HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA 7 PHÍA BẮC (Trang 74 - 78)

Chương III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Tiết 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

− Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc.

− Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc.

2. Kĩ năng.

− Phân tích ảnh địa lí:cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế hoang mạc.

3. Thái độ:

− GDMT: (mục 2, bộ phận)

+ Biết hoạt động của con người là một trong những tác động chủ yếu làm cho diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng.

+ Biết một số biện pháp nhằm cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc

− GDNL: Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên hóa thạch(dầu khí). Tiềm năng lớn chưa được khai thác là năng lượng Mặt Trời, gió…(*1, bộ phận)

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

1. Giáo viên:

− Tài liệu tham khảo, tranh ảnh.

2. Học sinh:

− SGK, tập bản đồ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Kiểm tra bài cũ. 5p

1/Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì?

- Tính khô hạn - Tính khắc nghiệt

2/Trình bày sự thích nghi của sinh vật đối với môi trường?

- Tự hạn chế sự mất hơi nước.

- Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng và nước trong cơ thể.

Đặt vấn đề vào bài mới: Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ lâu đời. Họ sinh sống, chinh phục hoang mạc như thế nào. Nội dung bài này sẽ trả lời các câu hỏi đó.

2. Dạy nội dung bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

Gv: Giải thích thuật ngữ : “ Ốc đảo”và

“hoang mạc hóa”T188 SGK.

? Tại sao ở hoang mạc lại trồng trọt được ở các ốc đảo ?

Hs: trả lời

Gv: Nhấn mạnh đến tính chất khô hạn của khí hậu nên chỉ có thể trồng trọt được ở các ốc đảo và mô tả cách thức trồng trọt, lấy nước trong các ốc đảo.

Hs: Quan sát H20.1SGK:

? Kể tên các loại cây trồng phổ biến ở các ốc đảo?

Hs: chà là, cam, chanh,...

? Trong điều kiện khí hậu khô hạn ở hoang mạc, việc sinh sống của con người phụ thuộc vào yếu tố nào?

HSTL, GV nhận xét.

+ Khả năng tìm nguồn nước.

+ Khả năng trồng trọt, chăn nuôi.

+ Khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống từ nơi khác đến...

? Hoạt động kinh tế cổ truyền của con người ở hoang mạc là gì?

Hs: Chăn nuôi du mục.

Hs: Quan sát H20.2 SGK:

? Các vật nuôi phổ biến ở hoang mạc là gì?

Hs: Cừu, dê, lạc đà,..

? Tại sao phải chăn nuôi du mục?

Hs:.

? Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc

1. Hoạt động kinh tế. 21p

- Hoạt động kinh tế cổ truyền : + Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo .

+ Nguyên nhân: thiếu nước.

còn có hoạt động kinh tế nào khác?

Hs: Trồng trọt và chuyên chở hàng hóa.

? Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan trọng là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc?

Hs: Do tính chất khô hạn của khí hậu, thực vật chủ yếu là cỏ,nuôi con vật thích nghi với khí hậu.

Gv hướng dẫn Hs quan sát, mô tả nội dung ảnh 20.3, 20.4:

+ Ảnh 20.3: là cảnh trồng trọt ở những nơi có có dàn nước tưới tự động xoay tròn của Libi. Cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc.

Để có được nước tưới như vậy phải khoan đến các vĩa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém .

GV bổ sung: Nguồn nước lấy ở vỉa nước ngầm rất sâu và tốn kém.

+ Ảnh 20.4: là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này thường nằm rất sâu.

? Qua nội dung của 2 ảnh , cho biết vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt hoang mạc?

Hs: Khoan đến các túi nước ngầm hay các túi dầu nằm sâu bên dưới các hoang mạc.

? Kể tên các ngành kinh tế hiện đại mới phát triển gần đây ở hoang mạc?

Hs:

• Kĩ thuật khoan sâu

• Khai thác khoáng sản : các nguồn lợi từ dầu mỏ, khí đốt … giúp con người có đủ khả năng chi trả chi phí rất đắt cho việc khoan sâu .

• Tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc được nhiều người ưa thích .

GDNL: Khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên hóa thạch(dầu khí). Tiềm năng lớn chưa được khai thác là năng lượng Mặt Trời, gió….

? Cho biết những nơi con người đã và đang làm biến đổi bộ mặt hoang mạc trên thế giới theo hướng tích cực?

- Hoạt động kinh tế hiện đại : + Khai thác dầu khí, nước ngầm, du lịch…

+ Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học -kĩ thuật.

Hs: TN Hoa Kì, Trung Đông, bán đảo Ả Rập, Bắc Phi, Trung Á...

Gv chuyển ý: Nhờ áp dụng tiến bộ của KHKT , con người đang làm biến đổi bề mặt các hoang mạc.

Gv: Hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.5:

? Quan sát ảnh cho thấy hiện tượng gì trong hoang mạc?

Hs: Đây là ảnh chụp các khu dân cư ven Xahara. Ảnh cho thấy các khu dân cư đông như vậy mà cây xanh ít , chỉ riêng việc giải quyết thức ăn cho chăn nuôi và củi đun nấu đã thúc đẫy người dân chặt hạ cây xanh. Ảnh cũng cho thấy cát đã lấn dần vào 1 vài khu dân cư .

? Nêu nguyên nhân làm cho hoang mạc hóa ?

Hs: Do tự nhiên, cát lấn, biến động thời tiết,do con người.

? GDMT: Những hoạt động nào của con người làm cho diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng ?

Hs: Khai thác cây xanh quá mức, sản xuất làm đất bạc màu, không chăm sóc,cải tạo,

? Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?

Hs: Dựa vào H 20.3 và 20.6 trả lời : Gv gợi ý:

+ H20.3 : khoan sâu đưa nước tưới vào để phát triển trồng trọt và chăn nuôi .

+ H20.6 : trồng cây gây rừng để chông cát bay từ hoang mạc Gôbi lấn vào vùng Tây Bắc của Trung Quốc. Ảnh cho thấy có khu rừng lá kim ở phía xa, rừng lá rộng chen lẫn những đồng cỏ đang chăn thả ngựa .

GV chốt ý|:

2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng. 15p

- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người,cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu.

- Biện pháp:

+ Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.

+ Khai thác nước ngầm.

+ Trồng rừng.

3. Củng cố, luyện tập. 2p

− Trình bày các hoạt đông kinh tế cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay ?

− Cho biết nguyên nhân của hoang mạc hóa và nêu một số biện pháp đang được sử dụng để hạn chế quá trình hoang mạc hóa mở rộng trên Trái Đất ? 4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. 2p

- Chuẩn bị bài mới : Môi trường đới lạnh

1/ Cho biết vị trí của môi trường đới lạnh ở 2 bán cầu ? 2/Tìm hiểu đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh

3/ Nêu sự thích nghi của động vật đối với môi trường đới lạnh ?

* Rút kinh nghiệm:

Thời gian:...

...

...

Kiến thức:...

...

Phương pháp:...

...

------

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ĐỊA 7 PHÍA BẮC (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(246 trang)
w