I / MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS cần biết.
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của Châu âu trên bản đồ.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của Châu âu.
2. Kỹ năng:
- Dựa vào bản đồ tự nhiên học sinh xác định được vị trí địa lí, đặc điểm của bờ biển và các đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên Châu Âu.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức và lòng đam mê khám phá môn học.
II / CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy:
- Bản đồ tự nhiên Châu Âu.
- Lược đồ khí hậu Châu Âu.
2. Trò:
- Nghiên cứu bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ . Không do tiết trước thực hành
Đặt vấn đề vào bài mới: Chúng ta đã biết Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á – Âu. Những bài học về Châu Âu hứa hẹn cho chúng ta nhiều hiểu biết
sâu sắc về châu lục này, bởi trong số các châu lục trên thế giớithì Châu Âu là châu lục được con người tìm hiểu kĩ lưỡng nhất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vị trí, địa hình, khí hậu sông ngòi và thực vật của Châu Âu.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của Gv - Hs Ghi bảng
Gv: Yêu cầu hs n/c thông tin kết hợp quan sát bản đồ.
? Châu âu gắn liền với lục địa nào? Có diện tích bao nhiêu?
Hs:
? Q/s hình 51.1: Xác định các điểm cực và cho biết vị trí, giới hạn của Châu Âu?
(Nằm trong khoảng vĩ độ nào? Tiếp giáp với biển, đại dương và châu lục nào?)
Hs: + Phía Đông ngăn cách với Châu Á bởi dãy Uran.
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương + Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải
Gv: Y/c h/s q/s hình 51.1. các em chú ý đường bờ biển mà thầy đã tô thành đường mầu đỏ+n/c thông tin:
? Em có nhận xét gì về đường bờ biển của Châu Âu? (chiều dài đường bờ biển của châu âu?)
Hs: Châu Âu có đường bờ biển dài 43000 km, bị cắt sẻ mạnh tạo thành nhiều vũng vịnh ăn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo.
? Xác định trên hình 51.1:
- Các biển: Địa Trung Hải, Măng sơ, Biển Bắc, Ban tích, Biển Đen, Biển Trắng
- Các bán đảo: Xcanđinavi, Ibêrich, Italia, Ban căng
Hs: Thực hiện trên bản đồ.
? Q/s hình 51.1 chú ý thang màu thể hiện độ cao địa hình+n/c thông tin: Châu Âu có mấy dạng địa hình chính? Kể tên?
Hs: 3 dạng: Đb, núi già, núi trẻ.
Gv: Cả lớp q/s H51.1+n/c thông tin thảo luận nhóm 2p hoàn thành nội dung bảng trong phiếu học tập:
Dạng ĐH Đặc điểm
Đồng bằng Núi già Núi trẻ
1. Vị trí, địa hình. 22p
- Châu Âu là châu lục thuộc lục địa Á - Âu. Diện tích 10 Tr km2
+ Nằm ở khoảng giữa vĩ tuyến 36oB → 71oB. Có 3 mặt giáp biển và đại dương.
- Bờ biển dài 43.000km bị cắt xẻ nhiều tạo ra nhiều bán đảo, vịnh biển.
- Địa hình có 3 dạng chính:
+ Đồng bằng + Núi già + Núi trẻ
Phân bố Tây sang Đông. Chiếm 2/3 diện tích châu lục.
và vùng
trung tâm
Đặc điểm
Hình thái Tương đối
bằng phẳng Đỉnh tròn thấp, sườn thoải
Đỉnh cao, nhọn, sườn dốc
Tên địa hình
tiêu biểu ĐB Đông Âu, Pháp, S.Đanuýp
Xcanđinavi,
Uran An pơ, Các pát, Ban căng
Gv: Cho h/s q/s hình ảnh về các dạng địa hình...
? Xác định trên hình 51.1:
- Các đồng bằng: Đông Âu, ĐB Pháp, ĐB sông Đanuýp.
- Các dãy núi: Xcanđinavi, Uran, Anpơ, Các pát, Ban căng
Hs: Xác định trên bản đồ.
Gv: Chuyển ý: Với vị trí giới hạn và đặc điểm địa hình như trên đã hình thành ở Châu Âu các kiểu khí hậu và đặc điểm sông ngòi, thực vật ntn? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ở mục 2 sau đây...
Gv: Y/c h/s quan sát H 51.2 Sgk+ n/c thông tin phần 2 thảo luận theo bàn 1p.
