I / MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
− Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới.
− Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi.
2. Kỹ năng:
− Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
3. Thái độ:
− Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, yêu quê hương.
II / CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.
1. Thầy:
− Bản đồ tự nhiên châu Phi
− Bản đồ tự nhiên Thế giới.
2. Trò:
− Nghiên cứu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ : 5p
? Lục địa là gì? Châu lục là gì? Để phân loại đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội từng nước từng châu lục dựa vào tiêu chí nào?
Trả lời:
- Lục địa là khối đất liền rộng lớn có biển và đại dương bao quanh.
- Châu lục gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo thuộc lục địa đó . - Dựa vào 3 chỉ tiêu để phân loại các quốc gia :
+ Thu nhập bình quân theo đầu người.
+ Tỷ lệ tử vong của trẻ em.
+ Chỉ số phát triển con người (HDI)
Đặt vấn đề vào bài mới: Là một châu lục có diện tích lớn. Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất giàu khoáng sản lại có rất nhiều sự độc đáo về mặt thiên nhiên và con người cũng như các sinh vật sinh sống trên đó. Đó là Châu lục nào và sự độc đáo đó ntn chúng ta n/c chương VI. Bài...
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Gv: Y/c h/s q/s lược đồ tự nhiên Châu Phi H26.1
trên máy chiếu.
? XĐ 4 điểm cực trên đất liền của Châu Phi?
Hs:
+ Cực Bắc : mũi Cáp Blăng 37° 20’B + Cực Nam : mũi Kim 34° 51’N
+ Cực Đông : mũi Ráthaphun 51° 24’Đ + Cực Tây : mũi xanh (Cápve) 17° 35’T
Gv: Y/c h/c q/s lược đồ trên máy chiếu và n/c thông tin mục 1 SGK thảo luận nhóm 3p trả lời các câu hỏi hoàn thành phiếu học tập sau.
Phiếu học tập
?1 Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
?2 Đường XĐ và 2 đường chí đi qua phần nào của châu lục?
?3 Lãnh thổ Châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
Hs: Thảo luận nhóm.
Gv: Quan sát hướng dẫn.
Hs: Báo cáo kết quả, n/x.
Gv: Chuẩn kiến thức: Qua phần thảo luận và trả lời của các nhóm chúng ta rút ra n/x...
Hs: lên bảng xác định vị trí tiếp giáp với các biển và đại dương của Châu Phi.
Gv: Chuẩn kiến thức...
? Cho biết diện tích lãnh thổ châu Phi?
Hs:- Diện tích: hơn 30 triệu km²
? Đường bờ biển Châu Phi có đặc điểm gì ? Hs:
Gv: Đảo Ma-đa-gat-ca đây là đảo có diện tích lớn thứ 4 trên Thế giới.
? XĐ và nêu tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ biển châu Phi ?
Hs:
Gv: Y/c h/s thảo luận theo bàn.
? XĐ và nêu ý nghĩa của kênh đào Xuy-Ê đối với giao thông đường biển quốc tế?
1. Vị trí địa lí. 16p
- Đại bộ phận lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở 2 bên đường xích đạo.
– Tiếp giáp :
+ Bắc: ĐịaTrung Hải + Tây và Tây Nam:
Đại Tây Dương + Đông Bắc: Biển Đỏ + Đông Nam: Ấn Độ
Dương
- Bờ biển : Ít bị cắt xẻ, ít đảo và vịnh biển.
Hs: Thảo luận, báo cáo, nhận xét Gv: Chuẩn kiến thức.
( Điểm nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế – đường biển đi từ Tây Âu sang Viễn Đông qua biển Địa Trung Hải vào Xuy- Ê được rút ngắn rất nhiều)
Gv: Chuyển ý:...
Gv: Cho HS quan sát hình 26.1/ tr 83 SGK
? Em nhận xét gì về địa hình Châu Phi? Dạng địa hình nào là chủ yếu?
Hs: Núi xen kẽ các sơn nguyên và các bồn địa.
? Em hãy cho Nhận xét về sự phân bố của địa hình đồng bằng ở Châu Phi ?
Hs: đồng bằng tập trung chủ yếu ven biển .
? Cho biết địa hình phía Đông # địa hình phía Tây như thế nào?
Hs: Các Cao nguyên cao từ 1500m – 2000m tập trung phía Đông Nam. Thấp dần về phía Tây Bắc là các bồn địa và Hoang Mạc.
? Tại sao lại có sự khác nhau đó ?
Hs: Phía Đông được nâng lên mạnh , tạo nhiều hồ hẹp và thung lũng sâu.
? Kết luận hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi ?
Hs: - Hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi thấp dần từ ĐN TB.
? XĐ và đọc tên các bồn địa, sơn nguyên, các hồ các dãy núi chính ở Châu Phi?
Hs: Lên bảng XĐ và đọc tên....
? Kể tên và cho biết sự phân bố của các khoáng sản chính ở Châu Phi?
Hs: Dầu mỏ khí đốt ở ĐB ven biển Bắc Phi và ven vịnh Ghinê. Phốt phát: Marốc, An giê ri, Tuy ni di.
Vàng, kim cương: Ven vịnh Ghi nê, KV Trung phi, CN Nam Phi).
? Em có nhận xét gì về khoáng sản Châu Phi?
Hs: Phong phú , phân bố không đều Gv: Chuẩn kiến thức.
2. Địa hình và khoáng sản. 29p
- Địa hình: Tương đối đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn. Độ cao trung bình 750m
- Khoáng sản: Phong phú, đặc biệt là kim loại quý hiếm: Vàng, kim cương, Uranium...
3. Cuûng coá, luy ệ n t ậ p. 3p
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Xác định trên Bản đồ tự nhiên châu Phi :
+ Các biển và đại dương bao quanh châu Phi . Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng lớn như thế nào tới khí hậu châu Phi ?
+ Các núi, cao nguyên và sơn nguyên, các bồn địa ở châu Phi ? + Các sông lớn và các hồ lớn ở châu Phi ?
+ Kênh đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của nó ? 4. H
ướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 2p
- HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK /tr 84 - Làm bài tập 3/ SGK/ tr 83 vào vở
- Xem trước bài “Thiên nhiên châu Phi ( tiếp theo) ” - Tìm hiểu các vấn đề sau :
+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu ở châu Phi như thế nào ? + Ở châu Phi có những môi trường tự nhiên nào ? Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy ?
* Rút kinh nghiệm:
Thời gian:...
...
Kiến thức:...
...
Phương pháp:...
...
------