Điều kiện tự nhiên, sông ngòi của châu thổ Bắc Bộ thế kỷ XVII-XVIII

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 35 - 41)

Thế kỷ XVII-XVIII, châu thổ Bắc Đại Việt đã bước vào thời kỳ định hình và phát triển. Ngược lại hàng nghìn năm về trước, châu thổ này được tạo thành bởi hai hệ thống sông là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Theo các nhà địa lý học thì sông Hồng được hình thành do kết quả đứt gãy về địa chất, tạo thành một vùng địa võng với hai rìa là khối núi Tam Đảo Nham Biền và khối núi Tản Viên. ở giữa ấy là một “địa hào” hình tam giác. Tam giác này do tác dụng bồi tích phù sa bởi sông Hồng bóc mòn xâm thực ở phía ngọn nguồn trên cao nguyên Vân Nam, Quý Châu mà tạo thành một vùng châu thổ - ngày nay ta gọi là châu thổ Bắc Bộ [219, tr. 14]. Châu thổ Bắc Bộ có ba đỉnh với ba vùng tương ứng với ba thời kỳ thành tạo lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến - Hưng Yên. Hay nói cách khác, đồng bằng châu thổ Bắc Bộ chính là một “nón phóng vật khổng lồ”, nhưng là hai nón phóng vật của sông Hồng và sông Thái Bình hợp lại làm một. Trên nón phóng vật chia ra làm nhiều sông nhánh, các nhánh này càng ra gần biển càng toả thành nhiều nhánh nhỏ hơn và trải ra vùng đồng bằng như những chiếc nan quạt [159, tr. 112-113; 67, tr. 143]. Trong đó, ba cửa sông lớn là cửa Ba Lạt, cửa Đáy và cửa Thái Bình. ở đầu thế kỷ XVII, giáo sỹ người ý Alexandre de Rhodes đi từ Thanh Hoá ra Thăng Long đã viết: “Tất cả hành trình và con đường chúng tôi đi theo chúa về kinh thành, kể từ lúc rời bỏ tỉnh Thanh Hoá, đó là không qua đường biển mà qua đường các sông lớn chảy khắp xứ và thông với nhau rất thuận tiện, nên có thể từ sông này qua sông kia rất dễ dàng” [140, tr. 101]. Vào giữa thế kỷ XVII, trong một du ký phương Tây, Bắc Bộ được mô tả như sau: “Xứ này có nhiều sông chảy qua, có những dòng sông luôn có nhiều thuyền chiến lớn của nhà vua và những thuyền to (của tư nhân), do đó việc buôn bán của người trong xứ được thuận tiện” [153, tr. 32].

ở duyên hải châu thổ Bắc Bộ diễn ra một sự tranh chấp “dai dẳng” và “quyết liệt” giữa nước sông và nước biển, giữa đất liền và biển cả [159, tr. 114]. Do vậy,

38

trong mùa cạn, lượng nước sông từ thượng nguồn về giảm dần, đến vùng tam giác châu độ dốc lòng sông lại thấp, lòng sông rộng, nhiều cửa sông và kênh rạch thông với biển, nên dòng chảy thuỷ triều chảy ngược lên khá xa trong châu thổ. Vì vậy, ở châu thổ sông Hồng, trong phạm vi từ cửa sông vào khoảng 30 đến 50 kilômét thường là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ triều biển là chính, ảnh hưởng của lũ thì có nhưng không đáng kể [130, tr. 30-31]. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền từ biển vào sông một cách dễ dàng. Năm 1688, trong khi đi thuyền từ cửa sông Thái Bình lên Thăng Long, William Dampier cũng đã nhận thấy đi ngược dòng khoảng 30 đến 40 dặm, thuỷ triều vẫn còn mạnh nên việc di chuyển của các ghe thuyền trên sông khá dễ dàng [244, tr. 14-16].

