Phố phường và nhà cửa

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 143 - 152)

Chương 3: Phố Hiến - cảng thị trung gian

3.2. Diện mạo cảng thị

3.2.3. Phố phường và nhà cửa

Sự hình thành và mở rộng của Phố Hiến là cả một quá trình vài thế kỷ. Xuất phát từ một ngôi chợ, nơi trao đổi các sản phẩm thủ công, nông nghiệp và một số hàng hoá Trung Quốc, do có vị trí giáp sông Hồng, thuận đường xuôi Vị Hoàng và lên Thăng Long, địa điểm Phố Hiến sớm trở thành chợ kiêm bến cảng, nơi tụ tập các thuyền buôn của người Hoa và người Việt. Theo quan niệm dân gian, Phố Hiến

“thượng chí Tam Đằng”, “hạ chí Tam Hoa” [54, tr. 23]. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến đã trở thành một thị trấn đông đúc, vừa là bến cảng neo đậu thuyền của khách thương, có chợ, có lỵ sở của trấn Sơn Nam, vừa đã phát triển thành các phường phố [54, tr. 39].

Đầu thế kỷ XVII, Phố Hiến đã trở thành một “danh thị”, một “tiểu Tràng An”, được tổ chức thành các phường. Tấm bia chùa Thiên ứng (tức chùa Hiến) dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) có khắc những dòng chữ: “Nhân Dục, Hoa Dương, Hiến thị thập phường” hay “Hiến thị Phú Lộc, Phúc Lộc nhị phường” cho sự hình

191 CHO đếN đầU THế Kỷ XIX, THEO GHI CHéP CủA JOHN CRAWFURD, TàU THUYềN CậP NHữNG

CảNG CủA VIệT NAM đềU Là TRọNG LượNG NHỏ, íT KHI NặNG HơN 200 TẤN, Và THUYềN MàNH TRUNG QUốC Mà Có THể đI LạI TRêN SôNG HồNG để LêN Hà NộI LớN NHẤT CũNG CHỉ NặNG 187 TẤN, CHủ YếU Là NHữNG TàU THUYềN đếN Từ HảI NAM (QUảNG ĐôNG, TRUNG QUốC). TRONG KHI đó, TàU Từ Hạ MôN (TRUNG QUốC) đếN CảNG BATAVIA HàNG NăM TRONG CùNG THờI Kỳ Có THể LêN đếN 1100 TẤN [269, TR. 27].

147

dung diện mạo Phố Hiến những năm 1620 đã có đến 10 phường và 2 trong số 10 phường đó có tên là Phú Lộc và Phúc Lộc [211, tr. 201]. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XVIII, dựa theo văn bia chùa Hiến dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) và văn bia chùa Chuông ở địa phận Phố Hiến dựng sau đó 2 năm (1711) thì đô thị này thời điểm đó đã có 23 phường,192 (trên bia chùa Hiến, phường có khi được gọi là thị, nhưng trong bia chùa Chuông, tất cả đều được gọi là phường) [Phụ lục bảng 11].

Các tên phường được ghi lẫn lộn cả chữ Hán và chữ Nôm, những phường có tên chữ Nôm là do người Việt ở.193 Hơn thế, rõ ràng tên gọi của các phường phân biệt đê cũ (cựu đê) và đê mới hay thuỷ đê (đê nước), cũng như có sự phân biệt sông lớn, tức sông Hồng/Nhị Hà, hay Sông Đàng Ngoài theo tư liệu phương Tây, Cửa Sông với thuỷ giang. Sử dụng lại tấm sơ đồ do một người Việt vẽ vào năm 1835 và qua những đợt khảo sát Hưng Yên vào cuối thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu người Pháp G.

Dumoutier đã giả định rằng: “Rất có thể vào lúc đó, đã có một dòng kênh nhỏ dẫn nước từ dòng sông vào cái hào của thương điếm chạy dọc theo con đường rộng nay đã bỏ đi nhưng vẫn còn nhìn thấy được, con đường đó nối liền các thương điếm một phía với khu vực người châu á và một phía khác với cảng sông” [246, tr. 228]. Nếu giả thuyết của Dumoutier là đúng thì có nhiều khả năng cựu đê là đê sông Hồng, thuỷ giang là con sông đào, thuỷ đê là đê con của kênh đào, Hà Khẩu là nơi kênh đào nối vào sông Hồng, và Vạn mới có thể là bến Nễ Châu, nơi các thuyền buôn nước ngoài thường cập bến [211, tr. 206; 67, tr. 148].

