Chương III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ âm mưu, hành động mới của Pháp - Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, những nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
- Nêu được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
- Trình bày được những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.
- Chứng minh được: Từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta liên tiếp giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
2. Thái độ:
- Nhận thức rõ âm mưu, hành động can thiệp, “dính líu” của đế quốc Mĩ ở Đông Dương. Từ đó, giáo dục HS lòng căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
- Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
3. Kỹ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh… sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, bản đồ… để nhận thức lịch sử.
II. CHUẨN BỊ * Giáo viên:
- Ảnh: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951). Các đại biểu dự Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt.
- Bảng thống kê các chiến dịch trong những năm 1951 – 1953.
* Học sinh: SGK, vở soạn, sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số
- Ổn định trật tự trước khi vào bài 2. Kiểm tra bài cũ :
Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục đích gì? Hãy nêu diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch ?
3. Dẫn dắt vào bài:
Với thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ. Bước sang giai đoạn 1951 - 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức được đẩy mạnh. Trước tình hình đó Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo quân và dân ta kháng chiến và phát huy quyền chủ động chiến lược ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
4. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tập thể, cá nhân
- GV trình bày: Từ năm 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Vậy Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương nhằm âm mưu gì?
Những sự kiện nào chứng tỏ âm mưu này?
- HS nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Nhận thấy Đông Dương là vùng đất trù phú, có nhiều tài nguyên khoáng sản, phong trào giải phóng dân tộc lại đang lên cao, trong khi đó Pháp liên tiếp bị thất bại trên các chiến trường. Vì thế, nhân cơ hội này, Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh, từng bước gạt chân Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Thông qua viện trợ kinh tế, tài chính, quân sự, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh: Tháng 5/1949, Mĩ đề xuất Pháp thực hiện kế hoạch Rơve; ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, rồi viện trợ Pháp thực hiện kế hoạch Đờ
I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh.
- Để thực hiện âm mưu thay chân Pháp, từ tháng 5/1949, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương thông qua hình thức viện trợ cho Pháp về kinh tế, tài chính, quân sự.
Lát đơ Tátxinhi… Không những vậy, Mĩ còn kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ để ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. Số tiền viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh này tăng lên không ngừng: từ 52 tỉ phrăng năm 1950 (chiếm 19% ngân sách) lên 555 tỉ phrăng năm 1954 (chiếm 73% ngân sách cuộc chiến tranh Đông Dương).
Hoạt động 2: Tập thể, cá nhân - GV trình bày:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc nội dung 4 điểm trong SGK.
- GV phát vấn: Mục tiêu của kế hoạch Đờlát đơ Tatxinhi?
- HS đọc SGK, suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mục tiêu chính là nhằm cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn của quân Pháp ở chiến trường Đông Dương. Thực chất của nó là tiếp tục thực hiện chiến sách “Dùng người Việt đánh người Việt” “Lấy chiến tranh nuôi chiến trranh”, tập trung lực lượng để chiếm giữ được đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính đã bị mất. Thực hiện kế hoạch này, Pháp – Mĩ đã gây cho ta nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sau lưng địch (chúng tiến hành những trận càn quét, bình định, cướp bóc của cải…). Nhưng kế hoạch
- Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ để ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào mình.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi:
- Được sự giúp đỡ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
- Nội dung: gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh; lập “vành đai trắng”; bình định vùng tạm chiếm và vơ vét sức người, sức của; đánh phá hậu phương kháng chiến của ta.
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất, nhất là ở vùng sau lưng địch.
này cũng chứa đựng những mầm mống của sự thất bại, đó là ra đời trong thế bị động, chúng sẽ bị mâu thuẫn giữa tập trung binh lực ở những nơi mới chiếm được với việc mở rộng địa bàn chiếm đóng.
- HS lắng nghe và ghi vở.
5.Củng cố: Âm mưu của Mỹ khi can thiệp vào Đông Dương? Nội dung và mục tiêu của kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.
6. Dặn dò: Chuẩn bị trước phần còn lại của bài.