Song, mức độ ảnh hưởng của biển đối với các cửa sông là rất khác nhau, mà điển hình là sự khác nhau giữa hai hệ thống sông là cửa sông Hồng và cửa sông Thái Bình. Do dòng chảy của sông Thái Bình yếu, lượng phù sa ít, nên ảnh hưởng của biển mạnh, đường bờ biển hầu như không bị quá trình trầm tích phù sa đẩy lùi, nên nói chung ổn định từ mấy ngàn năm nay. Nước thuỷ triều vào sâu, trên các sông xuất hiện dòng chảy ngược. Tính chất chung của cửa sông Thái Bình là tính chất estuaire/estuary (cửa sông vịnh, cửa sông hình phễu) điển hình. Với tính chất này, tuy lượng nước sông không phong phú lắm, nhưng về mặt giao thông và thuỷ lợi thì lại phát triển [97, tr. 26].Còn dòng chảy của sông Hồng thì mạnh, lượng phù sa lớn, cho nên cửa sông Hồng tiến nhanh ra biển theo tính chất delta. ảnh hưởng của thuỷ triều và biển vẫn còn nhưng yếu hơn so với ảnh hưởng của sông, nước mặn vào không sâu, dòng chảy ngược kém. Vì vậy, càng về hạ du, do tác dụng của địa hình lòng sông, dòng nước chảy kém. Dần dần, các loại hạt cát bùn thô lắng chìm dần, tạo sự biến hình lòng sông của vùng cửa sông. Ngoài ra cũng còn phải kể đến những tác động của con người như xây kè, cống, nạo vét lòng sông, hay đắp đê khai hoang... [97, tr. 28].Có thể thấy tiềm năng giao thông ở khu vực cửa hệ thống sông Thái Bình là rất lớn, lợi thế hơn rất nhiều so với hệ thống sông Hồng. Cũng chính vì vậy mà các tư liệu phương Tây, cụ thể của VOC và EIC, đều trực tiếp khẳng định đa phần các thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán với Đàng Ngoài thế kỷ XVII đều đi vào cửa sông Thái Bình [191, tr. 58].

Nhánh sông đổ ra cửa Ba Lạt là dòng chính và lớn nhất của sông Hồng ngày nay. Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ XVI-XVIII, thời kỳ thành tạo thứ ba của châu thổ Bắc Bộ đã định hình, nhưng nhánh sông này vẫn chưa đủ mạnh làm phá vỡ nón phóng vật để trở thành một dòng chính yếu. Ngày nay dù cửa sông đã mở rộng nhiều nhưng làn nước nông, lắm cát bồi nên thuyền bè lớn rất khó vào. GS Đào Duy

39

Anh năm 1964 đã viết: “Sông Giữa chảy về phía Nam huyện Liên Lâu thì phải là sông Thái Bình ngày nay... Sông Giữa và sông Dài (khúc sông Hồng ở mạn Hưng Yên) là hai nhánh quan trọng trong năm nhánh nói trên. Cái tên sông Giữa có thể vì nó là nhánh quan trọng nhất của sông Hồng... Còn nhánh thứ tư mà Thuỷ kinh chú gọi là sông Dài thì tương đương với dòng chính của sông Hồng ngày nay [đổ ra cửa Ba Lạt], ngày xưa cũng là một dòng quan trọng của sông ấy, nhưng chưa phải là dòng chính yếu” [1, tr. 37].

Nhánh sông Đáy, cũng là một chi lưu của hệ thống sông Hồng, bước vào thế kỷ XV, cửa sông bị bồi lấp rất nhanh, một phần do quá trình tự nhiên, một phần do quá trình quai đê lấn biển mở rộng diện tích canh tác dưới thời Lê (chủ yếu dưới thời Hồng Đức), biến vùng này thành một trung tâm nông nghiệp thuần tuý. Vị trí cửa ngõ quan trọng của những thế kỷ trước dần dần bị mất đi [134, tr. 24]. Đến khoảng giữa thế kỷ XVII, lối vào này đã trở nên bất tiện cho các tàu thuyền ngoại quốc. J. B. Tavernier trong du k‎ý năm 1679 gọi là “Cua Dag” (Cửa Đáy) và nhận xét: “Những tàu lớn đều đậu tại cảng này không thể ngược dòng sông Kẻ Chợ được vì từ mấy năm nay, sông bị cát bồi lấp” [65, tr. 22; Phụ lục bản đồ 8]. Các tác giả phương Tây còn nhắc đến một tảng đá trên đó khắc hàng chữ lưu niệm “Baron 1680” ở ven bờ sông Đáy, chứng tỏ vào thời điểm đó, thương nhân Samuel Baron đã đi qua nơi này [95, tr. 56-57]. William Dampier, năm 1688, cho rằng cửa Rokbo là một trong hai cửa sông chính từ Biển Đông vào lục địa Đàng Ngoài, và là lối vào thuận tiện và thông thường cho những tàu thuyền nhỏ như của người Hoa và người Xiêm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, nhận định này của Dampier cần phải được xem xét kỹ hơn bởi các tài liệu Hà Lan và Anh đều cho thấy toàn bộ ghe thuyền của người ngoại quốc đến Đàng Ngoài trong giai đoạn 1640-1700 đều đi qua cửa sông Thái Bình [191]. Sách Đại Nam nhất thống chí cũng chép: “Cửa Liêu là cửa biển trọng yếu ở Bắc Kỳ… sau vì cát bồi lấp, thuyền ghe không thông” [137, tr. 327].