Không chỉ được tổ chức thành các phường, Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII đã xuất hiện những đường phố lớn. Nhìn chung, 23 phường của Phố Hiến được phân bố trong hai khu vực chính: Bắc Hoà và Nam Hoà, tạo cho quy hoạch cảng thị trải dài dọc theo sông Hồng. Khu phố Bắc Hoà (nay thuộc phường Lê Lợi, thành phố Hưng Yên) trong thế kỷ XVII mở rộng thành 3 phố: Thượng, Trung và Hạ, là những tuyến phố chính, chiếm hầu hết vùng đất của Phố Hiến cũ. Theo mô tả trong các du ký đương thời, có một đường phố dài chạy dọc theo bờ sông, kéo từ đầu này đến đầu kia thành phố, đó chính là phố Bắc Hòa Hạ do thương nhân Trung Quốc lập ra, mở cửa hiệu buôn bán, làm nghề thuốc và sản xuất một số hàng thủ công [3, tr.

44]. Trên thực địa đó là trục phố kéo dài từ chùa Chuông qua các di tích Thiên Chúa

192 Danh sách đầy đủ nhất được GS Trương Hữu Quýnh công bố trong Hội thảo Quốc tế về Phố Hiến năm

1992 và PGS Nguyễn Thừa Hỷ trình bày trong Đề tài Nghiên cứu Khoa học Đô thị Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII năm 2004. Năm 1989, PGS Lê Văn Lan [211] đã công bố danh sách 20 phường của Phố Hiến nhưng không đầy đủ và có phần lộn xộn, trong đó có 2 phường Hàng Chiếu thịHàng Miếu phường (tr. 202), (ở chỗ khác là Hàng Miến (tr. 206)), thì không thấy có trong các nghiên cứu khác, ngoài ra có cả Thuộc bì thị lẫn Hàng Bì phường?

193 Ý kiến của GS Trương Hữu Quýnh, dẫn theo [67, tr. 148].

148

giáo, đến đền Mộc tổ linh từ, đến cựu phường Hàng Cá, tức phố Hiến Hạ ngày nay.

Đây cũng là trục phố mà mật độ tập trung các di tích đông đảo nhất, như đình - chùa Hiến, Thiên Hậu cung, Đông Đô Quảng Hội, nghĩa trang người ngoại quốc, chùa - đền Nễ Châu, chợ - bến Nễ cổ [3, tr. 84]. Dọc phố Bắc Hoà Hạ đóng các thương điếm ngoại quốc. ở đầu phía bắc thành phố, có một toà dinh của hai giám mục người Pháp là F. de Bourges và M. Deydier. Phía nam thành phố có khu thương điếm của người Âu. Trên bản đồ của G. Dumoutier, đây là một đường phố thẳng dài, kéo từ Hồ Bán Nguyệt dọc tới bến Nễ Châu, hai bên có các đền chùa, chợ và khu thương điếm phương Tây. Giữa phố Thượng và phố Hạ hình thành bến cảng Vạn Lai Triều (nay là Dốc đá), tức bến Nễ Châu, là nơi các thương thuyền đỗ đậu.

Tuy nhiên, giữa thương điếm Anh và bến cảng Vạn Lai Triều có một khoảng cách tương đối xa, khiến các nhân viên EIC thường than phiền là bất tiện trong việc vận chuyển hàng hoá [235].194 Trong thập niên 1670, người Anh đã phải tiêu tốn một khoản tiền nhất định trong việc thuê phu khuân vác những bao tải hàng từ thuyền ngoài bờ sông vào đến kho của thương điếm [235].195

