Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 178 - 182)

Chương III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

- GV trình bày nêu vấn đề: Bước sang giữa năm 1950, trên cơ sở so sánh những thuận lợi, khó khăn giữa ta và thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Cho đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có những thuận lợi và khó khăn gì?

- HS nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời.

- GV nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận.

Ở đây, GV cần phân tích một số điểm cơ bản:

+ Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ngày 1/10/1949 không chỉ tăng cường sức mạnh, củng cố vị thế của phe XHCN, đưa CNXH trở thành một hệ thống thế giới (kéo dài từ châu Âu sang châu Á), mà còn là cầu nối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với các nước XHCN và thế giới dân chủ.

+ Trước những biến chuyển của tình hình thế giới có lợi cho ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước nếu họ tôn trọng nền độc lập, thống nhất, quyền bình đẳng và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Kết quả, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta không còn đơn độc mà có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. Ngoài ra, sự trưởng thành của cách mạng Lào và Campuchia cũng góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến

chiến.

* Thuận lợi:

- Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.

- Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.

- PTGPDT trên thế giới có bước phát triển mạnh mẽ, CM Lào và Campuchia có những bước chuyển biến lớn.

- Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

của nhân dân sớm đi đến thắng lợi.

 Đây là những thuận lợi cơ bản.

Khó khăn lớn nhất của ta lúc này là Mĩ đã nhảy vào giúp đỡ Pháp, từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương (do Pháp liên tiếp bị thất bại và Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh). Được sự đồng ý của Mĩ, Pháp đã đưa ra kế hoạch Rơve nưng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang đông – tây và chuẩn bị mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần 2 mong giành thắng lợi và kết thúc chiến tranh. Lưu ý: GV sử dụng lược đồ để HS hình dung những âm mưu của Pháp và khó khăn của ta khi chúng triển khai xây dựng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 từ Đình Lập lên Cao Bằng, thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) nhằm cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế, giữa Việt Bắc với đồng bằng.

- HS lắng nghe và ghi bài.

Hoạt động 2: Tập thể, cá nhân.

GV nêu vấn đề: Đảng và Chính phủ mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục tiêu gì? Chiến dịch Biên giới có tầm quan trọng như thế nào?

- HS đọc SGK, suy nghĩ và trả lời.

- GV nhận xét, phân tích và kết luận.

Để cụ thể hóa cho sự kiện Đảng và Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới (6/1950), GV cho HS xem đoạn phim tư liệu Chủ tịch Hồ

* Khó khăn:

- Mĩ đã can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh.

- Tháng 5/1949, Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve.

 Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta

2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

* Mục đích ta mở chiến dịch:

Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

- Khai thông biên giới Việt – Trung.

Chí Minh họp với Ban thường vụ Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, đồng thời hướng dẫn HS quan sát Hình 49. Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 để các em thấy được tầm quan trọng của chiến dịch, cũng như quyết tâm giành thắng lợi của ta.

- HS quan sát lắng nghe, xem phim tư liệu và kết hợp ghi vở.

- GV nêu câu hỏi định hướng để HS tập trung theo dõi vào bài tường thuật:

Chiến dịch Biên giới diễn ra như thế nào? Vì sao ta lại chọn Đông Khê làm nơi tấn công đầu tiên? Chiến dịch này có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?

Nêu câu hỏi định hướng xong, GV hướng dẫn HS quan sát các vị trí, địa danh quan trọng trên lược đồ (cứ điểm Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đình Lập,…), những kí hiệu quan trọng liên quan đến các trận đánh trong chiến dịch (quân ta tấn công, quân địch rút chạy, Hành lang Đông – Tây của địch…) và tường thuật diễn biến chiến dịch trên bản đồ.

+ Về tầm quan trọng của việc đánh cứ điểm Đông Khê, GV cần nhấn mạnh: Thực hiện kế hoạch “đánh điểm diệt viện”, ta đã chọn Đông Khê là điểm đánh mở màn của chiến dịch.

Đông Khê là một cứ điểm then chốt trong tuyến phòng thủ của địch trên Đường số 4 về phía đông bắc, nơi tập trung 14 tiểu đoàn lính Âu – Phi tinh nhuệ, gần 30 khẩu pháo và 8 máy bay.

Nếu ta chiếm được Đông Khê trước thì

- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến chính:

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp hạ lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép”: điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về.

- Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng không gặp được nhau, địch trở nên hoảng loạn.

- Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

quân địch còn lại trên Đường số 4 ở các cứ điểm khác như Thất Khê, Na Sầm, Đình Lập sẽ vô cùng hoang mang, quân ở Cao Bằng sẽ bị cô lập, chúng phải nhờ các cánh quân khác lên giải vây, khi đó quân ta dễ dàng phục kích, chặn đánh chúng (trên thực tế đã diễn ra như vậy).

+ Về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch, khi xây dựng bài tường thuật, GV cần dựa vào bài viết của SGK và bổ sung thêm nguồn tài liệu bên ngoài để giúp HS hiểu rõ tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới năm 1950.

* Kết quả, ý nghĩa:

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải phóng và khai thông biên giới Việt - Trung dài 750 km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Đông - Tây”. Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản.

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.

4. Củng cố: Chiến dịch Biên giới theo các ý sau đây (Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa).

5. Hoạt động nối tiếp: Soạn các câu hỏi trong bài 19. Chú ý chứng minh cuộc kháng chiến đã phát triển như thế nào?

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 12 năm 2014 2015 (Trang 178 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(286 trang)
w