MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA 7 PHÍA BẮC (Trang 20 - 24)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên môi trường nhiệt đới gió mùa.

2. Kĩ năng.

- Đọc lược đồ gió mùa châu Á.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, tranh ảnh 3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

1. Giáo viên:

- Giáo án

- Một số ảnh về rừng thưa-Xa-van, nửa hoang mạc.

2. Học sinh:

- Xem trước bài 7.

- Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Kiểm tra bài cũ. 5p

? Xác định vị trí mt nhiệt đới? Nêu đặc điểm đặc trưng của khí hậu mt?

Trả lời:

- Vị trí: 5Bo và 50N đến chí tuyến ở hai bán cầu.

- Đặc điểm : Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn, càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

- Lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm.

Đặt vấn đề vào bài mới: Nằm cùng vĩ độ với các hoang mạc trong đới nóng nhưng có 1 môi trường lại thích hợp cho sự sống của con người, do đó là 1 trong những khu vực tập trung dân cư đông dân cư nhất thế giới, có khí hậu đặc biệt thích hợp với cây lúa nước. Thiên nhiên ở đây có những nét đặc sắc hơn tất cả các môi trường ở đới nóng. Đó là môi trường gì, yếu tố nào chi phối ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người trong khu vực như thế nào. Ta cùng tìm câu hỏi trong bài học hôm nay.

2. Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Gv: Cho học sinh q/s bản đồ tự nhiên Châu Á, hình 5.1 SGK.

? Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa?

Hs:

Gv diễn giảng, giới thiệu thuật ngữ “gió mùa” cho HS nắm.

Gv: y/c HS quan sát hình 7.1 và 7.2, giới thiệu ký hiệu hai hướng gió bằng mũi tên đỏ và mũi tên xanh.

? Em có nhận xét gì về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở Nam Á và Đông Nam Á ?

Hs: Mùa hạ thổi từ biển vào đất liền, mùa đông thổi từ đất liền ra biển.

? Hai mùa gió mang theo tính chất gì?

Hs: tính chất khác nhau của thời tiết....

? Nhận xét về lượng mưa các khu vực này trong mùa hè và mùa đông?

Hs: Khác nhau....

? Giải thích tại sao lượng mưa ở 2 khu vực

1. Khí hậu. 21p

- Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió

này chênh lệch nhau rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông?

Hs:- Gió mùa hạ thổi từ áp cao AĐD và TBD vào áp thấp lục địa nên mát, nhiều hơi nước, mưa lớn.

- Gió mùa đông thổi từ áp cao Xibia về áp thấp đại dương nên khô, lạnh, ít mưa.

? Tại sao các mũi tên chỉ gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả mùa hạ lẫn mùa đông?

Hs: Khi gió vượt qua xích đạo, lực tự quay của Trái Đất làm cho gió đổi hướng.

Gv: y/c HS quan sát H7.3, H7.4.

? Các em xem hai biểu đồ khí hậu ở Hà Nội và ở Mum Bai có điểm nào khác nhau?

(diễn biến nhiệt độ, lượng mưa)

Hs: - Hà Nội mùa đông xuống dưới 18oC, mùa hạ hơn 30oc, biên độ nhiệt cao trên 12o,mùa hè mưa lớn, mùa đông ít mưa. Còn ở MumBai nóng nhất là >30oC, mát nhất là 23oC, mùa hè mưa lớn, mùa đông mưa rất nhỏ.

=>Hà Nội có mùa đông lạnh, còn MumBai nóng quanh năm.

? Tìm ra sự khác biệt của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu nhiệt đới?

Hs:

+ Nhiệt đới: có thời kì khô hạn kéo dài không mưa, lượng mưa TB ít hơn 1.500 mm.

+ Nhiệt đới gió mùa: có lượng mưa TB cao hơn 1.500 mm, có mùa khô nhưng không có thời kì khô hạn kéo dài.

Gv: Cho HS biết thêm khí hậu gió mùa có tính chất thất thường:

? hãy nêu biểu hiện về sự thất thường của khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Hs:

+ Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn.

+ Lượng mưa tuy có nhiều nhưng không đều giữa các năm.

+ Gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm rét nhiều, có năm rét ít.

? Việt Nam thuộc kiệu khí hậu nào?

Hs: Nhiệt đới gió mùa.

Gv: Chuyển ý:...

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

2. Các đặc điểm khác của môi

Gv: y/c HS Quan sát H7.5+H7.6

? Mô tả cảnh sắc thiên nhiên theo mùa qua hình 7.5 và 7.6?

Hs: Mùa mưa rừng cao su xanh tốt, còn mùa khô lá rụng đầy, cây khô lá vàng => môi trường nhiệt đới thay đổi theo thời gian (theo mùa)

Gv: y/c h/s n/c SGK.

? Về không gian cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ nơi này đến nơi khác như thế nào?

Hs:

+ Ngoài sự thay đổi theo mùa , thiên nhiên ở đây còn thay đổi theo vị trí tạo nên sự đa dạng

? Nơi mưa nhiều, nơi ít mưa cảnh sắc thiên nhiên khác nhau không?

Hs: Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thay đổi theo không gian nhưng tuỳ thuộc vào lượng mưa: Từ rừng xích đạo ẩm, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới.

+ Gió mùa còn ảnh hưởng rất lớn đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người

? Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng cây gì ?

Hs:

Gv: Chuẩn kiến thức.

trường. 15p

- Thảm thực vật đa dạng và phong phú.

- Tùy thuộc vào lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm mà có các thảm thực vật khác nhau: nơi có mưa nhiều, rừng rậm phát triển; nơi ít mưa có đồng cỏ cao; ở các cửa sông, ven biển có rừng ngập mặn....

3. Củng cố, luyện tập. 2p

3.1/ khu vục nhiệt đơí gió mùa điển hình của TG là.

a. Đông Nam Á. b. TrungÁ.

c. Đông Nam Á và Nam Á. d. Đông Á và Nam Á.

3.2/ Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió nùa là.

a. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn , b. Thời tiết thất thường.

c. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. d. Câu b và câu c đúng.

3.3/ Cho biết câu sau đúng hay sai?

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu có sự biến đổi của khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa.

Đúng Sai

4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 2p

− Làm bài tập bản đồ bài 7

− Chuẩn bị bài 8 :

+ Sưu tầm tài liệu nói về canh tác nông nghiệp làm rẫy, đồn điền.

+ Tranh ảnh nói về thâm canh lúa nước ở Việt Nam.

* Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Kiến thức:...

...

...

Phương pháp:...

...

Thờigian...

...

------

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA 7 PHÍA BẮC (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(246 trang)
w