Đặc biệt, phố Bắc Hoà là nơi cư trú và sinh nhai của Hoa kiều, do đó, nó còn được gọi là Phố Khách. Theo sơ đồ và mô tả của Dumoutier, khu phố châu á nằm trên cùng trục Bắc Hoà, kế đến là khu thương điếm của những người Âu, và đầu bên kia con đường là bến cảng Vạn Lai Triều [246, tr. 228]. Du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê đã đến Phố Hiến và Kẻ Chợ vào năm 1688, có viết về các phố buôn bán của người Hoa ở Phố Hiến trong cuốn An Nam ký du như sau: “Người ta thấy ở đây những phố buôn bán, con số có đến hàng mấy chục, được gọi là Thiên triều nhai hay phố người Trung Quốc (hay Phố Khách). Thực vậy, người Trung Hoa ở đây được người ta tôn kính gọi là Thiên triều. Và các Hoa kiều cũng vậy, được gọi là người của Thiên triều. Đấy là một thông lệ truyền thống” [67, tr. 149].

Có khả năng tác giả Phan Đỉnh Khuê đã nhầm lẫn từ tên gọi phổ biến của Phố Hiến thế kỷ XVII là “Lai triều nhai (hoặc vạn)” (來 朝 街) thành “Thiên triều nhai” (天 朝 街). Cũng trong năm 1688, nhà hàng hải Anh William Dampier đã đặt chân đến Phố Hiến và ghi chép về phố Bắc Hoà, hay Phố Khách/Lai triều nhai là một phố thuộc về Hoa thương” [244, tr. 18].

Đúng như du hành ký của W. Dampier, nửa sau thế kỷ XVII, đặc biệt từ thập niên 1660 trở đi khi chính quyền Lê - Trịnh ban hành những sắc lệnh hạn chế sự đi

194 Nhật ký Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài ngày 20/7/1672; Nhật ký ngày 18/7/1676 .

195 Thư của Nicholas Waite ở Phố Hiến gửi William Gyfford ở Kẻ Chợ ngày 24-25/7/1672; Thư của Thomas

James ở Kẻ Chợ gửi William Gyfford ở Phố Hiến ngày 10/5/1675.

149

lại, cư trú tự do và phong tục của người Hoa ở Đàng Ngoài nói chung, Phố Hiến nói riêng, số lượng Hoa kiều tập trung tại phố Bắc Hoà ngày một đông. Theo tư liệu bi ký, trước sự gia tăng dân cư này, Thừa chính sứ Sơn Nam Lê Đình Kiên đã lấy 27 mẫu 2 sào 1 thước 1 tấc ruộng công ở hai làng An Vũ và Nhân Dục để cấp cho người Hoa làm nhà ở, xây đền chùa. Nhờ vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, số hộ Hoa kiều ở đây là khoảng vài trăm hộ [54, tr. 40]. Sách Đại Nam nhất thống chí vào thế kỷ XIX có chép: “Phố Bắc Hoà Thượng và Bắc Hoà Hạ… hai phố này nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc tụ hội buôn bán. Lại có phố Nam Hoà người Trung Quốc ở, đối diện với phố Bắc Hoà” [137, tr. 301].

Phố Nam Hoà trong ghi chép của Đại Nam nhất thống chí, thực tế nằm ở phía đông bắc của Bắc Hoà, được hình thành vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII.

Xung quanh việc xác định nguồn gốc tên hai phố này cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau. PGS Lê Văn Lan năm 1989 cho rằng, “Bắc Hoà” được dùng để thay thế địa danh “Hoa Dương” vào cuối thế kỷ XVII và cả “Bắc Hoà” và “Nam Hoà” đều liên quan đến Nhật Bản. Do đó, tác giả cho rằng, “cùng với người Trung Quốc, có lẽ còn sớm hơn lúc người Trung Quốc đến làm ăn buôn bán đại trà ở Phố Hiến, tại đây đã có mặt người Nhật. Họ để lại tại đây địa danh Hoà (和)” [211, tr. 198]. Kim Vĩnh Kiện và các tác giả Đại Nam nhất thống chí thì cho rằng phố Nam Hoà cũng là một phố của người Hoa, do suy luận “Hoà” tức là “Hoa”, “Nam” là chỉ phía nam.196 Tuy nhiên, có thể thấy, thứ nhất, việc cho rằng người Nhật có mặt tại Phố Hiến cùng hoặc sớm hơn người Hoa là một nhận định không chắc chắn, bởi vì rõ ràng lịch sử tụ cư của Hoa kiều tại đất Đằng Châu - Hiến Nam đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước, đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành của cảng thị này, trong khi đó dấu ấn của người Nhật tại đây không thực sự sâu đậm; thứ hai, khu vực Nam Hoà gắn liền với những vết tích của sản xuất thủ công nghiệp và các phường thủ công của Phố Hiến, trong đó nổi trội vai trò của người Việt. Chính vì vậy, phố Nam Hoà, theo GS Trương Hữu Quýnh, phải là tuyến phố do người Việt lập nên vào nửa sau thế kỷ XVII [54, tr. 43; 139, tr. 964].

