Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 163 - 167)

Chương III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách

2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc

- Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.

- Biểu hiện:

+ Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.

+ Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc…)

phủ cách mạng đã thực hiện những chủ trương, sách lược gì để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc?

- HS tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trao đổi, trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:

Nếu điều kiện cho phép, GV có thể cho HS xem đoạn phim tư liệu về Đảng và Chính phủ cách mạng đón tiếp quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta để cụ thể hóa sự kiện (nguồn từ đĩa CD Hồ Chí Minh toàn tập).

- HS theo dõi và ghi ý chính.

- GV dẫn dắt chuyển sang mục 3: Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta đã làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền của quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai của chúng.

Nhưng làm thế nào để đuổi chúng về nước? Chúng ta cùng tìm hiểu ở mục 3.

Hoạt động 2 : Tập thể, cá nhân - GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ:

Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lại kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chủ trương, biện pháp gì để hòa hoãn với Pháp và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước?

- HS tìm hiểu SGK để trao đổi và trả lời.

- GV nhận xét, trình bày, phân tích và kết luận.

Ở đây, GV cần làm rõ các ý sau:

+ Vì sao thực dân Pháp và chính phủ Trung Hoa Dân quốc phải thương lượng với nhau? Thực dân Pháp sau

+ Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.

+ Ban hành một số sắc lệnh dể trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai thân Trung Hoa Dân quốc.

Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại.

3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.

* Hoàn cảnh:

- Để đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã đàm phán với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cho họ ra chiếm đóng miền Bắc thay thế.

- Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa –

khi chiếm được các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, chúng muốn đem quân ra Bắc để thôn tính cả nước nhưng lại bị cản trở bởi quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh đang ở miền Bắc Việt Nam vào giải giáp phít xít Nhật. Đồng thời, quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai sau một thời gian sang nước ta với âm mưu muốn cướp chính quyền, phá hoại cách mạng không thành đã nản lòng, chúng lại gặp phải khó khăn trong nước đó là phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lên cao, nhiều khu giải phóng mở rộng... Nên rất muốn trở về để đối phó với quân cách mạng trong nước. Chính trong bối cảnh trên, thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc đã gặp nhau để thương thuyết và Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (nội dung như SGK).

+ Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết đặt nhân dân ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: khẩn trương cầm vũ khí để đứng lên chống Pháp ngay khi chúng vừa đặt chân ra miền Bắc (cách này rất nguy hiểm vì chênh lực lực lượng giữa ta và Pháp rất lớn);

hoặc là chủ động đàm phán với Pháp để nhanh chóng đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước, làm cho bọn tay sai của chúng hoang mang, ta lại có thêm thời gian hòa hoãn chuẩn bị lực lưởng để bước vào cuộc kháng chiến với Pháp sau này (cách này thể hiện phương pháp ngoại giao rất khôn khéo, lại được nhiều người tán thành). Cuối cùng, trên cơ sở phân tích lợi thế giữa

Pháp được kí kết, quân Pháp được phép ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay quân Trung Hoa Dân quốc  gây bất lợi cho ta.

- Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp

“hòa để tiến”: kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).

* Nội dung của Hiệp định Sơ bộ:

- Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong

ta và kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta (đại diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã chọn giải pháp “hòa để tiến”, thông qua việc kí kết với thực dân Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 (Nội dung Hiệp định như SGK).

- HS lắng nghe và ghi ý chính.

- GV thông báo kiến thức:

Tranh thủ thời gian hòa bình, Đảng và Chính phủ ta khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt: thành lập mặt trận Liên Việt, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang…Tuy nhiên, phía thực dân Pháp lại ra sức phá hoại Hiệp định: chúng tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, ngang nhiên thành lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh bấy giờ với tư cách là thượng khách đang thăm nước Pháp đã kí với Mutê – đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

- HS lắng nghe GV thông báo và ghi vở.

- GV nêu câu hỏi để HS nhận xét:

Thông qua nội dung của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp được kí kết ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946, em có nhận xét gì về chủ trương, sách lược của Đảng, Chính

khối Liên hiệp Pháp.

- Ta đồng ý cho Pháp đem 15.000 quân vào miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc, nhưng sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này.

* Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ:

- Phía ta tôn trọng Hiệp định, khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt nhưng thực dân Pháp lại ra sức phá hoại, tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta.

- Ngày 14/9/1946, Chủ tịch HCM kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.

* Ý nghĩa của việc hoàn hoãn:

- Ta đã loại bớt kẻ thủ nguy hiểm

phủ ta khi trọn giải pháp “hòa để tiến”?

- HS tìm hiểu trao đổi, thảo luận và trả lời (GV có thể gợi ý: Trước đây việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc là nhiệm vụ của ta, nhưng sau khi ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ thì nhiệm vụ đó thuộc về ai? Quân Trung Hoa Dân quốc phải về nước có nghĩa ta bớt đi một kẻ thủ nguy hiểm. Điều quan trọng, chúng ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài với Pháp – đây là điều quan trọng nhất).

- GV nhận xét, bổ sung, phân tích và kết luận.

- HS theo dõi và ghi vở.

(quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai phải ra khỏi nước ta), tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp.

- Ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho đánh Pháp lâu dài.

4. Củng cố:

GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, sự kiện lịch sử và những cụm từ quan trọng (GV có thể sử dụng Sơ đồ củng cố kiến thức bài học ở phần Phụ lục).

5. Bài tập về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện quan trọng của bài.

- Đọc trước bài 12 để tìm hiểu nội dung bài viết và kênh hình nói về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 163 - 167)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(286 trang)
w