? Kể tên và cho biết sự phân bố các kiểu khí hậu ở Châu Âu?
Hs:- Khí hậu ôn đới hải dương phân bố ở vùng ven biển Tây Âu và phía tây của Bắc Âu.
- Vùng trung và đông âu, phía đông dãy Xcanđinavi có khí hậu ôn đới lục địa.
- Khí hậu hàn đới phân bố ở phía bắc
- Khí hậu Địa trung hải phân bố ở phía nam.
? Qua đây em hãy cho biết phần lớn Châu Âu có khí hậu gì?
Hs: Kiểu khí hậu ôn đới lục địa chiếm diện tích lớn nhất.
Gv: Chú ý: Đặc điểm của mỗi kiểu khí hậu nêu trên ở Châu Âu như thế nào cả lớp về nhà n/c lại kiến thức đã học về các kiểu khí hậu này và tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn.
? Tại sao Châu Âu chủ yếu có khí hậu ôn đới?
Hs: Do vị trí châu âu chủ yếu nằm trong vành đai ôn đới, có vĩ độ từ 36oB đến 71oB.
Gv: Y/c h/s q/s H51.2 chú ý nhiệt độ của các đường đẳng nhiệt tháng giêng.
? Giải thích tại sao càng đi về phía đông nhiệt độ càng thấp dần?
2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật. 20p
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
Hs: Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới, ven biển phía tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương, phía tây chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn. Càng đi về phía đông của Châu Âu nhiệt độ càng thấp dần do ảnh hưởng biển càng giảm, tính chất lục địa càng tăng, mùa đông càng lạnh và nhiệt độ càng thấp.
Gv: Y/c h/s q/s lại Hình 51.1+ n/c thông tin.
? Nhận xét về mật độ và thuỷ chế của sông ngòi ở Châu Âu?
HS: Châu Âu có mật độ sông khá dày, đặc lượng nước dồi dào, các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông...
? Tại sao các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường bị đóng băng về mùa đông?
Hs: Phía bắc của Châu Âu là vùng vĩ độ cao một phần đất nằm trong vành đai hàn đới về mùa đông nhiệt độ xuống dưới 0oC => Các sông thường đóng băng về mùa đông nhất là vùng cửa sống...
? Quan sát bản đồ em hãy xác định: sông Vôn ga, sông Đa nuýp, sông Rainơ? Các sông đó đổ ra biển nào?
Hs:
Gv: Cho học sinh q/s hình ảnh một số con sông …..
Gv: y/c h/s tiếp tục n/c thông tin+q/s H51.1 chú ý đến các kí hiệu về thực vật.
? Cho biết thảm thực vật ở Châu âu có đặc điểm gì? (q/s Hình nêu dẫn chứng?)
Hs: Trình bày trên bản đồ treo tường: Ven biển phía tây là rừng là rộng, vào sâu trong nội địa là rừng là kim, đông nam là thảo nguyên, nam là rừng lá cứng.
Gv: Cho học sinh q/s hình ảnh về các kiểu rừng phổ biến ở Châu Âu.
- Mật độ sông khá dày, sông ngòi có lượng nước dồi dào.
- Một số sông chính: Đa nuýp, Rainơ, Vôn ga...
- Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
3. Củng cố, luện tập. 2p
? Em hãy cho biết nôi dung bài học hôm nay là gì? Chúng ta đã nghiên cứu những vấn đề gì của bài thiên nhiên châu Âu?...=> Hoàn thành sơ đồ
(Hoặc) Trò chơi: Nhận dạng địa hình
- 2 em cầm tờ giấy ghi địa hình núi trẻ và núi già, đứng ở 2 bên bục giảng.
- 5 em lên lần lượt được phát tên các dãy núi thuộc Châu Âu. Các em này hãy chọn xem dãy núi mình cầm là dạng địa hình núi gì và đi về phía bạn có dạng địa hình núi đó.
4. Hướng dẫn học sinh học bài. 1p - Học và trả lời bài theo câu hỏi Sgk.
- Tìm hiểu lại đặc điểm khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải.
- Nghiên cứu lại sự phụ thuộc của nhiệt độ vào độ cao.
- Chuẩn bị trước bài mới, bài 52: “ Thiên nhiên châu Âu (tiếp theo)”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thờigian...
...
Kiến thức:...
...
...
Phương pháp:...
...
------