I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA.
- Kiểm tra sự nắm bắt các bài đã học của học sinh, để có kế hoạch dạy cho phù hợp ở các nội dung bài tiếp theo.
- Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày, khai thác kiến thức đã học.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, tính thật thà cận thận trong thi cử.
II. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA.
a) Ma trận đề kiểm tra.
Cấp độ Tên
chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng Cấp độ thấp
Cấp độ cao Bài 9: HĐ SX
nông nghiệp ở đới nóng
Hs biết đc ở đới nóng có những cây trồng vật nuôi chính nào?
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
1 2 20
Số câu 1 2điểm=20%
Bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà
Hs biết được những hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 2 20
Số câu 1 2điểm=20%
Bài 20: HĐKT của con người ở hoang mạc
Hs biết được người dân ở hoang mạc có những HĐ kinh tế chính nào Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 1 10
Số câu 1 1điểm=10%
Bài 23: Môi
trường vùng núi Hs nhận biết được đặc điểm cư trú của các dân tộc ở
vùng núi C.Á, Mỹ, Phi Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
1 2 20
Số câu 1 2điểm=20%
Bài 26,27: Thiên nhiên Châu Phi
Nắm được đặc điểm địa hình Châu Phi.
Dựa vào đặc
điểm tự
nhiên giải thích được sự hình thành môi trường hoang mạc ở Châu lục.
Số câu Số điểm Tỉ lệ %
1/2 1,5 15
1/2 1,5 15
Số câu 1 3điểm=30%
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %
Số câu 3 Số điểm 5
50 %
Số câu1,5 Số điểm 3,5
35%
Số câu 0,5 Số điểm15
15%
Số câu 5 Số điểm 10
100%
b) Nội dung đề.
Câu 1: Kể tên các loại cây trồng, vật nuôi chính ở đới nóng?
Câu 2: Nêu những hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà?
Câu 3: Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.
Câu 4: Các dân tộc ở vùng núi Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi họ cư trú ở những nơi có đặc điểm tự nhiên ntn?
Câu 5: Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì? Giải thích tại sao Bắc Phi hình thành hoang mạc Xahara lớn nhất thế giới và lan sát ra biển?
III. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA.
Câu 1. 2đ - Trồng trọt: 1đ
+ Cây lương thực: lúa nước, ngô, sắn, khoai lang, cao lương.
+ Cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê, cao su, dừa, bông mía.
- Chăn nuôi: 1đ
+ Chưa phát triển bằng trồng trọt.
+ Hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò, trên đồng cỏ còn phổ biến.
Câu 2. 2đ - Hậu quả:
+ Tạo nên những trận mưa axit ăn mòn công trình xây dựng, gây bệnh đường hô hấp, cây chết
+ Tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng hai cực tan ra, mực nước đại dương tăng cao,…
+ Tạo lỗ thủng tầng ôzôn + Ô nhiễm phóng xạ nguyên tử
Câu 3. 1đ
- Hoạt động kinh tế cổ truyền :
+ Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo . - Hoạt động kinh tế hiện đại :
+ Khai thác dầu khí, nước ngầm, du lịch…
Câu 4. 2đ
- Các dân tộc ở miền núi Châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Ở vùng Sừng Châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẽ.
Câu 5. 3đ
* Đặc điểm địa hình: 1.5đ
- Lục địa Phi là khối cao nguyên khổng lồ, các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên.
Độ cao trung bình 750m
- Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ven biển .
- Hướng nghiêng chính của địa hình Châu Phi thấp dần từ ĐN TB.
* Giải thích: 1.5đ
- CTB đi qua chính giữa Bắc Phi (BP) nên quanh năm BP nằm dưới áp cao cận CT , thời tiết rất ổn định và không có mưa.
- Phía Bắc của BP là LĐ Á – Âu, 1 LĐ lớn nên gió mùa ĐB từ LĐ Á – Âu thổi vào BP khô ráo, khó gây mưa.
- Lãnh thổ BP rộng lớn lại có độ cao trên 200m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền..
- Ảnh hưởng của dòng biển lạnh ở Bắc Phi: Dòng biển lạnh CaNaRi.
Hình thành HM lớn nhất TG ( Xahara)
* Nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra:
...
...
...
...
------
Ngày soạn: 22/12/2012 Ngày giảng: 24/12/2012 Lớp dạy: 7B Ngày giảng: 26/12/2012 Lớp dạy: 7A