TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
Tiết 25: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
− Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường vùng núi.
− Biết được sự khác nhau vể đặc điểm cư trú của con người ở một số vùng núi trên thế giới.
2. Kĩ năng.
− Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở vùng núi để thấy được sự khác nhau giữa vùng núi ở đới nóng với vùng núi đới ôn hòa.
− HS rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt ở 1 ngọn núi.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học, yêu quê hương.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Giáo viên:
- Các tranh ảnh các cảnh quan, sự phân tầng thực vật vùng núi - Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức , kĩ năng đã học về lớp vỏ khí đã học ở lớp 6
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ. 5p
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
1. Đới lạnh có các hoạt động kinh tế cổ truyền nào ?
a. Chăn nuôi tuần lộc b. Săn bắt cá và thú có da lông quý c. Nghiên cứu và khai thác khoáng sản d. ý a b
2. Đới lạnh hiện nay có các vấn đề khó khăn và tồn tại gì ?
a. Thiếu nhân lực b. Giao thông khó khăn c. Một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng d. cả 3 ý trên
Trả lời:
1 – d ; 2 – d
Đặt vấn đề vào bài mới: các tiết trước các em đã đựơc học về môi trường đới lạnh. Vậy con người ở đây đã làm ăn sinh sống ra sao? chúng ta hãy vào bài học hôm nay?
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng
Gv: Yêu cầu h/s nhớ lại kiến thức.
? Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào?
Hs:
Gv: Y/c học sinh n/c thông tin.
? Nhiệt độ thay đổi ntn theo độ cao?
Hs:
? Vậy ở vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi ntn?
Hs:
? Ở độ cao bao nhiêu thuộc đới ôn hoà và đới nóng băng tuyết phủ vĩnh viễn?
Hs:
Gv: Y/c học sinh q/s H23.1 SGK trang 47.
? Nêu nội dung H23.1?
Hs:
? Biểu hiện của sự phân tầng khí hậu và thực vật theo độ cao?
Hs:
Gv: Y/c học sinh q/s H23.2 thảo luận cặp.
? Nêu nhận xét về sự phân tầng thực vật ở 2 sườn của dãy núi Anpơ? Cho biết nguyên nhân?
Hs: Thảo luận cặp.
Gv: Quan sát, hướng dẫn.
Hs: Báo cáo kết quả, nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức.
- Thực vật từ chân núi đến đỉnh núi tạo thành các vành đai...
- vành đai cây ở sườn đón nắng mọc cao hơn sườn khuất nắng, do sườn đón nắng nhận được nhiều nhiệt độ lên ấm hơn, lượng mưa nhiều hơn....
? vậy ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và KH ntn?
Hs:
? Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng đến
1. Đặc điểm của môi trường.
19p
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng của sườn.
+ Thay đổi theo độ cao:
Khí hậu: Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.
Thực vật: Sự phân tầng thực vật theo độ cao giống như vùng vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
+ Thay đổi theo hướng sườn:
Khí hậu: Sườn đón gió có mưa nhiều hơn sườn khuất gió.
Thực vật: Sườn đón nắng nhiệt độ nhiều cây mọc cao hơn sườn khuất nắng.
TN, KT vùng núi ntn?
Hs: - Độ dốc ảnh hưởng: lũ trên sông, suối...lũ quét.
- ĐH cao, dốc, ảnh hưởng tới giao thông.
Gv: Chuyển ý: Với địa hình như vậy thì...
Gv: Y/c h/s n/c thông tin, hiểu biết.
? Vùng núi thường là nơi cư trú của các dân tộc có số lượng người ntn?
Hs:
? Họ thường sống ntn?(Phân bố ntn, nguyên nhân)?
Hs: Họ sống dải dác mem theo sườn núi...
? Vậy vùng núi thường có mật độ dân số ntn?
Hs:
? Đặc điểm cư trú cuả người dân vùng núi phụ thuộc vào ĐK gì?
Hs:
? Những dân tộc Mông, Dao, Tày, Mường thường có thói quen cư trú ntn?
Hs:
? Đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi ở: Châu Á, châu Mỹ, châu Phi ntn? Rút ra kết luận gì?
Hs:
Gv: Cho học sinh làm BT2 SGK trang 76 Gv: Gọi học sinh đọc kết luận.
2. Cư trú của con người. 18p - Các vùng núi thường ít dân là nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng Sừng Châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ.
3. Củng cố, luyện tập. 2p
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau
1. Càng lên cao nhiệt độ và lượng mưa thay đổi như thế nào ? a. Vẫn giữ nguyên b. Càng tăng
c. Càng giảm d. Nhiệt độ tăng, lượng mưa giảm
2. Tự nhiên ở vùng núi thay đổi theo ?
a. Độ cao b. Hướng sườn c. Cả 2 Phương án bên
3. Sườn đón gió có gì khác so với sườn khuất gió ?
a. Nóng ẩm hơn b. Khô nóng hơn c. Mát mẻ, mưa nhiều hơn d. Khô lạnh hơn 4. Dân cư miền núi có đặc điểm như thế nào ?
a. Thưa thớt b. Thường là các dân tộc ít người c. Cư trú theo tập quán d. Cả 3 ý trên
5.Môi trường vùng núi có những khó khăn gì ?
a. Đất đai dễ xói mòn b. Dễ xảy ra lũ quét lở đất c. Giao thông khó khăn d. Cả 3 ý trên
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 1p - Nắm được nội dung bài học.
- Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ.
- Tìm hiểu thêm về các đặc điểm của miền núi.
- Chuẩn bị cho bài mới: Thế giới rộng lớn và đa dạng.
* Rút kinh nghiệm:
Thời gian:...
...
Kiến thức:...
...
Phương pháp:...
...
------