉ có cách này thì việc liên lạc mới được thực hiện, còn không thì không thể [235].147

Người Hoa ở Phố Hiến thường sống rất tập trung, lập thành từng làng sống xen kẽ với người Việt. Họ lập thành làng, các làng “Hoa”, về sau, đến thế kỷ XIX đổi tên từ các làng Hoa Dương, Hoa Điền, Hoa Cái thành Mậu Dương, Lương Điền và Phương Cái. Như một tập quán từ lâu đời của bất cứ cộng đồng người Hoa nào khác trên thế giới, người Hoa tại Phố Hiến cũng đã sớm hình thành riêng cho mình một khu phố buôn bán và sinh sống, thường được gọi là “Phố Khách” hay phố

“Thiên Triều” như Phan Đỉnh Khuê du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 đã mô tả.

Đến cuối thế kỷ XVII, người Hoa ở Phố Hiến đã lập ra các phố Bắc Hoà Thượng, Bắc Hòa Trung và Bắc Hoà Hạ. Lúc đầu, người Hoa chỉ gồm có 19 dòng họ và sống chủ yếu ở khu vực Bắc Hoà Hạ (hay Phố Hiến Hạ ngày nay), sau đó phát triển thành 40 dòng họ và sống cả ở khu phố Bắc Hoà Trung và Bắc Hoà Thượng (nay là khu vực Gốc Sanh thuộc phường Hồng Châu và đường Trưng Trắc thuộc phường Quang Trung).148 Cùng với những thợ thủ công người Việt, Hoa thương ở Phố Hiến đã lập ra phố Nam Hoà vào đầu thế kỷ XVIII. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thế kỷ XIX cũng ghi chép lại: “Phố Bắc Hoà thượng và Bắc Hoà hạ đều ở phía nam huyện Kim Động. Đời Lê, Vạn Lai Triều và dinh Hiến Nam đều ở đây, hai phố này nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc tụ hội

147 Thư Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài gửi về Bantam, ngày 06/10/1673. TUY VậY, CôNG VIệC BUôN

BÁN đườNG DàI CủA NITHOE KHôNG PHảI LúC NàO CũNG DIễN RA SUôN Sẻ. THÁNG 2 NăM 1678, MộT THUYềN BUôN TRUNG QUốC Từ NHậT BảN đếN ĐàNG NGOàI, MANG THEO TIN Dữ Về NITHOE. TRONG CHUYếN BUôN Từ NHậT BảN Về ĐàNG NGOàI MùA XUâN NăM đó, NITHOE đã GặP MộT TạI NạN ở GầN Bờ BIểN ĐàI LOAN. ÔNG Bị MẤT Cả TàU Và HàNG HOÁ CùNG GầN 20 NGườI đồNG HàNH. BảN THâN NITHOE Và Số íT NGườI KHÁC đã MAY MắN SốNG SóT TRêN MộT CHIếC THUYềN NHỏ DạT VàO ĐàI LOAN. TạI đâY, NITHOE đã Bị DâN địA PHươNG BắT GIữ LàM Tù NHâN [NHậT Ký THươNG đIếM ANH ở ĐàNG NGOàI, NGàY 07/02/1678]. SAU Sự KIệN NàY, NITHOE VắNG BóNG TRêN CÁC TRANG NHậT Ký CủA NGườI ANH ở PHố HIếN TRONG VòNG 2 NăM. ĐếN THÁNG 2 NăM 1680, NITHOE MớI TRở LạI ĐàNG NGOàI Từ NHậT BảN Và TIếP TụC CôNG VIệC BUôN BÁN NHư TRướC.

148 HIệN NAY, VẫN CòN 14 DòNG Họ HOA KIềU SốNG TạI PHố HIếN MặC Dù CHỉ CòN LạI NHữNG

NGườI đã Bị VIệT HOÁ: ÔN, TIếT, HOàNG, Lý, TRầN, BạCH, QUÁCH, Mã, THÁI, Hà, HứA, Từ, LâM, KHU. TạI THàNH PHố HưNG YêN HIệN CòN TồN TạI NGHĩA TRANG Từ Vũ CủA NGườI HOA (NAY ở PHíA SAU DOANH TRạI QUâN độI) [54, TR. 110].

132

buôn bán. Lại có phố Nam Hoà người Trung Quốc ở, đối diện với phố Bắc Hoà”

[137, tr. 302]. Tư liệu khảo cổ học Hồng Châu và Hồng Nam năm 2000 cũng cho thấy sự trù mật của gốm sứ Trung Quốc có niên đại thế kỷ XVIII-XIX và ở một chừng mực nào đó là thế kỷ XVII [77, tr. 117-119], chứng tỏ sự hiện diện của người Hoa tại Phố Hiến trong thời kỳ này (từ nửa cuối thế kỷ XVII trở đi).

3.2.1.2. Sự tồn tại của thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến thế kỷ XVII

Một vấn đề quan trọng liên quan đến lịch sử phát triển và diện mạo của Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII là về sự tồn tại của thương điếm VOC ở cảng thị này thế kỷ XVII. Theo đó, có hai điểm cần được thảo luận: (1) Sự thành lập thương điếm VOC tại Phố Hiến năm 1637; và (2) Thời gian tồn tại của thương điếm này trong thế kỷ XVII.

Về việc thành lập thương điếm VOC tại Phố Hiến năm 1637

Các nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều cho rằng người Hà Lan là thương nhân phương Tây đầu tiên đặt thương điếm tại Phố Hiến vào năm 1637, rồi sau đó mới đến người Anh (năm 1672) và người Pháp (năm 1680). Thậm chí, một số nhà nghiên cứu đã đánh đồng thời điểm ra đời của đô thị Phố Hiến với sự thành lập thương điếm VOC tại đây năm 1637.149 Tuy nhiên, thực tế tư liệu lịch sử chưa cho phép khẳng định sự kiện này.

Tư liệu gốc quan trọng để tìm hiểu năm 1637, một cái gọi là thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến có được thành lập hay không chính là bản nhật ký tàu Grol, còn tàu đầu tiên đưa thương đoàn VOC đặt chân ra Bắc Hà, do Carel Hartsinck làm trưởng đoàn. Cũng tương tự như các nhật trình của người Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài trước đó, trong toàn văn nhật ký từ ngày 31/01/1637, lúc rời thương điếm Hirado lên đường đi Đại Việt, đến ngày 07/8/1637, thời điểm người Hà Lan trở về đến Nhật Bản, Phố Hiến hoàn toàn chưa được nhắc đến. Đặc biệt là sự kiện người Hà Lan được phép lập thương điếm ở cảng thị này cũng chẳng được đề cập trong ghi chép của chuyến đi đầu tiên này. Tuy nhiên, ở cuối bản dịch tiếng Anh của J. M.

Dixon có ghi thêm mấy thông tin, trong đó có thông tin cho rằng nhân vật “Karel Hartsinck” được đề cập trong nhật ký tàu Grol đã lập thương điếm ở Hưng Yên năm 1648 [245, tr. 215]. Bản dịch của J. M. Dixon, như phần giới thiệu của dịch giả, là

149 Như G. Dumoutier trong “Les Comptoirs Hollandais de Phô-Hien ou Phô-Khach, près Hưng-Yen (Tonkin) au XVIIe siècle” [246, tr. 222-223]; A. Shreiner trong Abrégé de l’histoire d’ Annam, Sai Gon, 1906, dẫn theo [54, tr. 36-37].

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 124 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(318 trang)