BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953) (Tiết 2)

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 187 - 190)

Chương III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

Bài 19: BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953) (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Hiểu rõ âm mưu, hành động mới của Pháp - Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, những nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.

- Nêu được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.

- Trình bày được những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950.

- Chứng minh được: Từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta liên tiếp giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.

2. Thái độ:

- Nhận thức rõ âm mưu, hành động can thiệp, “dính líu” của đế quốc Mĩ ở Đông Dương. Từ đó, giáo dục HS lòng căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

- Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

3. Kỹ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh… sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, bản đồ… để nhận thức lịch sử.

II. CHUẨN BỊ * Giáo viên:

- Ảnh: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 - 1951). Các đại biểu dự Đại hội toàn quốc thống nhất Mặt trận Việt Minh - Liên Việt.

- Bảng thống kê các chiến dịch trong những năm 1951 – 1953.

* Học sinh: SGK, vở soạn, sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số

- Ổn định trật tự trước khi vào bài 2. Kiểm tra bài cũ :

Sau chiến dịch biên giới 1950, Pháp, Mỹ đã có những âm mưu mới gì?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Tập thể, cá nhân.

- GV nêu câu hỏi:

1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào?

2. Đại hội đã thông qua những nội dung cơ bản nào và có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến?

- HS tìm hiểu SGK để trả lời.

- GV nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận:

* Về hoàn cảnh triệu tập Đại hội Đảng lần II, GV cần giúp HS hiểu rõ:

+ Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang một thời kì mới, quân ta từ thế cầm cự, giằng co đã chuyển sang thế chủ động trên các chiến trường chính. Ngược lại, Pháp bị sa lầy, thất bại liên tiếp và ở vào thế bị động. Trước tình thế đó, chúng phải dựa vào Mĩ để tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh. Mĩ cũng muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh ở Đông Dương, từng bước gạt Pháp để độc chiếm vùng đất này. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi ra đời là chính sản phẩm, là âm mưu mới của Pháp – Mĩ.

+ Kể từ năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có những thuận lợi lớn: cách mạng Trung Quốc thành công, nhiều nước trên thế giới đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, cách mạng Lào và Campuchia phát triển mạnh, hậu phương ta đang có thành tựu quan trọng...

 Những điều kiện mới ở trên đã cho phép Đảng ra hoạt động công khai để

II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951).

* Hoàn cảnh triệu tập:

- Từ năm 1950, quân ta giữ vững quyền chủ động ở chiến trường, Pháp liên tiếp thất bại và Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương  cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

- Tháng 2/1951, Đảng họp đại hội lần II ở Chiêm Hóa - Tuyên Quang.

* Nội dung cơ bản của đại hội:

- Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng: Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh.

- Quyết định tách ĐCS Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng. Ở Việt Nam lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai.

- Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương (Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư).

trực tiếp lãnh đạo nhiều kháng chiến chống lại những âm mưu mới của Pháp – Mĩ. Từ ngày 11 dến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa – Tuyên Quang.

* Về nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Đại hội Đảng lần II, GV trình bày tóm tắt như SGK, đồng thời hướng dẫn HS khai thác nội dung của Hình 51.

- HS lắng nghe và ghi vở.

Hoạt động 2 : Tập thể, cá nhân.

- GV trình bày nêu vấn đề:

Trong bất kì một cuộc kháng chiến nào, hậu phương có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp về vũ khí, đạn dược, quân đội, của cải vật chất, mà còn góp phần cổ vũ tinh thần lớn lao cho tiền tuyến. Trong kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Các em hãy đọc SGK trang 141 – 143 và cho biết, từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến đông – xuân 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến của ta đã phát triển như thế nào về các mặt chiến tranh, kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế?

- HS đọc SGK, gạch chân những thành tựu mà hậu phương kháng chiến đã đạt được rồi trả lời.

- GV nhận xét, trình bày bổ sung rồi chốt ý.

Lưu ý: Khi trình bày kết quả đạt được về mặt chính trị, GV cần hướng dẫn HS khai thác Hình 52 trong SGK. GV cũng có thể tìm kiếm hình ảnh về 7 anh hùng đầu tiên trong kháng chiến

* Ý nghĩa: Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt.

* Về chính trị:

- Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (3/1951).

- Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương

(3/1951).

- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các ngành (bầu được 7 anh

hùng đầu tiên của cuộc kháng chiến).

* Về kinh tế:

- Thực hiện triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

chống Pháp được bầu tại Đại hội chiến sĩ thi đua (trên mạng Inernet). Việc ghi nhớ tên của 7 anh hùng đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp là rất quan trọng. Vì thế, GV nên sử dụng hình ảnh của các anh hùng kết hợp với kể chuyện lịch sử để HS có biểu tượng chân thực và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Ví như, anh hùng Cù Chính Lan một mình dùng lựu đạn diệt xe tăng Pháp trên đường số 6, được mệnh danh là “Anh hùng đường số 6”; anh hùng Trần Đại Nghĩa được biết đến là người Việt Nam đầu tiên chế tạo thành công

“Súng ngựa trời”, góp phần bắn cháy hàng chục xe tăng và tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và chiến dịch Biên giới; anh hùng Ngô Gia Khảm được biết đến là “ông tổ của ngành quân giới Việt Nam”; anh hùng La Văn Cầu khi đánh địch ở cứ điểm Đông Khê (chiến dịch Biên giới) nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục ôm gói bộc phá nặng 12 kg đánh lô cốt địch,…

- HS lắng nghe và ghi chép ý chính

- Vận động nhân dân lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấn chỉnh thuế khóa, ngân hàng…

* Về văn hóa, giáo dục, y tế:

- Tiếp tục cải cách giáo dục theo ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất”.

- Thực hiện vệ sinh phòng dịch, xây dựng đời sống, văn hóa mới.

IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường (Giảm tải).

4. Củng cố: Nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng, hậu phương kháng chiến phát triển như thế nào từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến đông – xuân 1953 – 1954?

5. Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 187 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(286 trang)
w