1945- 2000) Bài 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Bài 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Khái quát được các giai đoạn đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nêu được những nét chính về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau khi giành được độc lập (những thành tựu, khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển).
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ latinh chống chủ nghĩa thực dân
- Biết chia sẻ những khó khăn mà nhân dân Châu Phi và Mĩ la tinh đang phải đối mặt.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử
- Biết sử dụng bản đồ lịch sử và chọn lọc những tư liệu, tranh ảnh cần thiết phục vụ cho bài giảng
II. CHUẨN BỊ * Giáo viên:
- Lược đồ châu Phi và châu Mĩ La tinh sau CTTG t2.
- Một số tranh ảnh có liên quan.
- Các tài liệu tham khảo cần thiết.
* Học sinh: SGK, vở soạn, hình ảnh sưu tầm liên quan đến bài học ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số
- Ổn định trật tự trước khi vào bài 2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
1. Hãy so sánh các giai đoạn phát triển của lịch sử Lào và Campuchia?
2. Trình bày về sự thành lập và hoạt động của tổ chức ASEAN?
3. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ (1946 – 1950) và những thành tựu của nhân dân Ấn Độ trong công cuộc xây dựng đất nước?
3. Dẫn dắt vào bài:
Sau CTTG t2, phong trào đấu tranh GPDT ở châu Phi và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh phát triển sôi nổi, một loạt các quốc gia độc lập ra đời, tình hình kinh tế, xã hội có nhiều sự biến đổi: Ở khu vực Mĩ Latinh xuất hiện một số nước NICs nhưng châu Phi kinh tế còn chậm phát triển, dân còn nghèo đói, bệnh tật hoành hành, nạn phân biệt chủng tộc còn tồn tại.
4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tập thể, cá nhân
- GV sử dụng lược đồ giới thiệu về Châu Phi: Đây là châu lục lớn thứ ba thế giới, gồm 54 quốc gia, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, dân số 800 triệu người (năm 2000), rất giàu về tài nguyên đặc biệt là kim cương.
- HS quan sát bản đồ và lắng nghe.
- GV yêu cầu HS theo dõi bài giảng kết hợp với đọc SGK để cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề sau:
- Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi mở đầu ở đâu?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Phi như thế nào?
- Vì sao năm 1960 lại được gọi là
“Năm châu Phi”?
- Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai là gì? Kết quả cuộc đấu tranh đòi lật đổ chế độ phân biệt Apácthai ở Nam Phi ?
- HS tìm hiểu SGK để trao đổi và trả lời
- GV nhận xét, trình bày bổ sung, kết hợp sử dụng một số hình ảnh (N.
Manđêla) để chốt ý.
- HS theo dõi và ghi vở
I. Các nước Châu Phi 1.
Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
- Giai đoạn 1945 - 1954, phong trào bùng nổ ở Bắc Phi, nhiều nước giành được độc lập: Ai Cập (1952), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956),...
- Giai đoạn 1954 – 1960, phong trào lan rộng khắp châu Phi. Năm 1960 có 17 nước giành độc lập, được gọi là
“Năm Châu Phi”.
- Giai đoạn 1960 - 1975, hai nước cộng hòa Môdămbich và Ăngola tuyên bố độc lập, đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi.
- Giai đoạn 1975 – những năm 90:
Phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi giành thắng lợi. Tháng 4/1994, N.Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hoà Nam Phi.
Hoạt động 2 : Tập thể, cá nhân
- GV dùng Lược đồ khu vực Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai, giới thiệu cho HS những nét khái quát nhất về khu vực: Hiện nay Mĩ latinh gồm có 33 nước, diện tích 20,5 triệu km2, dân số 517 triệu người (năm 2000), rất giàu nông - lâm sản và khoáng sản.
- HS quan sát và lắng nghe
- GV thông báo cho HS biết về Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ:
Năm 1933, tổng thống Rudơven đưa ra
“Chính sách láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kì thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở các nước Mĩ Latinh. Với chính sách này, Mĩ đã ngăn chặn được sự xâm lược của phe phát xít và đẩy lùi được địa vị ưu thế của Anh ở khu vực này. Kể từ sau chiến tranh thể giới thứ 2, Mĩ biến khu vực này trở thành sân sau của Mĩ.
- GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày vài nét khái quát về quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh?
- HS đọc SGK, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý:
Ở đây, để cụ thể hóa về phát triển cách mạng ở Cuba, GV kết hợp sử dụng một số kênh hình (lược đồ các nước Mĩ Latinh giúp HS xác định lãnh thổ Cuba, chân dung Phi đen Caxtơrô).
2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội (Giảm tải)
II. Các nước Mĩ la tinh
1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào ưu thế về kinh tế, quân sự, Mĩ đã biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” để xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra ở nhiều nước, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu ba:
+ Tháng 3/1952, Mĩ thiết lập chế độ độc tài Batixta ở Cuba. Nhân dân Cuba
- GV phân tích thêm: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập thực sự của các nước Mĩ Latinh từ sau CTTG t2 đến nay đòi hỏi phải giải quyết hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ. Giải quyết nhiệm vụ dân tộc là thủ tiêu ách thống trị cuả chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, giành độc lập thực sự về kinh tế, chính trị, quân sự bằng cách lật đổ các chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập các chính phủ liên hiệp dân tộc, dân chủ nhân dân.
Giải quyết vấn đề dân chủ: trước tiên phải tiến hành cải cách ruộng đất để xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất , cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện quyền tự do dân chủ.
đã đứng lên lật đổ chế đổ chế độ độc tài Batixta, mở đầu là cuộc tấn công vào trại lính Môncađa (267/1953) dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô.
+ Ngày 1/1 /1959, chế độ Batixta bị sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời, do Phiđen Caxtơrô làm Chủ tịch.
- Từ thập kỉ 60 – 70, phong trào cách mạng ở Mĩ Latinh phát triển mạnh, điển hình là ở Panama, vùng biển Caribê. Năm 1983, vùng Caribê có 13 nước giành được độc lập. Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy ”, nhiều nước đã giành thắng lợi : Vênêxuêla, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê,....
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
(Giảm tải)
5 . Củng cố
GV tổ chức cho HS tự củng cố kiến thức ngay trên lớp thông qua câu hỏi:
- Hãy nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
- Những nét chủ yếu về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước Mĩ Latinh và cách mạng Cuba?
6. Dặn dò, bài tập
- Lập bảng thống kê về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về cách mạng Cuba
- Đọc trước bài số 6, tìm hiểu nội dung và hệ thống kênh hình