Bản đồ Carte du Cours de la Rivière de Tunquin depuis Cacho jusqu’a la Mer, Levée par un Navigateur Anglois (Bản đồ Sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII, phiên bản tiếng Pháp) [Phụ lục bản đồ 1] đã khắc hoạ dòng Sông Đàng Ngoài chảy từ kinh thành Thăng Long qua Phố Hiến ra Biển Đông vào thế kỷ XVII. Bên cạnh đó, bản đồ này cũng vẽ hai nhánh sông Riviere des Rockbok (Sông Rokbo tức Sông Đáy) và sông Riviere fort rapide (Sông chảy xiết tức sông Hồng) ở hữu ngạn Sông Đàng Ngoài. Những nhánh sông này tạo thành hai ngã ba sông phía bên trái bản đồ và rõ ràng không phải là những dòng sông lớn, chính yếu của vương quốc Đàng

40

Ngoài thế kỷ XVII. Trên các bản đồ De Rivier ToncquinKaart van Toncquin của VOC,16 niên đại thế kỷ XVII, hai nhánh sông Độc Bộ và sông Hồng thậm chí đã bị bỏ qua.

ở thời kỳ thành tạo thứ ba, hạ châu thổ (châu thổ trẻ) có đỉnh là Hưng Yên.

Vì vậy, tương ứng với thời kỳ thành tạo này là đường phân ranh giữa thời kỳ thứ hai với thời kỳ thứ ba, hay còn gọi là đường bờ biển còn sót lại trong giai đoạn thành tạo vùng hạ châu thổ sông Hồng. Đó là các sông Châu Giang ở phía nam và sông Luộc ở phía bắc. Như thế, dòng sông Luộc đổ ra cửa biển Thái Bình và dòng Châu Giang nhập vào sông Đáy đương nhiên phải là những đường giao thông quan trọng của châu thổ sông Hồng thời kỳ này [117, tr. 18]. Sông Luộc là phân nhánh phía đông của sông Hồng, có tác dụng giảm tải, chia nước Nhị Hà sang hệ thống sông Thái Bình, cũng tương tự như sông Thiếp (dòng Hoàng Giang, Ngũ Huyện Khê) nối sông Hồng với sông Cầu (sông lớn nhất trong hệ Thái Bình), hoặc như sông Đuống trong thời kỳ Trung châu thổ trước đó. Đặng Xuân Bảng đã giải thích về con đường đi của Tống Cảo (sứ nhà Tống, Trung Quốc) sang nước ta thế kỷ X như sau: “Xét Sử cũ chép: “Đời Lê Đại Hành, năm Thiên Phúc thứ 2, sứ nhà Tống là Tống Cảo đến bờ sông Bạch Đằng, theo nước trào đi đến Trường Châu, vua ra ngoài cõi đón, róng xe cùng đi. Nhà Lê đóng Kinh Đô ở Hoa Lư. Lúc bấy giờ sứ nhà Tống tự sông Bạch Đằng vào sông Tranh sang sông Luộc tỉnh Hưng Yên, xuống sông Châu Cầu Hà Nội, để vào Hoa Lư” [8, tr. 351]. Đến thế kỷ XVII-XVIII, khi tam giác châu thổ Bắc Bộ đã định hình ba vùng rõ rệt, ưu thế của sông Luộc vẫn còn nổi trội. Charles Maybon vào đầu thế kỷ XX đã viết về tuyến đường thuỷ qua sông Luộc đổ ra cửa Thái Bình: “Còn về nhánh khác của con sông, rất có thể đã được tạo thành bởi những dòng chảy phía bên dưới của cửa sông Thái Bình, sông Luộc và bản thân sông Hồng. Đảo Ngọc chính là đảo Hòn Dấu, Mũi Hổ chính là bán đảo Đồ Sơn và hai cửa sông trong tấm bản đồ Prévost chính là cửa Văn úc và cửa Thái Bình, con sông “chảy xiết” không phải là cái gì khác ngoài sông Hồng, và dòng sông chính là sông Luộc…” [261, tr. 89; Xem thêm Phụ lục bản đồ 28].