Nếu Hoa thương lập nên phố Bắc Hoà, thì những thợ thủ công người Việt lại là thành phần quan trọng trong sự hình thành nên phố Nam Hoà vào nửa cuối thế kỷ XVII. Sau khi khu vực thương điếm Bắc Hoà phát triển mạnh, có nhu cầu sinh hoạt cao, những người thợ gốm, thợ mộc ở bên kia sông Hồng (Hà Nam) đã dời cơ sở sang khu Nam Hoà, tiến hành sản xuất hàng hóa tại chỗ. Nam Hoà đã được hình

196 Ý kiến của Kim Vĩnh Kiện, dẫn theo Trương Hữu Quýnh [54, tr. 44].

150

thành trên cơ sở những ngành nghề thủ công, phục vụ cư dân buôn bán và hành chính, dịch vụ ở Bắc Hoà. Những dấu vết các phường Hàng Sũ, Thổ Oa là ở đây.

Theo gia phả họ Đào ở Phố Hiến, khoảng năm 1730, họ Đào từ Kim Bảng sang khu Nam Hoà dựng lò nồi [211, tr. 197-198]. Nghiên cứu khảo cổ cũng cho thấy đã từng tồn tại ở khu vực chùa Nễ Châu và đền Ngọc Thanh một lò gốm cổ, có phong cách sản xuất theo truyền thống gốm Chu Đậu [54, tr. 93].

Có thể nói, Bắc Hoà và Nam Hoà là những tuyến phố trung tâm của Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII. Sơ đồ do Dumoutier sử dụng năm 1895 [Phụ lục sơ đồ 1]

đã thể hiện khu vực này thuộc phía bắc của thành phố Hưng Yên ngày nay, từ vùng Hồ Bán Nguyệt (Lac de la demi Lune) ngược lên cho tới nơi có dấu vết thương điếm phương Tây. Phố Bắc Hoà Hạ được khắc hoạ là một con đường chính (Rue principale de Phố Khách ou Phố Hiến), chạy theo hướng bắc - nam, với một loạt đền miếu ở phía tây, Hồ Bán Nguyệt nằm ở phía đông con đường, với khu thương điếm và hai đê quai bảo vệ. Đây chính là khu vực Phố Hiến lúc ban đầu hình thành, với 10 phường đầu tiên và hạt nhân là nơi đặt lỵ sở Hiến Doanh. Bia Anh Linh Vương dựng năm Bảo Thái thứ 4 (1723) ghi rõ đền thờ Quận công Lê Đình Kiên được dựng trước Hiến Doanh, tức dinh Trấn thủ xứ Sơn Nam thế kỷ XVII, ở phía đông; khu thương điếm nằm ở phía nam dinh, bên ngoài đê cũ; bến Nễ Châu ở bên trái dinh. Trên bản đồ của Dumoutier cũng khắc hoạ rõ đền thờ Lê Công (Emplacement du temple Lê Công) nằm ở phía bắc vết tích khu người ngoại quốc (Vestiges des établissements étrangers). Khu thương điếm của những người châu Âu chính là khu Bắc Hoà, dài khoảng 1200 mét theo chiều bắc - nam và rộng khoảng 500 mét theo chiều đông - tây, được khắc hoạ ước lệ trên bản đồ bằng 3 miếng đất hình chữ nhật, xung quanh là những hào nước [211, tr. 204, 206]. Vào cuối thế kỷ XIX, dấu vết của khu thương điếm phương Tây vẫn có thể nhận biết được, như mô tả của Dumoutier:

Nằm ở đằng sau những khu vườn ở giữa đường phố lớn của Phố Hiến [tức phố Bắc Hoà] và con đê, những thương điếm này gồm có nhiều khu đất hình chữ nhật, mà nền đất đã được đắp cao lên, lấy từ những đường hào rãnh bao quanh. Những hào này rộng, sâu và hình chữ nhật, khô ráo về mùa đông, và được trồng lúa trong mùa mưa. ở thời kỳ các thương điếm ngoại quốc, dòng sông mà ngày nay [cuối thế kỷ XIX] đã chảy cách xa đó 2 km, hãy còn nằm ở ngay chân đê, mà nền đê, trước những ngôi chùa, hẳn phải dùng làm nơi bến đỗ tàu thuyền ở thương cảng [246, tr.

228].

151

Như vậy, vùng trung tâm khởi dựng Phố Hiến, cũng là trung tâm của cảng thị này trong thế kỷ XVII, có giới hạn phía bắc là bến Nễ, phía nam là đền Mậu Dương với mộ thái giám họ Du đời Trần. Kho tàng và gốc của hai con đường trục bắc - nam đều xuất phát từ bờ bắc của Hồ Bán Nguyệt. Con đê mới bao quanh khu vực thương điếm cũng bắt đầu từ đó. Tại cửa sông cổ này, có đền thờ thần Hàng Hải (đền Thiên Hậu) và chùa Phật (chùa Thiên ứng) [211, tr. 206]. Diện mạo của những đường phố của Phố Hiến nói riêng, Đàng Ngoài nói chung, có thể hình dung qua mô tả của giáo sỹ Richard vào thế kỷ XVIII [271, tr. 715], vậy còn diện mạo nhà cửa Phố Hiến thời kỳ này?

3.2.3.2. Nhà cửa

Các công trình kiến trúc của Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII tập trung chủ yếu trong khu vực trung tâm kéo dài từ bến Nễ Châu đến đền Mậu Dương. ở Phố Hiến thời gian này đã xuất hiện những công trình xây kiên cố bằng gạch như nhà thờ Thiên Chúa giáo, các công trình kiến trúc tôn giáo của Hoa kiều và người Việt. Một số ngôi nhà của người ngoại quốc cũng được các du ký đương thời mô tả được xây bằng gạch và lợp ngói. Năm 1688, trên đường từ cửa Sông Đàng Ngoài đi lên Kẻ Chợ bằng đường bộ, William Dampier đã ghé qua Phố Hiến, tìm đến nhà của những vị giám mục Pháp và đã miêu tả tỉ mỉ như sau:

Khu nhà của vị giám mục khá thấp và gọn gàng, nằm ở phía tận bắc của Phố Hiến và gần bờ sông. Khu nhà có tường bao khá cao, cổng vào quay ra đường, tương đối rộng rãi, có nhà chạy hai bên lên tận khu tư dinh của giám mục. Cuối sân nhỏ là khu ở của những người giúp việc và những khu phòng ốc khác. Khu tư dinh không cao cũng chẳng rộng, không nằm chính giữa sân mà sát về mé đường. Cổng mở suốt ngày và chỉ đóng về đêm. Phía trước cổng vào có một phòng khá ngăn nắp, dường như được thiết kế để đón tiếp người lạ bởi vì dù liền với dãy nhà như một gian những lại không có sự liên thông nào. Cửa vào phòng này nhìn ra cổng và cũng để mở toang suốt cả ngày. Tôi đến và đi vào cổng nhưng không thấy ai ở ngoài sân nên tôi đi vào căn phòng đó. Ngay cửa có một sợi dây rủ xuống, tôi kéo dây và tiếng chuông vang lên, báo hiệu sự hiện diện của tôi. Vẫn chẳng ai xuất hiện nên tôi ngồi xuống chờ. Những chiếc ghế xinh xắn vây quanh chiếc bàn đứng giữa phòng và tường trong phòng được trang trí vài bức tranh phong cảnh châu Âu [244, tr. 67-68].

Ghi chép của bộ địa lý lịch sử của triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, vào thế kỷ XIX cho rằng hai phố Bắc Hoà Thượng và Hạ “nhà ngói như bát úp” cũng thể

Một phần của tài liệu Hệ thống cảng thị trên sông Đàng ngoài thế kỷ XVII-XVIII (Trang 143 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(318 trang)