- Năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh.
Tháng 3/1929, Chi bộ Cộng sản đầu tiên đã ra đời tại số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội) .
- Tháng 6/1929, tại Hà Nội, Đông Dương Cộng sản Đảng tuyên bố thành lập, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ, cho ra đời báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Tháng 8/1929, tại Nam Kì, tổ chức An Nam cộng sản Đảng ra đời, lấy tờ Báo đỏ làm cơ quan ngôn luận của Đảng, thông qua đường lối chính trị và bầu Ban chấp hành Trung ương.
- Tháng 9/1929, những đảng viên tiến bộ của đảng Tân Việt cũng tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Trong vòng chưa đầy 4 tháng, 3 tổ chức cộng sản ở nước ta nối tiếp nhau ra đời, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, cần phải thống nhất thành một tổ chức duy nhất.
Hoạt động 1: Tập thể, cá nhân
- GV giới thiệu về hoàn cảnh nước ta năm 1929 và tính cấp thiết phải thống nhất các tổ chức cộng sản. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thống nhất các tổ chức cộng sản.
- GV có thể tường thuật khung cảnh của Hội nghị thành lập Đảng: Đó là những ngày cuối năm rất lạnh ở Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị, tham dự gồm có 2 đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam cộng sản Đảng (Đông Dương cộng sản Liên Đoàn ở trong nước không sang kịp, ngày 24 /2 1930 chính thức gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam). Các đại biểu đã nhất trí các đề xuất của Nguyễn Ái Quốc.
- HS lắng nghe và ghi nhớ ý chính
- Sau khi trình bày các nội dung của Hội nghị thành lập Đảng, GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo theo những vấn đề sau:
+ Đường lối chiến lược:
+ Nhiệm vụ cách mạng:
+ Lực lượng cách mạng:
+ Lực lượng lãnh đạo:
+ Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam đối với phong trào cách mạng thế giới: ………
2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
a. Hoàn cảnh:
- Cuối năm 1929, nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, gây ảnh hưởng đến phong trào.
- Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, trở về Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị diễn ra ngày 6/1/ 1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì,
b. Nội dung:
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các đảng cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam
- Hội nghị thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Cương lĩnh chỉ rõ:
+ Đường lối cách mạng: tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
+ Ý nghĩa:
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, đưa ra thông tin phản hồi về nội dung của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt:
- Về ý nghĩa lịch sử của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, GV cần nhấn mạnh: đó là Cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập và tự do là cốt lõi của cương lĩnh
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, theo các ý trong SGK, thông qua các câu hỏi gợi mở sau:
+ Đảng ra đời trong bối cảnh cách mạng nước ta như thế nào?
+ Vì sao nói Đảng ra đời là kết quả sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sư?
+ Đảng ra đời sẽ ảnh hưởng đến cách mạng nước ta như thế nào?
- HS theo dõi bài giảng và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và làm rõ thêm vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, cũng như phân tích những đặc điểm ưu việt cảu giai cấp công nhân Việt Nam như có nguồn gốc từ nông dân, có truyền thống yêu nước, được giác ngộ lí tưởng và qua thử thách đấu tranh...
- HS lắng nghe và ghi chép.
cách mạng, tiến tới xã hội cộng sản.
+ Nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản động, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do lập chính quyền công nông, quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân nghèo.
+ Lực lượng cách mạng: công – nông, tiểu tư sản trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
+ Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản.
+ Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới.
c. Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân ta.
- Đảng ra đời là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
- Đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam.
4. Củng cố :
- Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam như thế nào.
- Hãy nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
- Yêu cầu học sinh điền những kiến thức tương ứng với cột cho trước.
Những học sinh điền chính xác, giáo viên nên cho điểm để khuyến khích:
Thời gian Sự kiện
6/1925 25/12/1927
14/7/1928
Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở số nhà 5D phố Hàm Long Hà Nội
An Nam Cộng sản đảng ra đời An Nam Cộng sản đảng ra đời
Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời 3/2/1930
5. Dặn dò :
- Học theo câu hỏi phần củng cố kiến thức
- Đọc và tìm hiểu nội dung kiến thức, kênh hình bài 14