Nếu quá trình thành tạo đồng bằng Bắc Bộ đã quy định nên vị thế của Phố Hiến và trung lưu Sông Đàng Ngoài, thì sự khác biệt căn bản của hai loại hình cửa biển delta estuary đã cho thấy ưu thế vượt trội của các cửa sông thuộc hệ Thái Bình so với hệ sông Hồng, hay nói cách khác là của các hải cảng vùng Đông Bắc

16 Bản đồ De Rivier Toncquin (Sông Đàng Ngoài); bản đồ Kaart van Toncquin van de mond to aan de Holands’ che logic groot 0.52. 0.74 El - M.S. A.A. (tạm dịch là Bản đồ Đàng Ngoài); và một số bản đồ khác, Lưu trữ Quốc gia Hà Lan tại Den Haag [Phụ lục bản đồ 2, 4].

41

(Quảng Ninh, Hải Phòng). Cho dù những nghiên cứu địa mạo đã cho thấy các cửa sông duyên hải Bắc Bộ nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng, có xu thế chuyển dần từ loại hình cửa sông hình phễu (estuary) sang loại hình cửa sông delta theo chiều từ bắc xuống nam thì vào thế kỷ XVII-XVIII, các tàu buôn phương Tây, với độ mớn nước khoảng 1,2 đến 1,5 mét, lựa chọn cửa biển Thái Bình (mà chưa phải cửa Cấm - cửa biển An Dương) là một giải pháp hợp lý, chứ không muốn nói là tối ưu.

Hơn thế, theo thư tịch địa lý lịch sử Việt Nam và Trung Quốc thời Trung đại [8, tr. 282-283], cho đến thế kỷ XVIII, có một sự dịch chuyển bắc - nam của các cửa sông estuary vùng Đông Bắc nói riêng của các hệ đường thủy Bắc Bộ nói chung qua thời gian, tương ứng với những biến đổi địa chất trong lục địa. Theo đó, đường thuỷ từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang duyên hải đông bắc Giao Châu để đến Đại La - Thăng Long lần lượt gồm có những tuyến sau: quan trọng đầu tiên là tuyến đường thuỷ vào cửa Nghiêu Phong/Bạch Đằng qua nam Quảng Yên, bắc Hải Dương thời Lê - Nguyễn (nam Quảng Ninh, bắc Hải Phòng, Hải Dương ngày nay) vào các sông Hoàng Kênh, Bình Than, tức khu vực giáp giới giang phận của thượng nguồn sông Thái Bình và hệ thống sông Đuống - sông Cầu để dễ dàng vào các trị sở của chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc ở Bắc Ninh như Long Biên, Luy Lâu rồi sau đó là xuống Tống Bình - Đại La thế kỷ VII-X. Có thể thấy, sự đồng hành xê dịch của các trung tâm hành chính - chính trị trong nội địa với sự dịch chuyển của các cửa biển theo hướng bắc - nam. Hay nói cách khác, sự dịch chuyển từ Luy Lâu, Long Biên xuống Tống Bình - Đại La (trước thế kỷ XI) và Thăng Long sau này song song với sự hoán đổi vai trò của các cửa biển từ Bạch Đằng, An Dương xuống Văn úc, Thái Bình. GS Trần Quốc Vượng trong Địa lý lịch sử miền Hà Nội năm 1960 cũng đã chỉ ra rằng sự suy yếu vị trí chiến lược của Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên là hệ quả của sự thu hẹp luồng nước của sông Cà Lồ, sông Thiếp ở phía bắc và đông bắc.17

Tuyến thứ hai tiếp sau, với cửa biển đã dịch xuống cửa An Dương, tức cửa Cấm ở phía nam cửa Bạch Đằng; Tuyến thứ ba là tuyến cửa biển Đồ Sơn - Cổ Trai - Nghi Dương - bắc An Lão - Bình Hà/Thanh Hà - nam Nam Sách, Thượng Hồng - Giao Châu (Thăng Long); Tuyến thứ tư: Cửa Đa Ngư/Văn úc - An Lão, Tiên Minh - Tứ Kỳ - ngược sông Hồng - Khoái Châu - qua Hàm Tử Quan - Giao Châu; Và tuyến thứ năm, cũng chính là tuyến Sông Đàng Ngoài, thịnh hành vào thế kỷ XVII-XVIII:

17 Cổ Loa nằm ở tả ngạn sông Hoàng Giang (sông Thiếp/ Ngũ Huyện Khê), mà trước thời kỳ của sông Đuống, sông Luộc, là con sông lớn nối liền sông Hồng với sông Cầu (sông lớn nhất trong hệ thống Thái Bình). Luy Lâu và Long Biên, trị sở của chính quyền đô hộ Phương Bắc từ thời Hán đến thời Tùy, đều nằm trên bờ các con sông Cà Lồ, sông Đuống.

42

cửa Thái Bình - hai phủ Thái Bình (thế kỷ XIX thuộc Nam Định), Tân Hưng (thế kỷ XIX là Tiên Hưng, thuộc Hưng Yên) - qua Hàm Tử Quan, Khoái Châu - theo sông Phú Lương/sông Hồng - Giao Châu. Do sự mở rộng theo hướng tây bắc - đông nam của châu thổ Bắc Bộ, kéo theo đó sự dịch chuyển bắc - nam theo thời gian của các tuyến đường thủy từ duyên hải đông bắc vào Thăng Long, mà ở thời kỳ Bắc thuộc, các tuyến thứ nhất và thứ hai chiếm ưu thế, các tuyến thứ ba, tư và năm thời này chỉ được coi là các “hải cảng phụ”. Tuyến thứ ba có thể thịnh hành đến trước thế kỷ XVI, bởi vì vào năm 1527, khi được phong vương, Mạc Đăng Dung đã đi đường thuỷ từ Cổ Trai đến bến An Dụ để nhận sắc phong triều Lê cho mang từ Thăng Long xuống theo đường Sông Hồng - Sông Luộc - Ngã ba Sông Luộc và Hạ lưu sông Thái Bình, tức tuyến Sông Đàng Ngoài, chứ không vòng lên phía bắc, qua huyện Thanh Hà nữa.

Sự dịch chuyển bắc - nam của các hải cảng vùng Đông Bắc đã được lý giải bởi những biển đổi kinh tế - chính trị Đại Việt (sự nổi lên của Dương Kinh nhà Mạc) cũng như khu vực Đông á (sự thay đổi cơ cấu thương phẩm quốc tế từ gốm sứ sang tơ lụa). Tuy nhiên, nếu tiếp cận từ góc độ địa - lịch sử/văn hóa, ta có thể thấy đó một phần là hệ quả của sự hoán chuyển vai trò của các phức hợp đường thủy đồng bằng Bắc Bộ, tương ứng với quá trình thành tạo tam giác châu. Theo đó, đến trước thế kỷ XV, phức hệ Vân Đồn - Bạch Đằng - Lục Đầu Giang (sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình đổ vào huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh) [13, tr. 150] là cửa ngõ và thủy lộ chính yếu để từ Biển Đông vào Thăng Long. Các cuộc tấn công bằng đường biển của Trung Quốc xuống Đại Việt thế kỷ X-XV đều xoay quanh các hệ thủy sông Đuống, sông Cầu, cửa biển Bạch Đằng [15; 155]. Sự phòng thủ của triều đình Thăng Long cũng rất chú trọng phức hệ đường nước này, đặc biệt là sự hiện diện của các điền trang - thái ấp nhà Trần thế kỷ XIII-XIV, như ấp thang mộc của An Sinh vương Trần Liễu tại Yên Hưng, “châu Yên Bang”, “lộ Hải Đông” thế kỷ XIII [14, tr. 99-110]; là thái ấp Vạn Kiếp của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn; điền trang của Thượng tướng Trần Phó Duyệt và của Chiêu Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh (bắc Hải Dương); thái ấp của Văn Huệ vương Trần Quang Triều ở Kẻ Lầm (Lệ Chi, Gia Lâm, đông bắc Hà Nội) gắn liền với ngã ba sông Dâu - Thiên Đức (sông Đuống), cửa ngõ phía Bắc của Kinh Kỳ [13, tr. 122, 123, 124, 136-137, 148-157, 167-175, 236, 237-241]. Bản thân thương cảng Vân Đồn, gắn liền với cửa

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(318 trang)